Chủ nghĩa khắc kỷ, hay còn gọi là Stoicism, là một triết lý sống đã tồn tại hàng nghìn năm và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người trên thế giới. Nhưng chủ nghĩa khắc kỷ còn được tồn tại với một vai trò vô cùng tích cực đó là giúp cho con người nhận thức được những sai lầm của mình. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu rõ hơn về điều này nhé.
Chủ nghĩa khắc kỷ, hay còn gọi là Stoicism, là một trường phái triết học được khai sinh ở Athens khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ mang đến một sứ mệnh là rèn luyện tinh thần con người cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau và áp lực trong cuộc sống.
Chủ nghĩa khắc kỷ là một hệ thống tư tưởng tập trung vào việc phát triển sự bình thản, sự tự chủ, đức hạnh và bình yên trong nội tại để đối mặt với những thử thách với hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Stoicism là một triết lý sống cổ xưa nhưng vẫn rất phù hợp trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi áp dụng những điều tích cực để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa khắc kỷ chính là học cách chấp nhận những điều mà chúng ta không thể kiểm soát và tập trung vào những gì chúng ta có thể ảnh hưởng được. Theo cốt lõi của chủ nghĩa này, cuộc sống được thành ba phần, mỗi phần đều sẽ phải đối mặt với những vấn đề khác nhau:
Nhóm 1: Những điều chúng ta có thể kiểm soát, bao gồm suy nghĩ và hành động của chính mình.
Nhóm 2: Những điều chúng ta không thể kiểm soát, như yếu tố tự nhiên và hành động của người khác.
Nhóm 3: Những điều chúng ta có thể kiểm soát một phần, như các hoạt động có sự tham gia của cả bản thân và người khác.
Và theo những người theo chủ nghĩa khắc kỷ tích cực, để sống hạnh phúc hơn, chúng ta nên tập trung vào nhóm 1, bỏ qua nhóm 2 và chuẩn bị thật tốt cho nhóm 3. Thay vì lo lắng về những điều mà chúng ta không thể thay đổi, chủ nghĩa khắc kỷ khuyến khích chúng ta tận hưởng hiện tại và dành thời gian cho những hoạt động có ý nghĩa.
Quan điểm của chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. Chủ nghĩa khắc kỷ không có nghĩa là nghiêm ngặt hay khổ hạnh. Trái lại, chủ nghĩa này cho rằng để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất con người và thế giới.
Một triết lý quan trọng của nghĩa khắc kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể làm được gì cả. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.
Mặt tốt – mặt hại của chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa khắc kỷ mang lại nhiều lợi ích cho người theo đuổi triết lý này, từ việc giúp bạn duy trì sự bình an nội tâm đến việc phát triển tinh thần kiên cường. Chủ nghĩa khắc kỷ tồn tại song song cả hai mặt tốt và hại.
Mặt tốt, chủ nghĩa này đề cao sự tập trung vào việc chấp nhận những điều không thể thay đổi giúp bạn duy trì sự bình tĩnh và kiên cường. Không những vậy, chủ nghĩa này còn giúp bạn đối mặt với khó khăn và thử thách một cách tích cực và hiệu quả, khuyến khích đưa ra quyết định dựa trên lý trí và giá trị đạo đức. Bên cạnh đó, với những nhóm 1, chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn giữ bình tĩnh và giao tiếp hiệu quả hơn trong các mối quan hệ, giúp bạn không phụ thuộc vào sự công nhận của người khác để cảm thấy thành công hoặc hạnh phúc. Có thể nói, với những mặt tốt tồn tại, chủ nghĩa khắc kỷ được giới triết học đánh giá rất cao về mặt tích cực, mang đến những lợi ích hiệu quả trong cộng đồng người sinh sống trên thế giới.
Mặt hại, việc bạn tập trung quá nhiều vào việc chấp nhận những điều không thể thay đổi có thể khiến bạn trở nên vô cảm và lạnh lùng với những thứ diễn ra xung quanh bạn. Chẳng hạn nếu bạn có thể bỏ qua cảm xúc và nhu cầu của người khác trong mối quan hệ vì quá chú trọng vào lý trí. Tính tự lực cao có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn hoặc khó kết nối với người khác, vô hình chung tự cô lập bạn với một đại bộ phận lớn của xã hội.
Áp lực từ việc sống theo lý trí hoàn toàn có thể tạo ra căng thẳng và áp lực, kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến sự thiếu thốn trong việc thể hiện cảm xúc và trải nghiệm cuộc sống. Chủ nghĩa khắc kỷ còn gần như thuyết phục bạn chấp nhận những điều không thể thay đổi có thể dẫn đến sự thoái thác trách nhiệm cá nhân.
Mỗi một tư tưởng sống đều tồn tại song hành hai yếu tố tốt và hại, nhưng điều chúng ta cần để tâm nhiều nhất chính là việc, làm sao cả để cả hai yếu tố này đều có thể bổ trợ và không tiêu hủy lẫn nhau.
Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa khắc kỷ không chỉ là một triết lý cổ hữu mà còn là một công cụ hữu ích để cải thiện chất lượng cuộc sống hiện đại nếu biết áp dụng một cách đúng đắn.
Một, hãy tập trung vào những gì bạn có thể thay đổi, thay vì lo lắng quá nhiều đến những yếu tố bạn không thể kiểm soát.
Hai, nhận thức rằng thất bại và thử thách là phần không thể tránh khỏi của cuộc sống và hãy xem chúng như những bài học để tôi luyện và trưởng thành.
Ba, hãy hành động dựa trên lý trí và các giá trị đạo đức, không để cảm xúc tạm thời điều khiển quyết định cả bạn.
Bốn, dành thời gian mỗi ngày để nghĩ về những điều bạn cảm thấy biết ơn và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.
Năm, nhận thức rằng mọi thứ đều thay đổi và không có gì là vĩnh viễn. Hãy học cách chấp nhận sự biến động của cuộc sống.
Sáu, áp dụng các kỹ thuật như “negative visualization” để chuẩn bị cho những khó khăn trong tương lai.
Bảy, hãy dành thời gian để đọc sách, tham gia các khóa học, kĩ năng, mở rộng kiến thức của bạn để phát triển bản thân.
Chủ nghĩa khắc kỷ không chỉ là một triết lý cổ xưa mà hơn hết, đây còn là một phương pháp khoa học, giúp bạn áp dụng vào lối sống thực tiễn của mình để đối mặt với những thử thách của cuộc sống.
Góc nhìn khác của chủ nghĩa khắc kỷ
Có rất nhiều những góc nhìn khác nhau để khắc họa nên chủ nghĩa khắc kỷ, chúng ta hãy cùng điểm qua vài quan điểm sau đây.
Chủ động đối mặt khủng hoảng, có rất nhiều người nổi tiếng từng áp dụng và ca ngợi lối sống khắc kỷ. Tất cả những khó khăn, thử thách trong cuộc sống đều được bắt nguồn từ những lợi ích chung mà con người đặt ra. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã cho rằng chủ nghĩa khắc kỷ cũng có nghĩa là đối mặt và giải quyết những khủng hoảng của chính bản thân mình.
Thay đổi cái nhìn về mất mát, phản ứng đau khổ ban đầu là không thể tránh khỏi, nhưng sau đó ta hãy nghĩ rằng việc buồn bã hoàn toàn không có ích gì trong các loại tình huống. Dẫu ta vẫn biết rằng, buồn bã và đau khổ là những xúc cảm không thể thiếu trong gia vị cuộc sống nhưng các nhà triết học nghiên cứu về chủ nghĩa khắc kỷ, loại bỏ hoàn toàn sự buồn bã mà thay đổi thành sự chấp nhận và tìm hướng giải quyết.
Chủ nghĩa khắc kỷ không chỉ là một tư tưởng sống đơn thuần, mà hơn hết đó còn là khoa học, là lối sống tích cực mà rất nhiều người đang nghiên cứu và hướng đến. Dung hòa giữa lý trí và cảm xúc là yếu tố quyết định vai trò của chủ nghĩa khắc kỷ trong tương lai.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?
ความคิดเห็น