Cha mẹ luôn có những câu hỏi là: Con tôi có năng khiếu âm nhạc không?
Có thế bồi duỡng năng khiếu âm nhạc cho con được không?
Những câu hỏi như vậy thường hiện diện trong suy nghĩ của những người làm cha mẹ. Thực ra, đằng sau những câu hỏi ấy, điều phụ huynh thực sự muốn biết là:
Nếu con mình không có năng khiếu, thì có nên tiếp tục học nhạc không?
Có thể bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho con được không?
Nếu chỉ vì không có năng khiếu mà không học nhạc nữa, thì có phải là đáng tiếc không?
Đầu tiên chúng ta hãy phân tích một chút: "Năng khiếu âm nhạc" lí tưởng mà bạn đặt ra phải cao đến mức nào? Chỉ cần chơi được nhạc là được, hay phải là Mozart tái thế?
Có thể con bạn đã có 7 điểm năng khiếu, nhưng tiêu chuẩn của bạn phải là 9 điểm!
Vì con bạn không đạt được cao độ lí tưởng mà cho rằng đứa bé không có năng khiếu? "Không có năng khiếu" là suy nghĩ của mình bạn, hay giáo viên cũng cho rằng như vậy?
Bạn hãy phân tích kĩ càng hai vấn đề trên. Nếu chưa có suy nghĩ và tiêu chuẩn thích hợp, thì hãy điều chỉnh lại tiêu chuẩn của bạn rồi đọc tiếp:
Bạn đoán định con mình có hay không có năng khiếu âm nhạc vào lúc bé mấy tuổi?
Trẻ có năng khiếu âm nhạc hay không, nếu không phải chuyên gia thì khó mà phán đoán chính xác. Hơn nữa, đưa ra kết luận quá vội vàng thường sẽ gây ra quyết định sai lầm, đối với trẻ nhỏ chưa có chút "quyền biểu quyết" nào, thì đó là một sự bất công.
Có nhiều bậc cha mẹ thông qua quan sát quá trình trưởng thành của trẻ, dựa vào một vài dấu hiệu nào đó mà phán đoán xem trẻ có năng khiếu hay không, nhưng bạn có từng nghĩ rằng, "năng khiếu âm nhạc" được hình thành là có nguyên nhân của nó:
- Trong thời kì bào thai, thời kì sơ sinh, sau khi trẻ đầy tháng và thời kì nhi đồng, bạn có tạo ra môi trường âm nhạc cho trẻ hay không?
- Trong thời gian ấy, trẻ có cơ hội được ở trong môi trường âm nhạc hay không?
- Cha mẹ hay những người thân thường tiếp xúc với trẻ, có ai làm công việc về âm nhạc hoặc là người yêu nhạc không?
- Người thân, họ hàng, có ai là người thành công trong âm nhạc không?
Trong những câu hói trên, chỉ cần có ít nhất một câu trả lời khẳng định, thì tuy trẻ không phát là thiên tài âm nhạc, nhưng chuyện "có năng khiếu âm nhạc" là không có gì phải nghi ngờ cả.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia giáo đục và chuyên gia thần kinh não bộ, từ khi hình thành thai nhi, đến khi trẻ chào đời và tận lúc 2 tuổi, là thời gian vàng cho trẻ tiếp nhận ảnh hưởng của "âm thanh" (ngôn ngữ, âm nhạc); từ 2 tuổi đến 5 tuổi là thời gian vàng "thứ cấp". Có thể bé nhà bạn đã qua thời kì trên, nhưng đừng lo lắng, bắt đầu muộn còn hơn không, hãy nhanh chóng bắt tay vào hành động, bất cứ lúc nào bắt đầu "nghe" nhạc cũng đều có hi vọng tiến bộ cả.
Chắc bạn đã tỉnh ngộ, thành La Mã không thể xây trong một ngày! Nói cách khác, năng khiếu âm nhạc không phải bẩm sinh. Thiên tài âm nhạc có thể là do trời sinh, nhưng nếu chỉ là học nhạc, thưởng thức âm nhạc, thì không cần phải có năng khiếu gì ghê gớm lắm, hoàn toàn có thể bồi dưỡng được.
Chỉ cần bạn không yêu cầu con mình trở thành những thiên tài như Mozart hay Beethoven, thì xin bạn đừng tùy tiện nói rằng con tôi không có năng khiếu âm nhạc. Bạn nên hỏi bản thân trước rằng, mình có cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc cho con chưa?
Nếu bạn chưa từng tạo cho bé bất cứ môi trường âm nhạc nào, chỉ trông chờ vào việc mỗi tuần đến gặp giáo viên nhạc một tiếng đồng hỏ, thì kết luận trẻ có năng khiếu hay không rất không công bằng cho trẻ nhỏ. Trong môi trường như vậy mà hi vọng trẻ có năng khiếu âm nhạc thì rõ ràng là chuyện viển vông.
Vậy nên, đừng băn khoăn trước những câu hỏi đó nữa. Nếu bạn đã đọc xong bài này, và kiên trì thực hành phương pháp "Cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc" trong khoảng 2 năm trở lên, đồng thời có một giáo viên tốt để dạy nhạc, cộng thêm thái độ đúng đắn của bạn trong việc kèm cặp trẻ, mà phát hiện trẻ vẫn không có ý muốn học nhạc, giống như một hòn đá cứng không thể mài giũa nổi, vậy thì có thể rút ra kết luận: Có lẽ con bạn đúng là không có tế bào âm nhạc trong người, mau mau cho bé chuyển sang lĩnh vực khác đi thôi! Hoặc làm một người thưởng thức âm nhạc thuần túy cũng là một lựa chọn không tồi!
(Trích trong một cuốn sách của Tiến sỹ âm nhạc Đài Loan - Trịnh Hữu Tuệ)
* MỘT SỐ CÁCH CUNG CẤP NGUỒN DINH DƯỠNG ÂM NHẠC TRONG CON TRẺ HIỆN NAY:
Cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc trong trẻ là một cách để khuyến khích sự phát triển và thúc đẩy sở thích âm nhạc của trẻ từ khi còn nhỏ. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc cho trẻ:
1. Nghe nhạc đa dạng:
Phát nhạc trong nhà hoặc trong xe hơi để tạo ra một môi trường âm nhạc tích cực cho trẻ. Hãy lựa chọn các bài hát và thể loại nhạc khác nhau để trẻ được tiếp xúc với đa dạng âm nhạc từ các nền văn hóa và thể loại khác nhau.
2. Hát cùng trẻ:
Hãy hát cùng trẻ và khuyến khích trẻ tham gia vào việc hát cùng bạn. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn thúc đẩy sự tương tác gia đình và tạo ra một môi trường vui vẻ, gắn kết.
3. Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc và chơi với các loại nhạc cụ
Cung cấp cho trẻ cơ hội để chơi các nhạc cụ đơn giản như kèn, cái chiêng, trống, hoặc đàn piano cỡ nhỏ. Việc này giúp trẻ làm quen với các âm thanh và nhịp điệu cơ bản của từng loại nhạc cụ từ khi còn nhỏ.
4. Thiết lập một góc Âm nhạc:
Tạo ra một góc âm nhạc trong nhà với các nhạc cụ đa dạng như đàn guitar, keyboard, trống, hoặc còi. Điều này tạo điều kiện cho trẻ có thể tự do khám phá và tạo ra âm nhạc theo sở thích của mình.
5. Tham gia vào các lớp học Âm nhạc:
Đăng ký trẻ tham gia vào các lớp học âm nhạc hoặc các buổi học nhảy múa để trẻ có cơ hội học hỏi từ các giáo viên chuyên nghiệp và tương tác với các bạn cùng lứa. Điều này vừa tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc, vừa tăng thêm sự mạnh dạn tự tin trong trẻ.
6. Dùng Âm nhạc trong các hoạt động học tập:
Sử dụng âm nhạc làm phương tiện học tập bằng cách phát nhạc trong các hoạt động học tập như học tiếng Anh, học toán, hoặc học các kỹ năng xã hội. Lồng ghép hát với học tập cũng là cách giúp trẻ ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.
7. Đi xem biểu diễn Nhạc cùng trẻ:
Đưa trẻ đến các buổi biểu diễn nhạc hoặc các sự kiện âm nhạc cộng đồng để trẻ có cơ hội trải nghiệm và tham gia vào không gian âm nhạc thực tế. Việc này cũng làm tiền đề để trẻ mong ước được biểu diễn trên sân khấu mà cố gắng nhiều hơn trong tương lai.
8. Khuyến khích sự sáng tạo:
Khuyến khích trẻ tham gia vào việc sáng tác nhạc bằng cách viết lời bài hát, sáng tác giai điệu, hoặc ghi âm các giai điệu mới của riêng mình. Đối với trẻ đang học nói, sau khi nghe nhạc thì ngân nga và tự nghĩ ra các lời ca khác nhau, tuy chưa theo một trật tự câu từ chuẩn, nhưng ba mẹ hãy trân trọng khoảnh khắc đó mà động viên và khuyến khích con thực hiện nhiều hơn.
Bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng âm nhạc đa dạng và tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động âm nhạc, bạn không chỉ giúp phát triển khả năng âm nhạc của trẻ mà còn tạo ra một môi trường vui vẻ và sáng tạo cho sự phát triển toàn diện của con.
Comments