Nhắc đến nhạc cổ điển thì chắc hẳn ai trong chúng ta có lẽ có thể hình dung ra được nó rồi. Là những loại nhạc đòi hỏi phô diễn về kỹ thuật thanh nhạc. Và những câu chạy note hay treo giọng của mình ở những quãng cao. Và rất rất nhiều thứ về nó mà có thể chúng ta chưa hiểu hết về nó. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhạc cổ điển nhé.,
I - Nhạc Cổ Điển Là Gì ?
Nhạc cổ điển là một dòng nhạc nghệ thuật đã tồn tại từ rất lâu đời, từ khoảng thế kỷ XI và đã phát triển và duy trì đến ngày nay. Nó bao gồm các truyền thống lễ Tết, nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, và được sản xuất và bắt nguồn từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm 1550 đến 1990 được coi là giai đoạn thực hành chung với các tiêu chuẩn được hệ thống hoá.
Nhạc Châu Âu được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ XVI. Ký hiệu âm nhạc ở phương Tây được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng và cách thể hiện chính xác nhất của một đoạn nhạc. Thể loại nhạc này cho phép mọi người có thể biểu diễn tùy hứng và cải biên tự do, mà chúng ta thường xuyên được nghe trong những dòng nhạc nghệ thuật không bắt nguồn từ châu Âu (như trong nhạc Ấn Độ cổ điển và nhạc dân gian của Nhật Bản) và nhạc thị trường.
Điểm khác biệt của nhạc cổ điển với các dòng nhạc khác như dân gian hay truyền thống âm nhạc chính là việc sử dụng các ký hiệu âm thanh để quy định cho những người chơi nhạc thể hiện đúng nhịp điệu một cách chính xác nhất của dòng nhạc này. Thuật ngữ “nhạc cổ điển” cũng chỉ xuất hiện cho đến đầu thế kỷ XIX.
II - Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Nhạc Cổ Điển
Nhạc cổ điển - Classical Music là dòng nhạc được ra đời từ khá lâu trong văn hoá của người Châu Âu và được hình thành từ rất sớm và được phân chia theo các giai đoạn sau:
1. Nguồn gốc sơ khai của dòng nhạc cổ điển
Nhạc cổ điển được xuất hiện từ rất sớm vào từ những thời Trung Cổ vào khoảng 500 – 1400, thời kỳ này bắt đầu với sự sự đổ của Đế Chế La Mã và kết thúc vào đầu thế kỷ XV. Đặc trưng nhạc của giai đoạn này là đơn âm với các ca khúc thế tục. Còn được gọi là hát đồng bằng hoặc hát thánh ca Gregorian.
Vào thời Phục hưng kéo dài từ năm 1400 đến năm 1600. Đặc trưng âm nhạc của giai đoạn này là đã bắt đầu sử dụng nhiều dòng nhạc cụ và nhiều giai điệu nhạc đan xem và cũng là lần đầu tiên sử dụng các nhạc cụ bass đầu tiên. Khiêu vũ bắt đầu trở nên phổ biến hơn, chính vì thế mà các dòng nhạc phù hợp với điệu nhảy bắt đầu được tiêu chuẩn hoá. Các bản nhạc trong thời kỳ phục hưng được chú ý nhiều hơn vì ở giai đoạn này là giai đoạn nở rộ của phong cách đa âm ngày càng phức tạp.
2. Giai đoạn nhạc Baroque của nhạc cổ điển
Baroque được phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII đặc trưng cho dòng nhạc này là việc sử dụng đối âm phức tạp hơn so với các bản nhạc của các thời kỳ trước. Trong thời nhạc Baroque trên đàn harpsichord và đàn ống ngày càng trở nên phổ biến. Opera với tư cách là một vở nhạc kịch được dàn dựng bắt đầu khác biệt với các hình thức âm nhạc và kịch trước đó và các hình thức thanh nhạc như Cantata và Oratorio trở nên phổ biến hơn. Lần đầu tiên các ca sĩ bắt đầu thêm các nốt phụ vào bản nhạc.
3. Giai đoạn tu tập trung của Classical Music
Từ những năm 1760 – 1825 được gọi là thời kỳ âm nhạc cổ điển. Thời cổ điển được hình thành sau thời Baroque và trước thời lãng mạn. Ở thời kỳ Cổ điển đã được thiết lập nhiều tiêu chuẩn về sáng tác, cách trình bày và phong cách và cũng là thời mà Piano trở thanh nhạc cụ bàn phím chiếm ưu thế. Bên cạnh đó là các dòng nhạc giao hưởng, Opera tiếp tục phát triển.
Đã có nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven và Franz Schubert….
4. Thời kỳ lãng mạn của nhạc cổ điển
Thời kỳ nhạc lãng mạn (khoảng năm 1820 – 1910) được chú ý nhiều hơn đến dòng giai điệu mở rộng, cũng như các yếu tố biểu cảm và cảm xúc. Các hình thức âm nhạc bắt đầu tách khỏi âm nhạc cổ điển. Đàn Piano đã đạt được cấu trúc hiện đại trong thời kì này và có rất nhiều những nghệ sẽ chơi nhạc cụ xuất sắc.
5. Dòng nhạc cổ điển trong giai đoạn thế kỉ XX và XXI
Đây là thời kỳ được xem là thời kỳ trải qua nhiều biến động nhất trong lịch sử với những biến động mang tính chất toàn cầu. Các biến động đó có phần ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của các nhà soạn nhạc vì thế mà âm nhạc ở giai đoạn này mang nhiều chất liệu mới, đa dạng các trường phái âm nhạc khác nhau. Đối với giai đoạn này thì âm nhạc thời cũ gần như không còn phù hợp với các nhà soạn nhạc thời bấy giờ nên hầu như các dòng nhạc cổ điển đã bị thay thế bằng các chất liệu âm thanh mới hơn, với các chủ đề mới.
Nhạc cổ điển thế kỷ XXI hay còn được gọi là âm nhạc thời kỳ hậu hiện đại và đương đại. Cổ điển hậu hiện đại được xem là một thời kỳ âm nhạc bắt đầu sớm nhất vào năm 1930. Chúng chia sẻ đặc điểm với nghệ thuật hậu hiện đại – có thể hiểu là nghệ thuật đến sau và phản ứng lại chủ nghĩa hiện đại. Một số phong trào đa dạng của thời kỳ hậu hiện đại/ đương đại bao gồm: tân lãng mạn, tân trung cổ, tối giản và hậu tối giản.
Âm nhạc cổ điển đương đại được bắt đầu vào khoảng thế kỷ XXI và thường được coi là bao gồm tất cả các hình thức âm nhạc sau năm 1945. Âm nhạc được nổi lên vào giữa những năm 1970 bao gồm các biến thể khác nhau của âm nhạc hiện đại, hậu hiện đại, tân lãng mạn và đa nguyên. Tuy nhiên về mặt thuật ngữ âm nhạc, ta có thể hiểu âm nhạc đương đại được hiểu là sự hiện đại hoá của loại nhạc nghệ thuật.
III - Những Đặc Điểm Của Nhạc Cổ Điển
Classical Music có nguồn gốc từ Châu Âu và gắn liền với quá trình phát triển, tiến trình lịch sử cũng như gắn với các giai đoạn phát triển của xã hội Phương Tây do đó, dòng nhạc này mang những đặc điểm chính như:
1. Nhạc cổ điển mang tính văn học
Với dòng nhạc này, đặc điểm nổi bật nhất của dòng nhạc này là tác phẩm âm nhạc được ghi lại bằng các ký hiệu âm nhạc. Các chất lượng bằng văn bản của âm nhạc thể hiện sự bảo tồn của tác phẩm.
2. Tính kỹ nghệ của nhạc cổ điển
Để thực hiện được một tiết mục âm nhạc có chất lượng đòi hỏi người thể hiện phải có một các mức độ đáng kể, sự hiểu biết thấu đáo các nguyên tắc âm và phải hài hoà được các âm sắc với nhau, bên cạnh đó người chơi cũng phải có các kiến thức thực hành, biểu diễn thực tế, và có kỹ năng tốt, quen thuộc với dòng nhạc này. Nhà soạn nhạc cần phải là những nhà người am hiểu, và được đào tạo tốt phải quen thuộc và cảm được dòng nhạc này mới có thể viết được những dòng nhạc này.
3. Chất nghệ thuật của nhạc cổ điển là gì
Âm nhạc được coi là một bộ môn nghệ thuật và có thể coi âm nhạc cổ điển là một dạng nghệ thuật được phát triển sớm ở Châu Âu và có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường nhạc toàn thế giới. Trong dòng nhạc này các nhạc sĩ đã gửi gắm được tâm tư, chất nhạc riêng của mình vào các bản nhạc và thể hiện được rõ ràng từng giai đoạn phát triển của dòng nhạc này. Bên cạnh đó chúng cũng thể hiện được rõ nét, phản ánh được lịch sử của từng giai đoạn gắn với lịch sử của Châu Âu nói chung.
4. Tính lịch sử của nhạc cổ điển
Sự phát triển của dòng nhạc này được thể hiện rất rõ ràng qua từng giai đoạn. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ được sự phát triển lên một cấp bậc mới, tại những thời điểm chuyển giao thì chúng ta thấy được sự phát triển, thay thế của các dòng nhạc cụ khác nhau, với các thay đổi trong quá trình sử dụng, các nhạc cụ mới hơn, hiện đại hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của nhân loại và phù hợp với thời kỳ lịch sử đương thời.
5. Nhạc cổ điển mang tính xã hội
Nhạc cổ điển là bộ môn nghệ thuật do con người tạo nên, do đó chúng cũng phải đáp ứng được nhu cầu của con người mà con người làm nên xã hội nên chúng cũng mang tính xã hội. Các nhà soạn nhạc hầu như đều dựa vào đặc điểm, sự phát triển xã hội của thời kỳ đó để có thể viết được những bản nhạc chất lượng, do đó trong mỗi bản nhạc đều gắn và thể hiện được những đặc trưng của từng mốc giai đoạn lịch sử.
6. Mang tính thương mại
Âm nhạc cổ điển cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngành công nghiệp âm nhạc được thể hiện qua các hình thức giải trí. Như chúng ta đã biết việc hằng năm các ca sĩ, nghệ sĩ tung các sản phẩm của mình ra thị trường dưới các hình thức như băng đĩa nhạc, các buổi hòa nhạc góp phần không nhỏ cho vấn đề tài chính.
7. Mang tính giáo dục
Âm nhạc cổ điển đã xuất hiện trong các ấn phẩm của ngành giáo dục, các sách báo tạp chí về âm nhạc và đồng thời cũng là những bài tập vỡ lòng khi bước chân vào thế giới âm nhạc; từ thời cổ điển cho đến thời lãng mạn đã thể hiện điều đó.
IV - Những Nhạc Cụ Thường Dùng Trong Nhạc Cổ Điển
Trong dàn nhạc cổ điển các nhạc cụ được sử dụng phổ biến như:
Bộ dây (string): Gồm các nhạc cụ dây như Violin, Cello, Viola, Double bass. Đây là 4 nhạc cụ chủ yếu trong dàn nhạc giao hưởng. Ngoài ra còn những loại nhạc cụ khác như harp, guitar…
Bộ gỗ (woodwinds): Gồm có flute, oboe, clarinet, bassoon. Ngày nay nhiều nhạc cụ được hiện đại hóa làm bằng kim loại, nhưng theo truyền thống nó vẫn thuộc nhóm cũ là bộ gỗ.
Bộ đồng (brass): Gồm có trumpet, trombone, tuba, French horn (kèn săn).
Bộ gõ (percussion): Gồm các loại nhạc cụ có thể gõ để tạo ra âm thanh, thường là Timbales, Tambourine.
V - Một Số Tác Phẩm Cổ Điển Nổi Tiếng Tiêu Biểu
Nhạc cổ điển đã tạo ra nhiều tác phẩm đình đám và các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới. Dưới đây là một số tác phẩm và nhà soạn nhạc tiêu biểu của thể loại này:
Symphony No. 5 của Beethoven
Messiah của Handel
The Four Seasons của Vivaldi
Brandenburg Concertos của Bach
Moonlight Sonata của Beethoven
Eine kleine Nachtmusik của Mozart
Requiem của Mozart
The Marriage of Figaro của Mozart
Rhapsody in Blue của Gershwin
Swan Lake của Tchaikovsky
VI - Các Nhà Soạn Nhạc Cổ Điển Nổi Tiếng Nhất Mọi Thời Đại
Đối với dòng Classical music chúng đòi hỏi những nhà soạn nhạc thực sự có tài năng. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển, có nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và khi nhắc đến dòng nhạc này bạn không thể không nhắc đến: Jacopo Peri, Beethoven, Wolfgang Amadeus Mozart,… với những bản nhạc trường tồn mãi với thời gian.
Jacopo Peri
Jacopo Peri (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1561 – mất ngày 12 tháng 8 năm 1633) là một nhà soạn nhạc người Ý, ông còn là ca sĩ ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ Phục hưng và phong cách nghệ thuật Baroque, và thường được cho rằng là đã phát minh ra opera. Sinh ra ở Roma nhưng ông hoạt động ở Florence cùng với Cristofano Malvezzi. Ông đã viết tác phẩm đầu tiên là một vở opera mang tên Dafne (khoảng năm 1597), và cũng là vở opera đầu tiên đã tồn tại cho đến ngày nay, thứ hai là Euridice (1600).
Beethoven
Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông được coi là “Người dọn đường” (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau. Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight)….
Wolfgang Amadeus Mozart
Tên đầy đủ là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (27 tháng 1 năm 1756 – 5 tháng 12 năm 1791) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc như piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy phong cách nhạc của ông bị một số người chê bai và khinh thường trong thời điểm đó, ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng: “Hậu thế sẽ không thể nhìn thấy tài năng như vậy trong 100 năm”.
Mong rằng sau bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về dòng nhạc cổ điển này.
Nguồn hình ảnh: Vì sao nhạc cổ điển là loại nhạc của giới thượng lưu? | Hội Nhạc Sĩ Việt Nam (hoinhacsi.vn) Một số thể loại âm nhạc cổ điển (P1) - Hội Âm Nhạc Hà Nội (hoiamnhachanoi.org) 12 Bản Nhạc Cổ Điển Giúp Kích Thích Não Bộ | 3K Shop .vn El Músico de la Vega : JACOPO PERI (elmusicodelavega2017.blogspot.com) VV: Herr Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (vanessa-vv.blogspot.com)
Tác giả bài viết: Huỳnh Sơn YT
Học viên Thầy Đoàn Nhược Quý
Comentários