Phụ kiện và trang phục của nền văn hóa khác cần được tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng, mang mặc.
Mới gần đây, Lâm Sedechu, một Hiphop Dancer “lão làng” trong cộng đồng Hiphop Việt Nam, cũng là một trong hai vũ công Hiphop đầu tiên của Việt Nam có mặt tại vòng chung kết của giải đấu JUSTE DEBOUT (1 trong những giải đấu lớn danh giá nhất thế giới) tổ chức tại Pháp năm 2012, có những dòng chia sẻ về món phụ kiện Durag.
Trích từ stt, cmt đáng chú ý của anh như sau:
"Durag is not cosmetic!
It’s weird for non-black people to wear it. Stop wearing it. Educate yourself."
"Khăn durag không phải là trang sức. Không phải người mỹ đen hoặc da màu mà mang thì rất là kì. Đừng mang nó khi không biết nó là để làm gì."
"Mình có thể break it into thành hai phần chính: chức năng và representation.
Về chức năng thì durag tạo ra bởi người da màu để giữ tóc xoăn của họ được vào nếp ra. Vì texture của tóc họ vốn dĩ xoăn và rối, nên durag giúp tóc được vào nếp, và được dùng khi lúc họ đi ngủ.
Về representation thì durag được tạo ra vào những năm thế kỉ 19th, khoảng thời gian thuộc chế độ nô lệ, người lao động bị áp bức và nó được lan rộng trong cộng đồng người mỹ đen. Durag, nó là biểu tượng của Black Empowerment Movement, là sự đoàn kết, sự kết nối vượt qua sự thống trị của thực dân thời bấy giờ, và được thừa hưởng qua nhiều thế hệ của người mỹ đen.
Hơn cả, durag là biểu tượng của sự tự hào, danh tính, và cách người mỹ đen thể hiện blackness, hay còn gọi là văn hoá người mỹ đen.
Sở dĩ người da đen tại mỹ cảm thấy bị xúc phạm khi thấy những người không cùng màu da mang vì người khác màu da sử dụng danh tính của họ để represent cái mà người ta không hiểu, không phải là trải nghiệm của họ thuộc thế hệ đi trước. Họ ức chế vì người mang không hiểu được lịch sử và sự cùng khổ mà người mỹ đen đã trải qua và durag là biểu tượng của sự vượt khó qua nhiều thế hệ.
Chốt lại, mọi người muốn làm gì thì làm, muốn mang gì thì mang, mục đích gì thì mục đích. Nhưng, hiểu ý nghĩa đằng sau việc mình làm, đặc biệt là represent một nền văn hoá khác mà mình không có rooted.
Nếu mình thực sự respect một nền văn hoá khác thì để vinh danh văn hoá đó, mình cần tìm hiểu kĩ lưỡng và đại diện nền văn hoá đó đầy tôn trọng."
Bên cạnh đó, Sin Boogie, một trong những người chơi Popping nổi bật nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ở thời điểm hiện tại, anh đã có nhiều thành tích tại các giải đấu lớn.
Trong bài viết trên fb cá nhân của dancer Lâm Sedechu, anh đã để lại một bình luận, góp ý thêm về góc nhìn của bạn bè anh ấy (người da màu) khi một người khác mang trên mình phụ kiện hay trang phục của họ:
"Em xin phép được đóng góp thêm 1 góc nhìn nữa từ người da đen là tại sao họ lại thấy khó chịu khi thấy người chủng tộc khác "diện" những đặc trưng văn hoá của họ. Em thì không phải thằng da vàng thích đi bảo vệ khóc thuê cho văn hoá da đen gì cả, nhưng cũng có trải nghiệm ở trong 1 nhóm nhảy Hiphop chỉ toàn các bạn da đen trong vòng 5-6 năm. Em muốn làm rõ lại là ai muốn đeo gì, mặc gì thì mặc nhé, đây chỉ là bổ sung góc nhìn cho mọi người tham khảo thôi ạ.
Durag, Dreadlocks, Braids, ..... hay những phụ kiện, trang phục, đặc điểm sinh học tự nhiên của người da đen là những thứ vẫn còn khiến họ bị phân biệt chủng tộc trong xã hội (ở Mỹ). Ví dụ 1 anh da đen đi xin việc văn phòng, họ sẽ có khả năng cao bị từ chối cơ hội xin được công việc đó, chỉ có thể vì kiểu tóc bẩm sinh của họ là Afro, braids, hay locks. (Một số ví dụ nữa về những trải nghiệm của người Mỹ đen trong xã hội hiện đại ngày nay: bị bắt nạt tại trường học, từ chối cơ hội việc làm, phân biệt bởi cảnh sát, etc...) Vậy nên có rất nhiều người Mỹ đen để tồn tại và sinh sống yên ổn được ở Mỹ, bắt họ đã phải từ bỏ những giá trị văn hoá của chính họ, những thứ mà họ sinh ra đã sở hữu.
NHƯNG ... khi họ nhìn thấy những người từ chủng tộc khác như người da trắng, Châu Á đội Durag, hay "đi làm tóc Dreadlocks" chỉ đơn giản là vì lý do thẩm mỹ, và những người mà không phải da đen này nếu thấy 'không thích thú nữa, có thể đơn giản bỏ Durag không đội nữa, không làm tóc nữa, không mặc cái này, cái kia nữa', họ sẽ phần nào thấy bị xúc phạm, và cảm thấy những đặc trưng văn hoá của mình chỉ đơn giản là trang sức với người khác, người ta thích thì đeo, không thích thì bỏ, trong khi bản thân mình là người da đen thì phải đối mặt với những thử thách, khó khăn trong xã hội chỉ vì đây là văn hoá, màu da mà và những đặc trưng mình sinh ra đã có.
Khác với áo dài, nón lá, mũ cối của Việt Nam, người da đen không hề đi quảng bá với thế giới rằng "hãy đeo Durags đi, hãy làm tóc Dreadlocks đi, ....), họ muốn giữ lại "MỘT SỐ" những giá trị văn hoá riêng của họ, vì họ đã cho thế giới quá nhiều rồi (Jazz, RnB, Hiphop Music & Culture, và vô vàn thứ khác mà chúng ta và cả thế giới đang tận hưởng).
Nhấn mạnh 1 lần nữa, không ai có thể cấm cản được anh chị em mặc gì lên người, nhưng khi mình có 1 bức tranh tổng thể hơn về những văn hoá mình đang tham gia, thì em nghĩ sẽ luôn bổ ích hơn cho chính mình."
Là một người nghệ sĩ, cần hiểu rõ mình đang mang gì, mặc gì và làm gì để tăng mức độ thiện cảm, nhận diện thương hiệu và cả việc tránh những rủi rỏ không đáng tiếc nhé!
NGUỒN THAM KHẢO: Việt Hiphop
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?
コメント