Để bắt đầu cho bài viết về Drum Pattern, mình xin lấy toàn bộ hình ảnh minh họa trong công cụ mình đandrumpatternlamsaotronenhayvadadangg sử dụng là Studio One, điều đó không sao cả bởi vì hiện nay, tất cả công cụ mà các bạn đang sử dụng như: FL Studio, Reaper, Cakewalk (Bandlab), Ableton, Logic Pro, Cubase, Avid,.. cũng sẽ đều có những chức năng cơ bản đến nâng cao để giúp các bạn có thể làm một bài nhạc trở nên đa dạng và hay hơn.
Cũng như các bạn đã biết thông thường khi nghe một bài nhạc, bạn sẽ thường bắt gặp có một số bài nhạc về tiết tấu trống nghe lặp đi lặp lại hết toàn bộ một bài nhạc. Điều này sẽ làm cho những khán thính giả khi nghe cảm thấy nhàm chán và chẳng có điều gì mới mẻ trong tác phẩm.
Vậy làm sao để cải thiện bộ trống trong tác phẩm nghe hay hơn và đa dạng hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết Drum Pattern ở phía dưới nhé.
CHỌN SOUND PHÙ HỢP CHO DRUM PATTERN CỦA SẢN PHẨM
Hiện nay, trên mạng đã có nhiều ti tỉ các Sample Pack được sản xuất nhằm giúp các Producer mang lại các sự đột phá trong khâu lựa chọn âm thanh. Sample Pack hiện tại đã có trên website các bạn hoàn toàn có thể tải toàn bộ miễn phí. Quay trở lại, việc lựa chọn sound phù hợp là một công đoạn quan trọng đòi hỏi các bạn phải dựa trên sự tỉ mỉ và lắng nghe để giúp phù hợp về phong cách âm nhạc mà bạn đang hướng đến. Từ các âm thanh như Kick, Snare, Hihat, Cymbal, Transitions,.... đều được phải chọn lọc một cách kỹ càng.
SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐẢO PHÁCH/ FILL TRỐNG/ THÊM TIẾT TẤU TRONG CÂU
Việc sử dụng kỹ thuật đảo phách nhằm cải thiện sự khác biệt trong từng câu trống. Như việc Kick thông thường sẽ nằm ở câu thứ 1,3 Snare sẽ nằm ở 2 và 4, thì bầy giờ chúng ta sẽ thay đổi vị trí của Kick và Snare luân phiên nhau ở những chỗ nào các bạn cần muốn tạo ra điểm nhấn. Hihat thông thường cũng sẽ trải dài toàn bộ câu như 1/8 hoặc 1/16 thì chúng ta không cần phải để đủ toàn bộ mà chỉ cho đi câu Hihat ở một số nơi nhất định cần nhịp chậm và nhanh tùy theo mục đích bạn mong muốn.
Thứ hai, việc Fill trống có thể gọi là báo trống việc này giúp cho các nhạc sỹ sản xuất hiểu rằng là kết thúc 8 câu nhạc đầu tiên để tiếp tục qua đoạn khác nhằm nâng cao trào của bài nhạc lên.
Thứ ba, thêm tiết tấu ví dụ như những câu trống đầu tiên trong Verse 1 thì các bạn không cần để quá nhiều chỉ cần tiết tấu nhẹ nhàng, để dần dần khi lên Chorus các bạn tạo ra được sự bùng nổ và đa dạng hơn trong tác phẩm.
Dưới đây sẽ là một số hình ảnh minh họa về Drum Pattern trong các thể loại nhạc khác nhau:
Funk Drum Pattern:
Kick và Snare của Funk Drum Pattern
Tiếp theo, chúng ta sẽ thêm Hihat-Closed ở dưới dạng 1/8 và Open-Hihat ở nốt cuối cùng.
Closed và Hat-Open
Tiếp theo, chúng ta sẽ thêm Pedal-hat ở dưới dạng 1/16 và Open-Hihat ở nốt cuối cùng. Điều này mang lại cho chúng ta một nhịp trống mang hương vị Funk một cách chân thực. Sau đó, thêm Closed-hat vào ở những vị trí như 1.2.4 và 1.3.2 để nhịp điệu trở nên nảy hơn.
Swung 16th notes hats
Nào, ta hãy sắp xếp thêm những âm thanh Hats này vào chung với tiếng Snares trong cùng một khung thời gian, xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nhé. Bây giờ, ta sẽ đặt những tiếng Snares này nhỏ hơn tiếng Snares chính, vì vậy ta sẽ giảm Velocity xuống khoảng tầm 50-75%. Những tiếng Snares này còn được gọi là “Ghost Note” thực sự nâng cảm giác sôi nổi cho nhịp điệu trống lên.
Ghost Snare và giảm Velocity xuống
Và đó là toàn bộ cách làm đơn giản của nhịp Funk.
2. Rock Drum Pattern:
Rock Drum-Pattern có thể có rất nhiều dạng khác nhau và trong ví dụ này, ta sẽ tìm hiểu loại nhạc Hard Rock cổ điển của thập niên 70s với giai điệu dồn dập.
Kick và Snare của Rock
Bây giờ, ta sẽ thêm Closed-hat ở vị trí 1/8.
Closed-hats ở vị trí 1/8 notes
Để tạo ra cảm giác dồn dập, ta sẽ thêm một nhịp kick thứ hai và giảm velocity xuống làm nhịp trống trở nên dồn dập hơn.
Double Kick
3. Hiphop Drum Pattern:
Chủ yếu dựa trên nhịp Funk, nhịp trống thời hoàng kim có xu hướng tạo ra các bản đánh trống lấy mẫu theo phong cách Analog.
Bắt đầu bằng cách hihats ở dưới dạng 1/8 cho ô nhịp.
1/8 notes hats
Sau đó, thêm những tiếng Snares ở các nhịp thứ 2 và thứ 4, đồng thời Kicks bắt đầu ở nhịp 1 và 16th.
Kick và Snare Hiphop
Bây giờ, ta sẽ Double Kicks ở câu đầu tiên làm giai điệu trở nên dồn dập hơn, và giảm velocity tiếng Kick thứ hai xuống.
Swung 16th kick
4. Jazz Drum Pattern:
Chúng ta sẽ thêm Ride ở những nốt đen và Pedal Hats ở các nơi 2 và 4 trong ô khuông nhịp.
Rides và Pedal Hats Jazz
Sau đó, ta sẽ thêm các rides vào bộ ba nốt (triplet) thứ tám cuối cùng của mỗi nhịp khác. Những tiếng rides này sẽ nhẹ nhàng hơn những tiếng rides chính, vì vậy hãy giảm velocity của chúng xuống 81.
Triplet Rides
Điều này mang lại cho chúng ta một khuông nhạc jazz cơ bản. Chúng ta cũng có thể sử dụng tiếng Kicks và Snares, nhưng chúng sẽ được sử dụng để làm điểm nhấn hơn cho bộ trống. Hãy thêm tiếng Snares vào bộ ba nốt thứ tám cuối cùng của nhịp đầu tiên của mỗi ô nhịp và một Snares trực tiếp trên nhịp thứ ba của ô nhịp thứ hai.
Snare Accents
Chúng ta cũng hãy thêm các tiếng Kicks vào bộ ba nốt thứ tám cuối cùng của nhịp thứ tư của ô nhịp đầu tiên và nhịp thứ hai của ô nhịp thứ hai.
Kick Accents
Đây là một số ví dụ cơ bản để giúp các bạn hình dung ra được drum pattern được hình thành như thế nào.
SỬ DỤNG REVERB VÀ DELAY
Được rồi, chuyển sang phương pháp tiếp theo, bạn có thể lấp đầy khoảng trống của một vòng trống bằng các hiệu ứng tinh tế như reverb và delay.
Điều này có thể làm cho âm thanh của bạn nghe bay bỗng hơn, dày hơn, tùy thuộc vào bạn muốn để reverb và delay như thế nào cho bạn nhạc của mình.
SOUND VARIATION và ARTICULATION
Sound Variation và Articulation là 2 chức năng tuy không quá mới với người chơi nhạc, nhưng lại khá tiện lợi đối với các bạn làm nhạc trên máy tính để có thể mô phỏng lại các kỹ thuật chơi và sắc thái âm nhạc của các nhạc cụ trong 1 bản phối. Để các bạn hiểu rõ hơn về hai chức năng này, mình sẽ làm thêm một bài viết nói về một cách cụ thể hơn.
Comments