Cả hai bán cầu não đều có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và hình thành suy nghĩ. Đây vừa là một chủ đề khoa học với rất nhiều điều thú vị và nó còn mang lại nhiều giá trị được ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Mỗi bán cầu não đều đảm nhiệm một chức năng riêng biệt nhưng lại phối hợp chặt chẽ với nhau để có thể điều khiển hoạt động của cơ thể.
Chức năng của bán cầu não trái
Bán cầu não trái đóng vai trò chủ chốt trong việc xử lý các thông tin liên quan tới logic, ngôn ngữ và phân tích. Bán cầu não trái có chức năng chính trong việc kiểm soát và ứng dụng ngôn ngữ như nói, viết, đọc. Ngoài ra, bán cầu não trái cũng có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt các hoạt động đòi hỏi việc tư duy biến lời nói thành hành động.
Bán cầu não trái giúp xử lý các thông tin được tiếp nhận vào một cách có tổ chức, được sắp xếp theo trình tự hợp lý với mạch logic chính xác. Điều này giúp việc giải quyết các bài toán, việc phân tích dữ liệu được diễn ra chính xác hơn. Ngoài ra, nó còn giúp đưa ra kết luận dựa trên những lý luận đã có sẵn.

Hơn cả vậy, bán cầu não trái còn giúp con người tính toán và làm theo những bước cụ thể được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Nó sắp xếp công việc theo trình tự nhất định, giúp lập kế hoạch và hoạch định ra phương hướng cho các công việc trong tương lai.
Bán cầu não này còn giúp ghi nhớ những thông tin theo từng bước và giúp lên kế hoạch, giải quyết những vấn đề gặp phải và đưa ra phương hướng để giải quyết vấn đề. Nó còn giúp sự chính xác được bảo đảm nhờ vào tính chính xác và tính toán kỹ lưỡng, xác định được rõ phương hướng cho các hoạt động trong tương lai.
Nó còn giúp nửa cơ thể bên phải của con người được kiểm soát. Nói cách khác, nó điều khiển nửa cơ thể bên phải, giúp nửa bên phải thực hiện hành động và kiểm soát hành động một cách chính xác, thực hiện hành động có kế hoạch và được đảm bảo dựa trên những tính toán được phân tích trước đó.

Tuy nhiều điểm mạnh như vậy nhưng bán cầu não trái cũng có nhiều điểm yếu như tư duy linh hoạt và sáng tạo. Do ảnh hưởng bởi tư duy logic gò bó nên việc linh hoạt là rất khó. Tư duy theo khuôn mẫu khiến cho bán cầu não trái đôi khi không được nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống, khó thích nghi với những thay đổi. Ngoài ra, việc tập trung vào chi tiết bên trong cũng rất dễ khiến cho cái tổng quát bị bỏ quên dẫn tới cái tổng thể không được hoàn chỉnh.
Chức năng của bán cầu não phải
Bán cầu não phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc duy trì sự sáng tạo, điều chỉnh cảm xúc và là trung tâm của sự tư duy và sáng tạo. Những ý tưởng độc đáo và sáng tạo hầu hết đều được sáng tạo ở bán cầu não phải. Các hoạt động liên quan tới giải trí và sáng tạo đều được thực hiện ở bán cầu não phải.
Ngoài ra, xử lý thông tin liên quan trực tiếp tới cảm giác và trực giác nên tiết kiệm được khá nhiều thời gian và năng lượng bởi không phải suy nghĩ logic hay phân tích chi tiết. Điều này giúp việc đưa ra quyết định được đưa ra trên cảm nhận tổng thể mà không cần quá nhiều lý luận.

Não phải giúp con người tập trung, nhìn nhận vào tổng thể, giúp nhận diện được vấn đề một cách bao quát. Nó giúp điều khiển nửa bên trái của cơ thể, chịu trách nhiệm chi phối và thực hiện nhiệm vụ thuộc về nửa cơ thể bên trái. Não phải cũng giúp điều khiển các mô hình thị giác và trực giác và các giác quan khác của cơ thể con người. Điều này có tác động trực tiếp tới việc duy trì và sáng tạo ra nhiều điều mới lạ.
Những người thiên về não phải thường là những người có thế mạnh về cảm xúc, có khả năng sáng tạo và khám phá ra nhiều điều mới hơn so với những người thiên về tư duy bằng não trái. Bán cầu não phải thiên về tính linh động và linh hoạt, người thiên về não phải thường là những người có lợi thế trong các công việc liên quan tới nghệ thuật và sáng tạo.
Tuy nhiên, não phải cũng có điểm yếu. Đó chính là việc bán cầu não phải sẽ hay bị ảnh hưởng bởi một số căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ hoặc một số nguyên nhân khác khiến bán cầu não này bị tổn thương và khó để tiếp tục thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được đưa ra.

Bởi là bán cầu não thiên về việc điều khiển cảm xúc nên nó cũng chính là nơi điều khiển cảm xúc của con người, giúp cho con người có đa dạng cảm xúc hơn. Và hơn hết, nó cho phép cơ thể con người nhận diện được vấn đề dưới nhiều góc độ và phát triển thêm được nhiều khía cạnh về nghệ thuật khác.
Bán cầu não phải được liên kết với bán cầu não trái thông qua các bó sợi thần kinh, giúp tạo nên một “xa lộ thông tin” khiến cho việc chuyển giao thông tin được tiến hành một cách có hiệu quả. Hai bán cầu não vừa phối hợp với nhau nhưng cũng vừa thực hiện các nhiệm vụ riêng của mình, giúp giải quyết những thông tin được tiếp nhận một cách nhanh chóng và thỏa đáng nhất.
Vai trò của cả hai bán cầu não trong việc sáng tạo
Cả bộ não nói chung và hai bán cầu não nói riêng đều có vai trò rất quan trọng đối với không chỉ cuộc sống của con người mà còn đối với công việc, đặc biệt là sáng tạo. Nguyên tắc hai bán cầu não đã được đưa ra để giúp con người khai thác được tối đa các tiềm năng mà bộ não có được và tìm được cách để có thể cân bằng chúng.
Nếu bán cầu não trái làm chủ việc điều khiển ngôn ngữ, số học, tư duy có chiều sâu và logic thì não phải lại có vai trò quan trọng trong việc điều khiển thị giác, âm thanh, khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Cả hai bán cầu não đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau những điều còn thiếu sót.
Trong khi bán cầu não trái dường như giúp con người được tư duy được rõ ràng, mạch lạc thì não phải lại khiến cho con người phát triển được cảm xúc một cách toàn diện và bộc lộ được hết những gì đang suy nghĩ.
Hai bán cầu não đều có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề được đưa ra trong cả quá trình sáng tạo, giúp việc sáng tạo vừa được diễn ra theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc mà lại vừa được bộc lộ trọn vẹn cảm xúc của con người. Tác phẩm được tạo ra vừa mang tính logic vốn có nhưng lại vừa ẩn chứa phía bên trong rất nhiều cảm xúc.

Mặc dù mỗi bán cầu não thực hiện các chức năng khác nhau nhưng sự phối hợp nhịp nhàng của hai bán cầu não là điều quan trọng nhất. Nó giúp cho sự phối hợp của hai bán cầu não được diễn ra một cách có hệ thống, giúp cho quá trình sáng tạo của con người được phát triển toàn diện và linh hoạt.
Sự phối hợp của cả hai bên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chức năng chủ đạo khác nhau của cơ thể và tư duy. Sự phối hợp nhuần nhuyễn đó cũng chính là yếu tố chủ chốt giúp cho con người thực hiện được các hoạt động sáng tạo một cách có hệ thống và hiệu quả.
Có thể thấy, hai bán cầu não có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Chúng bổ trợ và giúp đỡ cho nhau trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống suy nghĩ và sáng tạo của con người.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?

Comments