Compressor cũng như EQ là một trong những công cụ được sử dụng thường xuyên trong việc Mixing, Mastering. Nếu làm chủ được Compressor thì việc EQ của các bạn cũng nhẹ nhàng hơn.
Công dụng của Compressor
Compressor có công dụng làm giảm đi sự chênh lệch giữa âm thanh có âm lượng lớn nhất và âm thanh có âm lượng nhỏ nhất.
Ví dụ: Bạn hát một câu có 2 chữ A và B. Chữ A âm lượng đạt đỉnh là 100dB và chữ B là 50dB. Vậy âm lượng lớn nhất trong âm thanh này là 100dB và nhỏ nhất là 50dB. Hai đứa tụi nó chênh lệch nhau 50dB. Nhiệm vụ Compressor là làm giảm sự chênh lệch của tụi nó từ 50dB xuống còn 25dB chẳng hạn.
2. Chức năng của các thông số
Threshold:
Threshold là ngưỡng nén. Tức là khi âm thanh của bạn vượt qua ngưỡng này thì sẽ bị Compressor nén âm lượng xuống.
Nén ở đây có nghĩa là giảm âm lượng phần bị vượt qua nhé. Còn những phần nằm dưới Threshold sẽ không bị tác động bởi Compressor.
Ratio (Tỉ lệ nén):
Ratio là tỉ lệ nén. Tức là khi âm thanh các bạn vượt qua ngưỡng Threshold thì sẽ bị nén theo tỉ lệ này. Dù cho đó là 0.1dB thì cũng bị nén theo tỉ lệ được set.
Ví dụ các bạn set ratio ở 2:1 có nghĩa là âm thanh bạn vượt qua threshold 2dB thì chỉ còn 1dB thôi.
3. Attack (Tốc độ Xử Lý)
Attack chính là thời gian khi mà âm thanh các bạn vượt qua ngưỡng nén Compressor bắt đầu tác động.- Ví dụ: Các bạn set Attack là 10ms có nghĩa là khi âm thanh vượt ngưỡng thì 10ms Compressor mới bắt đầu nén theo tỉ lệ.
Tốc độ nén nhanh: phù hợp với các nhạc cụ có transient ngắn. Như các thành phần bộ trống, có thể là Guitar, có thể là các Percussion... Nên thử để tránh làm mất Transient của chúng.- Tốc độ nén chậm: phù hợp với Vocal, Strings, Pad,...
Vì chúng cần 1 khoảng thời gian để lên tới đỉnh được thiết lập, nếu các bạn đặt Attack nhanh quá thì đôi khi sẽ làm mất đi chi tiết âm thanh mà Transient mang lại. Đây chỉ là ví dụ các bạn có thể tham khảo chứ không nhất thiết phải theo ví dụ này. Vì có nhiều trường hợp mình cần xử lý a\Attack nhanh cho Vocal để Transient không bị bật lên quá mạnh chẳng hạn.
4. Release (Độ nhả)
Release là thời gian Compressor ngưng hoạt động khi âm thanh của các bạn đã hết vượt ngưỡng Threshold.
Ví dụ: Các bạn set Release ở 120ms thì có nghĩa là khi âm thanh của các bạn đã hết bị nén do vượt threshold thì 120ms sau Compressor mới bắt đầu nhả ra không nén nữa.
Các bạn hãy xem tiến trình mà Compressor đi ở phía dưới để nắm rõ hơn.
5. Make-Up Gain (Tăng Âm Lượng Đã Nén)
Đây là một công cụ giúp các bạn tăng âm lượng lên lại sau khi âm thanh đã bị nén.
Khi các bạn tăng Make-Up Gain đồng nghĩa với việc là sẽ nâng các âm thanh nhỏ lên. Nên các chi tiết nhỏ bé đôi khi chúng ta không nghe được khi chưa nâng. Thi giờ đây chúng ta đã thấy chúng và âu yếm chúng hoặc loại bỏ chúng đi tuỳ theo nó có ích hay vô dụng.
Ví dụ: Nếu tăng MVake-Up Gain ocal đã được nén lên các bạn sẽ nghe rõ những điểm khàn khàn đặc trưng và bạn muốn giữ lại cái đó để tạo điểm nhấn.
6. Thực Hành
Cách 1:
Hãy sử dụng preset và tham khảo cách setup của họ. Điều này có cái lợi cũng có cái hại. Xem preset sẽ cho chúng ta biết được cách người khác setup như thế nào để có âm thanh tốt. Nhưng đôi khi nó lại không phù hợp với âm thanh của các bạn. Cách khắc phục đơn giản là ngồi vọc chỉnh lại cho phù hợp thôi.
Cách 2:
Ngồi phân tích âm thanh của mình. Xem âm thanh mình tốc độ ra sao, độ chênh lệch giữa âm thanh lớn và nhỏ xem đã phù hợp chưa. Sau đó hãy set thông số theo cách bạn nghĩ. Đánh giá lại một lần nữa xem âm thanh có bị ngộp không? Nếu ngộp thì nhả các thông số ra 1 lần nữa. Lặp lại cứ thế để train cho tai mình quen với việc sử dụng compressor.
Với mình kiến thức là sẽ chiếm 30% và 70% còn lại là thực hành. Nên hãy bắt tay vào thử nghiệm liền những gì đã biết được hôm nay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi kênh Sản Xuất Âm Nhạc.
Kommentare