HARUKI MURAKAMI VÀ FRANZ KAFKA là hai nhà văn nổi tiếng trong văn học thế giới và đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bằng những tác phẩm giàu chất thơ và đầy triết lý. Nếu tác giả Murakami nổi tiếng với lối viết mượt mà, lãng mạn cùng những câu chuyện kỳ ảo và đưa độc giả đến với những góc khuất của tâm hồn con người. Trong khi đó, Kafka lại được người ta biết đến bởi phong cách viết giản dị cùng những tình huống trớ trêu, từ đó mà tạo nên được một bức tranh xã hội đầy bi kịch và bất hợp lý. Cả hai nhà văn đều mang tới một bầu trời phi lý cho độc giả nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá thế giới phi lý của Haruki Murakami và Franz Kafka. Hãy đón xem bài viết của doannhuocquy.vn để cập nhật những thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề này nhé!
Định nghĩa về thế giới phi lý của Haruki Murakami và Franz Kafka
Haruki Murakami và Franz Kafka là hai nhà văn nổi tiếng trong giới văn học về khả năng xây dựng những thế giới hư ảo trong các tác phẩm nhưng lại thấm đẫm ý nghĩa triết học sâu sắc. Thế giới phi lý của họ được thể hiện thông qua trong cách tiếp cận với những dạng chủ đề mang theo sự cô đơn cũng như thể hiện tính vô nghĩa trong cuộc sống.
Từ đó mà làm bật lên được sức đấu tranh, sự quyết tâm vô tận của loài người trước những thế lực vô hình. Con người luôn phấn đấu, chiến đấu hết mình dù biết rằng con đường phía trước cực kỳ gian nan. Đặc biệt nhất là hai tác phẩm “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới” của Murakami và “Lâu đài” của Kafka đã làm bật lên được thế giới phi lý rõ của hai nhà văn trên. Hai tác phẩm này đều làm nên tên tuổi của hai tác giả trên.
Cùng nhau khám phá hai tác phẩm này để cảm nhận rõ thế giới phi lý của Murakami và Kafka nhé!
Thế giới phi lý của Haruki Murakami trong tác phẩm “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới”
Trong tác phẩm “xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới”, nhân vật chính mà tác giả xây dựng có tên lần lượt là Watashi và Boku. Cả hai người họ buộc phải đối diện với hai thế giới bí ẩn hoàn toàn khác nhau. Nơi này họ sẽ không thể hiểu hoàn toàn những quy tắc cũng như là bản chất của việc tồn tại tại thế giới đó. Cụ thể là nhân vật Watashi trong tác phẩm phải sử dụng tiềm thức của mình để mã hóa dữ liệu. Đây là nơi mà buộc anh phải tuân thủ những quy tắc vô lý với nhiều nguy hiểm. Bên cạnh đó thì nhân vật Boku trong tác phẩm lại bị mắc kẹt trong một thị trấn mà không hề có cảm xúc. Thêm vào đó, linh hồn và cái bóng thay vì gắn liền với nhau thì lại bị tách ra mà không có lý do rõ ràng.
Trong tác phẩm này, hai nhân vật phải đối diện với sự cô đơn tại một nơi hoàn toàn xa lạ, cảm tưởng như nơi đó hoàn toàn không có dấu hiệu của sự sống khi họ không có con người để tâm sự, để giãi bày nỗi lòng. Thế giới mà hai người tới là thế giới không hề tồn tại sự sống. Việc tác giả xây dựng bố cục như thế phải chăng để cho độc giả cảm nhận thấy sức chịu đựng, sự vật lộn của con người tại một nơi hoàn toàn nguy hiểm.
Có thể nói, trong thế giới của Murakami thì ranh giới giữa hiện thực và giấc mơ trở nên mong manh như một làn khói. Hình ảnh của một thị trấn kỳ lạ dường như bị cô lập với thế giới bên ngoài vô tình đã tạo ra một cảm giác tĩnh lặng đến nghẹt thở. Phải chăng hình ảnh thị trấn đó đại diện cho tâm hồn của con người, là những góc khuất và bí ẩn mà bản thân chúng ta chưa được khám phá. Qua đó, nhân vật chính sẽ bộc phát nỗi cô đơn, thường cảm thấy lạc lõng tại một nơi xa lạ.
Việc hai người họ xuất hiện tại hai thế giới khác nhau là tự chính họ đi vào nội tâm của chính bản thân mình. Họ khao khát đi tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống dù biết rằng sẽ vất vả và gian nan, đặc biệt là buộc phải chịu sự cô đơn và lạc lõng bởi tận sâu dưới tâm hồn mình chỉ có bản thân mình ở đó chứ không có một người nào khác. Tự bản thân mình phải đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về bản thân và cuộc đời.
Thế giới phi lý của Franz Kafka trong tác phẩm “Lâu đài”
Trong tác phẩm “Lâu Đài” của Kafka, nhân vật chính là K. - một người đạc điền phải tìm cách đến được lâu đài. Đây là nơi nắm quyền kiểm soát tại một ngôi làng nọ để nhận việc. Tuy nhiên, phải nói là cuộc hành trình này không hề dễ dàng đối với K. khi liên tục vướng phải những trở ngại mơ hồ, từ hệ thống quan liêu rối rắm cho đến các quy tắc cực kỳ khó hiểu. Tại ngôi làng đó, nhân vật K. đã nhận ra được việc những người dân bị chèn ép trước quyền lực của chính quyền. Thế nhưng, họ lại không phẫn nộ mà vẫn luôn tôn sùng lâu đài cùng với lòng thành kính tuyệt đối. Hình ảnh sợ hãi chính quyền xuất hiện ở những con người trong ngôi làng đó.
Thế nhưng K. là một người rất đặc biệt khi anh không chịu khuất phục trước những chèn ép mà chính quyền đưa ra. Thay vào đó, anh quyết định tìm mọi cách, thủ đoạn để xây dựng nên mối quan hệ nhất định với lâu đài. Cụ thể, anh đã cố làm thân với Barnabas, cố tình dụ dỗ Frieda. Lúc đầu anh đã phớt lờ và có ý định bỏ mặc đứa trẻ nhưng lại thay đổi thái độ quay sang dỗ dành và an ủi khi biết mẹ nó có mối quan hệ với cơ quan tại Lâu đài. Thế nhưng, càng nỗ lực bao nhiêu thì đổi lại sự thất vọng bấy nhiêu. Qua đó mà thấy được cho dù anh đã có sự cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa thì lâu đài dường như vẫn luôn nằm ngoài tầm với. Anh vẫn không thể chinh phục được ước mơ của mình.
Trong tác phẩm này, hình ảnh lâu đài tượng trưng cho quyền lực tối cao, luôn hiện hữu một cách mơ hồ, xa vời và khó tiếp cận. Không gian trong "Lâu đài" thường mơ hồ, không có ranh giới rõ ràng, tạo cảm giác lạc lối và hoang mang. K. - nhân vật chính trong tác phẩm đã vô tình trở thành một con rối trong trò chơi quyền lực của lâu đài. Phải chăng bởi nơi đó chính là một mê cung không có lối thoát. Nếu ở lại nơi đó thì con người sẽ bị mắc kẹt trong một hệ thống quan liêu vô tận. Thời gian dường như trôi qua một cách chậm chạp và vô nghĩa.
Qua mọi nỗ lực của K, để rồi người đọc mới có thể hiểu được rằng để hòa nhập vào hệ thống này thì đều trở nên vô nghĩa, tạo nên cảm giác bất lực và tuyệt vọng sâu sắc. Nhân vật K. luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng, anh không thể tìm thấy chỗ đứng trong thế giới này. Ở trong thế giới của Kafka xây dựng nên là một thế giới chứa đầy luật lệ và thay đổi liên tục. Tại nơi đó, con người bị đối xử như những con rối trong một vở kịch mà họ không hiểu được kịch bản. Dễ hiểu hơn, họ đi lạc vào mê cung không đáy, họ cứ mải mê đi, mải mê tìm được nhưng không thể xác định được mình đang ở đâu, mình đi tới đâu. Cái mê cung hay chính xác là cái lâu đài đó đang chơi đùa chính cảm xúc của con người.
Phải chăng qua cách xây dựng một thế giới phi lý trong tác phẩm đó giúp người đọc thấy được sự bất công, áp bức và bất lực của con người trước những thế lực lớn mạnh. Ngoài ra, còn cho thấy được sự cô đơn, sự cô lập đi đôi với nỗi sợ hãi và mong muốn được kết nối của con người. Tác giả đã sử dụng thế giới quan phi lý để phản ánh những bất hợp lý, những hệ thống quan liêu, những quy tắc cứng nhắc và vô lý trong xã hội. Phải chăng mà qua đó ông muốn đặt ra những câu hỏi liên quan về bản chất của quyền lực, sự công bằng và vị trí của con người trong xã hội.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?
Comments