top of page

CHẾ LAN VIÊN VÀ DI SẢN ĐỒ SỘ CỦA ÔNG

Writer: CTV Âm nhạcCTV Âm nhạc

Chế Lan Viên là nhà thơ của sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Trong mỗi một tác phẩm của mình, ông luôn có sự thay đổi tạo nên một chất riêng để rồi khi người ta chỉ cần đọc qua đã có thể nhận ra ngay ngòi bút của mình. Trong hơn 50 năm cầm bút, những gì ông để lại cho nền thơ ca của Việt Nam là vô cùng lớn. Hãy cùng khám phá về thơ của Chế Lan Viên để thấy được sự uyên bác, triết học nhưng lấp lánh hào hoa trong mỗi tác phẩm của ông nhé.


Chế Lan Viên là nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ XX (nguồn: vanvn.vn)
Chế Lan Viên là nhà thơ nổi tiếng vào thế kỷ XX (nguồn: vanvn.vn)

Chế Lan Viên và di sản đồ sộ của ông

Mối quan hệ giữa Hiện thực cuộc sống – Nhà thơ – Tác phẩm


Nghiên cứu về Chế Lan Viên có thể thấy, ông là một trong những tác giả sáng tác nhiều câu thơ, đoạn thơ và bài thơ nhất. Ngoài ra, ông còn có những cuốn sách tiêu luận và phê bình văn học, thơ ca như: “Suy ngẫm và bình luận”, “Phê bình văn học”, “Nghĩ cạnh dòng thơ”.


Khi mới 17 tuổi, ông đã cho ra mắt tập thơ “Điêu tàn” và nhanh chóng nổi tiếng. Mặc dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng giọng thơ của ông đã vô cùng chững chạc. 


Trước Cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông thể hiện sự tiếc thương cho một vương quốc Chiêm Thành huy hoàng và cũng là lời than khóc cho những bóng ma Hời ảo não. Nhưng sau Cách mạng, mọi thứ đã thay đổi, mang lại nguồn cảm hứng mới, giúp ông “sáng mắt sáng lòng”, đi từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.


Chế Lan Viên đã từng vào Sài Gòn làm báo sau đó lại ra Thanh Hóa dạy học.  Phong cách thơ của ông từ có có sự chuyển biến dần sang trường phái hiện thực. Đặc biệt, đến tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), ông đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Lúc này, ông sách tác bài “Kết nạp Đảng trên quê mẹ”:


“Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?

Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm

Trong buổi đầu, ta theo Đảng đi lên

Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác

Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt

Đá sỏi cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?

 

Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn

Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!

Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết

Cây cỏ trời mây, kẻ mất người còn

Trong mơ hồ, trăm tiếng của quê hương”.


Thơ Chế Lan Viên có sự khác biệt so với các tác giả cùng thời (nguồn: nguyenhungvabanbe.com)
Thơ Chế Lan Viên có sự khác biệt so với các tác giả cùng thời (nguồn: nguyenhungvabanbe.com)

Sự bắt nhịp của nhà thơ với những bước chuyển mình của thời đại mới được thể hiện rõ nét nhất là vào những năm 60 của thế kỷ XX. Khi đọc tập thơ “Ánh sáng và phù sa” chúng ta có thể thấy rõ nét được sự thay đổi này.


Nhan đề tập thơ đã toát lên một nguồn sống mới, nguồn năng lượng mới giúp bồi đắp tâm hồn của nhà thơ. Lúc này, ông cũng xác định rõ hơn trách nhiệm của các nhà thơ cũng như người nghệ sĩ trước cuộc đời. Đó chính là góp phần cổ vũ cho công cuộc xây dựng đời sống mới.


Nghiên cứu kỹ những tác phẩm trong tập thơ này, chúng ta thấy, triết lý được ông đưa ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Người nghệ sĩ thực thụ phải có những sáng tác gắn bó với cuộc đời. Luôn mở lòng mình để đón nhận những sự thay đổi cũng như rút ngắn khoảng cách cuộc đời và nghệ thuật…


Thời điểm Tập thơ “Ánh sáng và phù sa” của ông ra đời cũng có rất nhiều tác phẩm của các nhà thơ, văn nổi tiếng khác như: “Trời mỗi ngày lại sáng” của Huy Cận, “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, “Mùa lạc” của Nguyễn Khải… Thế nhưng thơ của ông vẫn có được chất riêng, rất giàu cảm xúc và triết luận. 


Một trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài “Tiếng hát con tàu”. Theo đánh giá của các nhà phê bình thì đây là một bài thơ xuất sắc, mang đậm phong cách thơ Chế Lan Viên. 


Ở đây, tác giả cho người đọc thấy rõ trách nhiệm của người nghệ sĩ khi đến với cuộc đời đó chính là luôn song hành cùng với vận mệnh của Tổ quốc. Ngay cả khi đó là những khó khăn, phải đến những vùng đất xa xôi thì, các nghệ sĩ cũng sẽ hoà nhập và lên đường bởi đó là “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”. 

Đó là câu thơ trong lời Đề từ của bài thơ, tác giả viết:


Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu


Xuyên suốt bài thơ là sự thể hiện nhận thức về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật của Chế Lan Viên. Hiện thực cuộc sống chính là chất liệu giúp thổi bùng lên ngọn lửa nghệ thuật chân chính.


Những hình ảnh được ông sử dụng trong bài như: gió ngàn đang rú gọi, những vành trăng, đất nước mênh mông… giúp chúng ta liên tưởng đến một miền Tây Bắc hay miền xa xôi của Tổ quốc. Đó là những nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của các nhà thơ cũng như những người nghệ sĩ chân chính bởi “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.


Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?

Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng


Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.


Ông luôn khai thác đề tài từ cuộc sống để sáng tạo nên những tác phẩm (nguồn: cachchon.com)
Ông luôn khai thác đề tài từ cuộc sống để sáng tạo nên những tác phẩm (nguồn: cachchon.com)

Bên cạnh bài thơ “Tiếng hát con tàu”, cũng còn rất nhiều những bài thơ khác của Chế Lan Viên đề cập đến mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật. Ông luôn sáng tác với mục đích để “Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng” chứ không thể là những lời trống rỗng. 


Từ những vần thơ tuyệt vời ấy, mô tả nên chân dung của một người nghệ sĩ luôn gắn bó chan hòa với cuộc sống vui buồn cùng cuộc sống, thấy sức mạnh từ cuộc sống. Nhà thơ ấy phải luôn gắn bó với nhân dân, nhìn đời bằng đôi mắt đa chiều, đa diện mới có thể cảm tác nên những vần thơ:


Phá cô đơn ta hòa hợp với người

Lấy cái vui cuộc đời đánh bại mọi đau thương

Xưa tôi hát mà nay tôi tập nói

Chỉ nói thôi mới nói hết được đời.

Chế Lan Viên luôn trăn trở phải “Phát giác sự việc ở bề chưa thấy” cứ không thể sáng tác những vần thơ hời hợt, dễ dãi. Mỗi câu thơ phải là “Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu” để mỗi khi cất lên người đọc mới lại nhớ đến ta.


Ông luôn trăn trở với những vần thơ cuộc đời (nguồn: hvhnt.dongnai.gov.vn)
Ông luôn trăn trở với những vần thơ cuộc đời (nguồn: hvhnt.dongnai.gov.vn)

Mối quan hệ Nhà thơ – Tác phẩm – Bạn đọc


Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa Nhà thơ – tác phẩm và cuộc sống, thơ của Chế Lan Viên còn thể hiện mối quan hệ giữa Hiện thực cuộc sống – Nhà thơ – Tác phẩm. 


Từ việc phản ánh đúng thực tại cuộc sống, người đọc cũng phần nào hiểu được mong muốn của tác giả. Đó là vấn đề tiếp nhận của người đọc đối với tác phẩm thơ ca của mình. Đây được xem như điểm khác biệt nhất trong thơ Chế Lan Viên so với các tác giả cùng thời. 


Rất nhiều bài thơ, tập thơ của ông thể hiện điều này như: “Nghĩ về thơ”, “Sổ tay thơ”, “Thơ và bạn đọc”, “Nghề chúng ta”, “Thơ về thơ”… Mối quan hệ giữa Nhà thơ - Tác phẩm – Bạn đọc ngày càng được ông khẳng định một cách rõ nét thông qua lý thuyết tiếp nhận. 


Sự ra đời của lý thuyết tiếp nhận cho chúng ta thấy được sự dịch chuyển của vị trí trung tâm. Tác phẩm đã nhường chỗ sang cho bạn đọc. 


Như vậy, có thể nhận thấy lịch sử tiếp nhận của người đọc đang được quan tâm ngày càng đúng mức chứ không chỉ đơn thuần là các tác giả, tác phẩm nữa. Bởi việc nhà thơ tạo ra tác phẩm mới chỉ đơn thuần là hệ thống ký tự trên giấy mà thôi. Phải có sự tiếp nhận của độc giả thì tác phẩm đó mới thực sự có được đời sống thực của riêng mình. 


Theo John Dewey, sáng tác của tác giả chỉ đơn thuần là sản phẩm nghệ thuật. Chúng chỉ được gọi là tác phẩm nghệ thuật khi có được sự tiếp nhận của người đọc. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nhà lý luận đã đề cao vai trò của bạn đọc, coi đó là quá trình đồng sáng tạo. 


Như vậy, lý thuyết tiếp nhận ra đời chính là điều giúp khẳng định vai trò của người đọc trong cả quá trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Điều này đã được Chế Lan Viên thể hiện rất rõ trong những tác phẩm của chính mình:


Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá.

Nó không là anh, nhưng nó là mùa. (Sổ tay thơ)


Nghệ sĩ là người nào biết giãn cách họ với ta bằng tác phẩm

Đem tất cả cái Bên Trong tạo hình thức Bên Ngoài. (Tạo hóa tạo hình)


Ngay cả khi gần trút hơi thở cuối cùng, mặc dù phải trống trọi với bệnh tật, ông vẫn luôn trăn trở về trách nhiệm của người cầm bút. Đồng thời, qua tác phẩm “Di cảo thơ” ông cũng mong mỏi nhận được sự đồng cảm của người đọc cũng như sự tiếp nhận của họ trong tương lai thông qua những câu thơ:


Nhìn trang sách biết mình hữu hạn” 

“Một nghìn câu thơ thì chín trăm câu dang dở, và ai đón thơ anh ở cuối con đường”

“Đừng đuổi thơ tôi, vì một chiều tà nào ngả bóng

Hãy kiên lòng, sẽ thấy nắng mai lên”


Khi tác tác phẩm của ông để lại vẫn còn nguyên giá trị (nguồn: baohungyen.vn)
Khi tác tác phẩm của ông để lại vẫn còn nguyên giá trị (nguồn: baohungyen.vn)

Cho đến nay, đã hơn 30 năm ông rời xa cõi tạm. Nhưng thơ của Chế Lan Viên vẫn khiến chúng ta phải suy ngẫm. Việc tiếp cận, nghiền ngẫm di sản thơ đồ sộ của ông không phải điều đơn giản. Hy vọng thông qua bài viết nhỏ này bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về Chế Lan Viên cũng như các tác phẩm thơ của ông.


Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?

Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?

Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?



Thầy Đoàn Nhược Quý


Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

© 2024 by Doan Nhuoc Quy.

bottom of page