Ben Vautier được biết đến là một người nghệ sĩ, nghệ sĩ biểu diễn, nhà tổ chức và nhà phát minh hiện diện trong lĩnh vực ngôn ngữ và nghệ thuật từ cuối những năm 1950. Được biết rằng, ông là một trong những người tiên phong của Fluxus ở Châu Âu và cũng là một đồng nghiệp thân thiết của các nghệ sĩ tại École de Nice – César, Arman, Yves Klein và những người khác. Ngoài ra, Ben Vautier còn nổi tiếng với những bức tranh viết bằng những từ đơn lẻ hoặc những câu ngắn gọn, súc tích, khơi dậy sự suy ngẫm hoặc những nụ cười. Đặc biệt nhất vẫn là vào năm 2010, ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp, ông đã tự hào tuyên bố “Everything is Art” - nghĩa là “mọi thứ đều là nghệ thuật”. Để hiểu rõ hơn về câu nói này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của DOANNHUOCQUY.VN để cập nhật những thông tin bổ ích và liên quan tới vấn đề này nhé!
1. Những thông tin liên quan về Ben Vautier
Benjamin Vautier sinh ra ở Naples vào ngày 18 tháng 7 năm 1935. Mẹ của ông là người Ireland và người Occitan. Cha của ông là người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông nội của ông là họa sĩ người Thụy Sĩ Marc Louis Benjamin Vautier. Được biết rằng, tuổi thơ của ông đã trải qua khi di chuyển giữa một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, trong chiến tranh, trước khi định cư ở Nice vào năm 1949. Vautier sẽ ở đó cho đến hết cuộc đời.
Ở tuổi 88, Vautier đã qua đời bằng cách tự tử vào ngày 5 tháng 6 tại nhà riêng ở Nice tại Pháp. Chỉ vài giờ sau cái chết của người vợ Annie Baricella - người bị đột quỵ hai ngày trước đó, ông đã chết cùng với người vợ của mình. Ngoài ra, còn được biết thêm rằng: một tuyên bố được đưa ra bởi các con của hai vợ chồng là Eva và Francois đã cho biết ông “không muốn và không thể sống thiếu bà” sau 60 năm chung sống. Phải chăng đây chính là lý do khiến ông đã quyết định tự tử, kết liễu cuộc đời của mình.
2. Cuộc đời gắn liền với nghệ thuật của Ben Vautier
Ben Vautier là người dẫn đầu của trường phái nghệ sĩ Nice và phong trào Fluxus quốc tế. Ông thường được biết đến với cái tên đơn giản là “Ben”. Đặc biệt là ông được nhớ đến bởi vì cách thực hành mang tính thử nghiệm cao, kế thừa tinh thần cấp tiến của các nghệ sĩ. Chẳng hạn như John Cage, Duchamp, và những người theo chủ nghĩa Dada.
Đối với chính bản thân ông, điều mà luôn thúc đẩy thôi thúc ông đến với nghệ thuật chính là theo đuổi sự mới lạ. Khán giả đã không ít lần ngạc nhiên với những màn trình diễn diễn biến nghệ thuật thành hiện thực trong cuộc sống hàng ngày và những “écritures” - nghĩa là sổ sách giấy tờ trong tiếng Pháp hay những bức tranh viết độc đáo của ông.
Vào cuối những năm 1950, ông đã thành lập phòng thí nghiệm 32 và một cửa hàng bán đĩa hát cũ mà ông lưu giữ cho đến năm 1973. Được biết rằng nơi đây đã trở thành nơi gặp gỡ và triển lãm thường xuyên của cộng đồng nghệ sĩ địa phương. Bao gồm cả Yves Klein, Martial Raysse, Bernar Venet và Sarkis. Cùng với sự khuyến khích và động viên của Klein, ông đã bắt đầu viết lên khắp các bức tường của cửa hàng, tiền thân cho những bức tranh “écritures” sau này. Nó được thực hiện bằng cách bôi sơn acrylic trắng trực tiếp từ ống lên nền tối. Ngay sau đó, những khẩu hiệu ngắn gọn, đơn giản nhưng bất kính cuối cùng đã trở nên dễ nhận biết trên khắp nước Pháp. Thậm chí, nó còn được trang trí trên hộp đựng bút chì.
Vào cuối những năm 1950, ông cũng bắt đầu loạt tác phẩm “Tác phẩm điêu khắc sống” của mình. Cho tới năm 1963, Ben Vautier thậm chí đã ký toàn bộ thành phố Nice và cấp giấy chứng nhận tính xác thực cho tác phẩm nghệ thuật. Tất cả hành động này đã kiểm tra giới hạn của những gì có thể được coi là nghệ thuật và loại can thiệp nào là cần thiết để khẳng định quyền tác giả đối với một sản phẩm nghệ thuật.
Đến những năm 1970, ông đã nhận được sự hoan nghênh và công nhận của giới phê bình ở châu Âu. Ben Vautier đã tham gia Documenta 5 vào năm 1972 và vào năm 1977. Ông đã giúp tổ chức cuộc triển lãm nhóm có ảnh hưởng “A propos de Nice”. Tác phẩm của ông cũng đã được trưng bày trong một số bộ sưu tập công cộng lớn, bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, Trung tâm Nghệ thuật Walker ở Minneapolis, Bảo tàng Stedelijk ở Amsterdam, Reina Sofia ở Madrid và Musée National d'Art Moderne ở Paris.
3. Ý nghĩa của câu nói “Everything is Art”
Qua câu chuyên trên, chúng ta có thể cảm nhận được rằng những hiện tượng trong đời sống diễn ra một cách ngẫu nhiên, quy luật tự nhiên tồn tại xung quanh cuộc sống của ta đều có thể là nghệ thuật. Quan trọng chỉ là tùy thuộc vào mức độ cảm nhận của bản thân mỗi con người. Do vậy, chúng ta không nhất thiết phải phức tạp hóa định nghĩa hai từ “nghệ thuật”, hãy cảm nhận cuộc sống một cách chân thành và giản dị nhất có thể thì mới có thể dễ đi vào lòng của công chúng.
Câu nói “Everything is Art” như là một câu tuyên ngôn mang tính biểu tượng, thách thức định nghĩa về “nghệ thuật” mang tính truyền thống và nó giúp mở rộng hơn về ranh giới của nghệ thuật. Vautier đã giúp lĩnh vực nghệ thuật không còn giới hạn trong các hình thức như hội họa, âm nhạc, điêu khắc. Thay vào đó, ông đã khẳng định một điều rằng nghệ thuật có thể hiện diện ở bất kỳ khía cạnh nào trong đời sống. Bất kể từ những hành động thường ngày cho tới những ý tưởng trừu tượng.
Bên cạnh đó, dựa theo câu nói “Everything is Art” mà bạn có thể tự do sáng tạo theo phong cách, cảm nhận riêng của mình. Nó giúp phá bỏ giữa ranh giới nghệ sĩ và người xem, cho phép tất cả mọi người đều có quyền được tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật. Thời đại ngày nay, chúng ta có thể thấy rất nhiều bạn trẻ có thể tự sáng tác bài hát của mình như bạn Ngô Duy Thanh - chàng sinh viên của khoa Lịch Sử thuộc trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tự sáng tác được 56 ca khúc. Đặc biệt, trong đó có bài hát “Bài ca ký túc xá” trong những ngày tháng ở ký túc xá của đại học quốc gia TP.HCM đã được Học viện Tài chính Hà Nội dàn dựng và biểu diễn trong chương trình Rung Chuông Vàng vào ngày 2/10/2006 ở VTV3.
Khi bạn cảm nhận được ý nghĩa câu nói “Everything is Art”, bạn sẽ tự khắc tự hiểu được rồi tự tạo cơ hội cho chính bản thân được quan sát thế giới xung quanh bằng con mắt đầy sự mới mẻ và được khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong những điều bình dị nhất. Có thể hiểu một điều rằng nghệ thuật đôi khi không chỉ là mỗi sản phẩm đã được tạo ra mà nó còn là quá trình và trải nghiệm của mỗi người.
4. Kết luận
Thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân vật Ben Vautier - một người đàn ông có tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật đi cùng là câu nói “Everything is Art” đã tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng và giới nghệ thuật. Qua đó, tất cả mọi người đều được có quyền được tự do, sáng tạo, đổi mới theo chính phong cách và cảm nhận của mình. Câu nói của Vautier đã khiến con người chúng ta cần phải học cách nhìn nhận thế giới với đôi mắt mới mẻ và hãy tự tin tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật theo cách riêng của bản thân. Cuối cùng, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của DOANNHUOCQUY.VN để cập nhật cho mình những thông tin mới và bổ ích khác nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Comments