top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

Bạn hiểu thế nào về nhịp và phách?

Phách là gì?


Phách là những quãng đều nhau trong một nhịp của bản nhạc. Mỗi ô nhịp sẽ có cả phách mạnh và phách nhẹ. Người ta phân biệt các loại nhịp khác nhau nhằm đưa ra các hợp âm phách khác nhau. Mỗi ô nhịp thường chứa một hoặc nhiều phách, và các phách này có thể được nhấn mạnh hoặc nhẹ nhàng hơn các phách khác. 


Phách thường được quy định rõ ràng trên một vạch nhịp (nguồn: Piano Finger)
Phách thường được quy định rõ ràng trên một vạch nhịp (nguồn: Piano Finger)

Thông qua phách của một bài nhạc, người nhạc sĩ có thể dễ dàng cấu tạo bài hát của mình theo một nhịp điệu phù hợp, chính xác tùy theo mỗi phong cách của từng nhạc sĩ khác nhau. Thông qua phách của một bài hát, người ca sĩ cũng có thể dễ dàng nhận định được cao độ và phong cách nghệ thuật của bài hát mà mình đang thể hiện. 


Các phách được chia thành hai loại chính là phách mạnh và phách nhẹ. Mỗi loại phách không ấn định hình tượng và âm hưởng của bài hát mà chỉ thể hiện cao độ của chính bản nhạc lý đó. Để có thể dễ dàng nhận biết được các phách trong một bản nhạc lý, ca sĩ dường như phải có một kiến thức cơ bản về nhạc lý để có thể hiểu hết được về từng loại phách trong một bản nhạc. Phách thường được sử dụng với nhịp 2/4, nhịp 3/4 hay nhịp 4/4. Trong nhiều bản nhạc, phách mạnh thường xuất hiện ở đầu của mỗi ô nhịp, tạo nên cảm giác về nhịp điệu.


Trên mỗi bản nhạc lý, các phách thường được thể hiện phía trên các nốt được quy định dưới dạng hình “ngoặc nhọn” hướng lên trên. Có rất ít hoặc thậm chí là chỉ một quy định hình dạng cho phách bởi có rất nhiều phách trên một dòng nhạc thuộc một bản nhạc lý, vì vậy các dấu phách thường được đơn giản hóa nhằm không gây rối mắt cho người hát khi phải vừa tập trung vào nốt, nhịp và cả phách của một bài hát. 


Nhịp là gì?

 

Trong âm nhạc và lý thuyết âm nhạc, nhịp là đơn vị cơ bản của thời gian, là nhịp hay mức đo lường. Nhịp điệu trong âm nhạc được biểu thị bởi một chuỗi lặp lại các phách nhấn và không nhấn và được chia thành các tiết nhịp, sắp xếp theo số chỉ nhịp và nhịp độ. 


Nhịp là đơn vị cơ bản của một bản nhạc lý (nguồn: Khuyến Nhạc Sông Thu)
Nhịp là đơn vị cơ bản của một bản nhạc lý (nguồn: Khuyến Nhạc Sông Thu)

Nhịp tạo nên sườn chính của một bản nhạc, ta cũng có thể hiểu nhịp như một chuỗi các xung động đều đặn, giúp các nhạc công và ca sĩ giữ đúng tốc độ của bản nhạc. Trong ký âm, nhịp được định ra bởi vạch nhịp và ô nhịp. Ô nhịp là một phần của khuông nhạc được xác định bởi số phách cho trước; mỗi phách ứng với một hình nốt cụ thể. Về hình thức, mỗi ô nhịp được định giới bởi các vạch nhịp trong khuông nhạc. 


Các ô nhịp thông thường có tổng giá trị trường độ của các hình nốt và dấu lặng là như nhau, dù về mặt thị giác chúng có thể dài ngắn khác nhau. Trong phương pháp ký hiệu của nhạc hiện đại, số phách trong mỗi ô nhịp được quy định ngay từ đầu bản nhạc.


Nhịp có 3 vai trò chính, bao gồm: tạo cấu trúc, giữ tempo, hỗ trợ biểu diễn. Đối với vai trò tạo cấu trúc, nhịp giúp chia bản nhạc hay nhạc lý thành các phần đều nhau, lập thể nên một cấu trúc rõ ràng cho bài hát. Bên cạnh đó, nhịp giúp duy trì độ nhanh chậm của bản nhạc, tạo cảm giác hòa hợp hay đan xen nhuần nhuyễn giữa các phần của bài hát với nhau. Nhịp cũng giúp các nghệ sĩ biểu diễn đồng bộ với nhau, đặc biệt nhịp có vai trò rất quan trọng trong việc giữa tiết tấu của một dàn nhạc lớn. 


Nhịp giữ một vai trò quan trọng trong giữ tiết tấu của một dàn nhạc lớn (nguồn: Freepik)
Nhịp giữ một vai trò quan trọng trong giữ tiết tấu của một dàn nhạc lớn (nguồn: Freepik)

Có hai loại nhịp chính là nhịp đơn và nhịp kép. Nhịp đơn là loại nhịp có một phách mạnh trong một ô nhịp ví như nhịp 2/4, nhịp 3/4 (cả hai đều có phách đầu mạnh và phách sau nhẹ). Nhịp kép là loại nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nhịp kép có thể do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành (nhịp 4/4, nhịp 6/8). Bên cạnh đó, âm nhạc hiện đại đã phát triển ra loại nhịp thứ ba chính là nhịp hỗn hợp. Một nhịp hỗn hợp thường chứa cả phách đơn và phách kép, các nhịp này thường rơi vào giá trị nhịp là 8 (5/8, 7/8, 11/8). Giá trị của nhịp thường không thay đổi ở mỗi bản nhạc nhưng tuy nhiên ở một số các thể loại nhạc khác có bản nhạc lý phức tạp hơn như jazz, fusion, rock,… thường sẽ có sự thay đổi ở các nhịp với nhau.


Chỉ số nhịp 


Chỉ số nhịp là 1 cặp số viết có quy định dưới dạng phân số được đặt ở đầu mỗi bản nhạc. Số phía trên thể hiện cho số phách trong một ô nhịp, thể hiện một nhịp của bản nhạc đó được chia thành mấy phần khác nhau. Ngược lại, số bên dưới chỉ giá trị của mỗi phách bằng bao nhiêu phần của một nốt tròn. Tương tự như 2 là 1/2 nốt tròn (hay một nốt trắng), 4 là 1/4 nốt tròn (một nốt đen), 8 là 1/8 nốt tròn (một nốt móc đơn),…


Chỉ số nhịp được quy định dưới dạng một phân số thể hiện trong một khuông nhạc (nguồn: Piano Finger)
Chỉ số nhịp được quy định dưới dạng một phân số thể hiện trong một khuông nhạc (nguồn: Piano Finger)

Thông thường mỗi bản nhạc sẽ chỉ sử dụng đúng một và duy nhất 1 chỉ số nhịp. Những đối với vài trường hợp đặc biệt, các bản nhạc cũng sẽ sử dụng từ 2-3 số nhịp. Các trường hợp trên được áp dụng khi nhạc sĩ hay tác giả của bài hát muốn tăng sự phấn khích cũng như thay đổi tâm trạng của khán giả trong suốt bản nhạc. Việc này cũng giúp cho bản nhạc có thêm điểm nhấn tinh tế cho tác phẩm, tạo cảm giác “tàu lượn” cảm xúc đối với các bài hát có quá nhiều khung bậc cảm xúc. Các bài hát với chỉ số nhịp từ 2 trở lên thường rơi vào các thể loại nhạc như Opera, nhạc kịch, broadway,… nhằm tăng sự kịch tính của câu chuyện âm nhạc mà các nhân vật đang thể hiện. 


Đối với chỉ số nhịp, nhịp 4/4 là loại nhịp phổ biến nhất trong âm nhạc, hay còn được gọi là “nhịp common”. Mỗi ô nhịp sẽ chứa 4 phách, với phách mạnh nhất thường được đặt ở phách đầu tiên. Đa số các bản nhạc trên thị trường hiện tại đều được thực hiện theo nhịp 4/4, bởi đây là chỉ số nhịp có khả năng hòa hợp âm thanh giữa nhạc cụ và giọng hát theo tiết tấu nhanh chậm. 


Phân biệt giữa nhịp và phách trong đệm hát


Để có thể phân biệt được rõ ràng giữa nhịp và phách, ta cần chú ý những đặc điểm sau: 

Đối với nhịp: Khi lắng nghe một bản nhạc hay một bài hát ta sẽ thấy lời bài hát được cách một khoảng thời gian đều nhau và sẽ có một tiếng đệm mạnh hay một tiếng trống, đàn đệm theo. Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau trong bản nhạc được gọi là nhịp. Và để phân biệt các nhịp với nhau, người ta thường dùng 1 vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp và khi kết thúc 1 đoạn nhạc người ta sẽ dùng khóa nhịp hoặc vạch nhịp để bắt đầu chuyển sang một đoạn nhạc mới. 


Đối với phách: Mỗi nhịp sẽ có một phách mạnh và nhẹ (nhấn và không nhấn). Để có thể dễ dàng nhận biết thì thông thường phách mạnh sẽ luôn được đặt ở đầu ô nhịp (trừ các nhịp hỗn hợp) và các phách nhẹ sẽ được đặt liền kề tiếp nối với phách mạnh đó. Phách có thể chia làm nhiều phần nhỏ hơn đối với mỗi nốt nhạc, hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc, Nhờ có số phách, người ta mới phân biệt được các nhịp khác nhau, số lượng phách sẽ phụ thuộc vào chỉ số nhịp. 


Nhịp và phách tuy có quan hệ gần gũi nhưng trên cơ bản là khác nhau hoàn toàn (nguồn: FLYPRO)
Nhịp và phách tuy có quan hệ gần gũi nhưng trên cơ bản là khác nhau hoàn toàn (nguồn: FLYPRO)

Nhịp và phách có mối quan hệ hỗ trợ và giải thích lẫn nhau, trong nhịp cũng sẽ bao gồm phách và các số phách cũng thể hiện cho chỉ số nhịp của khuông nhạc đó. Để có thể hiểu rõ hơn về nhịp và phách trong một bản nhạc bạn có thể tham khảo hoặc học chuyên sâu trong các trung tâm chuyên về giáo dục âm nhạc ví như ADAM Muzic để được đào tạo nâng cao hơn. 


Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?

Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?

Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?


Thầy Đoàn Nhược Quý


Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page