top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

FRISSION TRONG ÂM NHẠC LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Khi nghe một bài nhạc hay thưởng thức một tác phẩm hội họa, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy dường như có một dòng điện chạy qua cơ thể, tạo nên một cảm giác phấn khích khó tả, khiến từng sợi dây giác quan như muốn bùng nổ. Hiện tượng trên không phải là ngẫu nhiên mà hoàn toàn do chính cơ thể con người tạo ra khi được tiếp nhận một loại cảm xúc mang tên là “đạt cực khoái”. Và hiện tượng ấy được gọi là frisson, vậy để hiểu rõ frisson là gì, hãy theo dõi bài viết sau đây nhé. 


1. Frisson


Frisson hay được gọi là ớn lạnh thẩm mỹ hoặc ớn lạnh âm nhạc, là một phản ứng tâm sinh lý đối với các kích thích bổ ích thường gây ra do trạng thái cảm xúc dễ chịu hoặc có giá trị tích cực và xúc cảm lạ thoáng qua. Frisson còn được gọi với một tên gọi khác là làn sóng vui vẻ, phấn khích lướt trên toàn bộ làn da trên cơ thể bạn. Một số các nhà nghiên cứu khác, gọi frisson là hiện tượng “cơn cực khoái trên da”. Frisson thường được đi kèm cùng với chứng dựng lông và giãn đồng tử, hay đơn giản là “nổi da gà”. Thuật ngữ frisson công bố chính thức lần đầu tiên vào năm 2011, trong một cuốn sách mang tên “Sổ tay âm nhạc và cảm xúc: Lý thuyết, nghiên cứu và ứng dụng”, hai giáo sư chuyên ngành nhận thức âm nhạc David Huron đến từ đại học Ohio và Elizabeth Margulis từ đại học Arkansas, mới thống nhất được thuật ngữ dành cho hiện tượng “ớn lạnh nghệ thuật” được mô tả thông qua phản ứng “nổi da gà” là frisson. 


Con người “nổi da gà” khi phản ứng với frisson. (nguồn: Imgflip)
Con người “nổi da gà” khi phản ứng với frisson. (nguồn: Imgflip)

Khi bạn nghe những bản nhạc hay, dạt dào cảm xúc hoặc thưởng thức, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật đẹp, xem một khung cảnh đặc biệt cảm động nào đó trong phim, cơ thể sẽ tự động phản ứng với các yếu tố ngoại cảnh trên hình thành một luồng cảm giác chạy dọc cơ thể, đặc biệt là trên làn da, tạo ra hiện tượng rùng mình và khiến làn da phản ứng ngược trở lại cảm xúc đó. Frisson là một dạng “siêu năng lực giác quan” giúp con người cảm nhận được sâu và kỹ hơn về những tác phẩm nghệ thuật trước mắt. Não bộ truyền tín hiệu thông qua các sợi dây xúc cảm, chịu tác động bởi hệ thần kinh giao cảm và vùng xúc tác cảm xúc trong não bộ, sau đó cơ thể sẽ phản ứng ra bên ngoài vùng da bằng cách rùng mình hay ớn lạnh, từ đó thôi thúc các cơ chế phản vệ của con người tác động ngược lại với chất xúc tác tạo cảm giác (ở đây có thể là các bản nhạc hay tác phẩm nghệ thuật). 

Tùy từng bối cảnh, frisson có thể kéo dài dưới 1 giây cho tới 10 giây hoặc lâu hơn nhưng không vượt quá 42 giây. Nhưng để duy trì cảm giác frisson, da gà thường nổi lên theo từng đợt ngắt quãng chứ không liên tục. Thi thoảng, frisson có thể đi kèm một số cảm giác khác như khiến bạn rùng mình, cười hoặc thậm chí khóc chảy nước mắt. Bạn cũng có thể bị nghẹn họng, thấy mình hồi hộp đến nín thở và nhịp tim đập nhanh hơn khi nghe một bài hát có những điểm nhấn frisson. 


Tim con người đập nhanh hơn khi các đợt sóng chạy dọc cơ thể (nguồn: Medlatec)
Tim con người đập nhanh hơn khi các đợt sóng chạy dọc cơ thể (nguồn: Medlatec)

Hiện tượng frisson thường xảy ra như một phản ứng cảm xúc dễ chịu ở mức độ nhẹ đến vừa phải đối với âm nhạc đi kèm với cảm giác ngứa ran trên da. Các kích thích của frisson có thời gian ngắn, chỉ kéo dài vài giây. Trong khi cảm giác frisson thường được biết đến là do được gợi lên bởi các trải nghiệm với âm nhạc, thì hiện tượng này cũng có thể được gây ra bởi thơ ca, video, vẻ đẹp trong thiên nhiên hoặc nghệ thuật, những bài phát biểu hùng hồn và thực hành khoa học (chủ yếu là vật lý và toán học). Các phản ứng của hiện tượng frisson thường tập trung vào các vùng da lưng dưới, vai, cổ hoặc cánh tay. Đôi khi hiện tượng frisson cũng sẽ xảy ra khi bạn bỗng nhiên gặp lại một khung cảnh hoàn toàn quen thuộc như được thấy từ trước mà khoa học gọi là hiện tượng “déjà vu”.


2. Nguyên nhân hình thành hiện tượng frisson


Các đoạn nhạc chứa đựng những giai điệu bất ngờ, hay có những thay đổi đột ngột về mặt âm lượng hoặc lối biểu diễn bắt đầu một bài nhạc cảm động của người nghệ sĩ, là những kích thích đặc biệt phổ biến gây ra cơn frisson, bởi vì các tác nhân này ảnh hưởng trực tiếp vào hệ thần kinh giao cảm và các giác quan của người nghe theo một cách tích cực nhất. 


Lối biểu diễn của nghệ sĩ là tác hình thành hiện tượng frisson ở con người (nguồn: Báo Công an Nhân dân)
Lối biểu diễn của nghệ sĩ là tác hình thành hiện tượng frisson ở con người (nguồn: Báo Công an Nhân dân)

Nếu một người ca sĩ trình diễn một bản nhạc có các nốt cao lên xuống thất thường hay hát một bản nhạc cảm động nào đó, có những nốt nhạc thanh cao, xao xuyến đặc biệt, ngay lập tức phản ứng đầu tiên của người nghe chính là rùng mình trước các âm thanh mà họ đang cảm nhận và tiếp sau đó là cảm giác “lạnh sống lưng” hay “ớn lạnh” khi chứng kiến một màn biểu diễn thành công và mãn nhãn về một tác phẩm xuất sắc và khó tin đến vậy. 

Khi con người quá đắm chìm vào một cảm xúc trong một tác phẩm âm nhạc nào đó, họ sẽ dễ dàng nảy sinh ra hiện tượng frisson do đang tập trung chú ý đến các kích thích đó mà không hề hay biết bản thân đang phản ứng ngược lại với âm thanh và xúc cảm hiện tại. Và cũng có thể, một người nào đó sẽ dễ dàng tạo ra frisson khi lần đầu tiên họ nghe một bản nhạc, mặc dù bản nhạc ấy không phải là một tác phẩm quá cảm động hay được trình diễn bởi các nốt nhạc thanh cao nhưng vì frisson cũng được sinh ra do quá trình đồng hóa cảm xúc chính vì thế frisson cũng có thể được tạo ra bởi các tính cách cá nhân của mỗi con người. (nghiên cứu khoa học, không thể thay đổi)

Theo một báo cáo vào năm 2007 của các nhà khoa học Anh, đa số các phản ứng về hiện tượng frisson được tạo ra bởi âm nhạc, các khoảng nghe do âm thanh tạo ra có vùng ảnh hưởng rộng hơn so với các nhân tố khác như thị giác, xúc giác và tưởng tượng. Các nhà khoa học trên đã thực hiện các nghiên cứu khác để chỉ ra rằng, nguyên nhân chính hình thành nên hiện tượng frisson chủ yếu là sự đồng cảm của cảm xúc do con người tạo ra trong quá trình sống trong các bối cảnh môi trường và xã hội khác nhau. (nghiên cứu khoa học, không thể thay đổi)

Frisson cũng có thể được khuếch đại bởi môi trường của một người đang ở và bối cảnh xã hội mà bản nhạc đang phát tác động đến. Ví dụ: nếu một người nghe nhạc phim trong rạp chiếu phim, âm lượng tổng thể và câu chuyện của bộ phim sẽ cung cấp bối cảnh có chủ ý, có khả năng cao tạo cảm giác bồn chồn sâu sắc hơn cho người nghe. Văn hóa và quốc tịch của cả tác phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận của người nghe, khiến cảm giác frisson được tạo ra dễ hơn trong các môi trường này. Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng frisson có rất nhiều dạng xúc tác khác nhau nhưng môi trường và bối cảnh của bản nhạc là nguyên nhân chủ chốt khiến người nghe cảm nhận được hiện tượng “nổi da gà” thường xuyên hơn so với các tác nhân khác. 


Nhân vật Mai (Phương Anh Đào) hiện lên cùng với các bản nhạc trong phim khiến nhiều người “nổi da gà” khi xem (nguồn: cafebiz)
Nhân vật Mai (Phương Anh Đào) hiện lên cùng với các bản nhạc trong phim khiến nhiều người “nổi da gà” khi xem (nguồn: cafebiz)

3. Tính cách cá nhân tác động đến frisson như thế nào ?


Các kết quả từ bài kiểm tra Openness to Experience (bài kiểm tra tính cách cá nhân) của các nhà nghiên cứu người Mỹ cho thấy, những người có tính cách khác nhau sẽ có hiện tượng frisson với các mức độ “đạt cơn cực khoái” khác nhau, và những người này hình thành giai đoạn của “cơn ớn lạnh” cũng khác hơn so với đại đa số những người khác. 

Nghiên cứu cho thấy những người sở hữu tính cách nhạy cảm, có thiên bẩm về nghệ thuật có trí tưởng tượng hoạt động bất thường, họ đánh giá cao vẻ đẹp và tự nhiên, luôn tìm kiếm các trải nghiệm mới, thường phản ánh sâu sắc cảm nhận của họ, và họ thường yêu rất nhiều trong quá trình sống của mình. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người nghe với tính cách đặc biệt nhạy cảm với âm nhạc và nghệ thuật trải qua cảm giác frisson do họ phản ứng sâu sắc với âm nhạc họ đang nghe. 


Những người có thiên phú âm nhạc thường “đạt cơn cực khoái” khác với người bình thường (nguồn: Piano Finger)
Những người có thiên phú âm nhạc thường “đạt cơn cực khoái” khác với người bình thường (nguồn: Piano Finger)

Các nghiên cứu trước đó của một số các nhà khoa học về hiện tượng frisson đã chứng minh rằng, có gần 2/3 loài người cảm nhận được “cơn cực khoái” này, thậm chí ở một số người nhạy cảm với âm thanh hay thị giác sẽ thường xuyên xảy ra hiện tượng frisson hơn đa số những người bình thường còn lại. Các nhà soạn nhạc, nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ độc tấu, nhạc trưởng, họa sĩ tranh đương đại thường là những đối tượng phản ứng với hiện tượng frisson nhiều nhất. Những đối tượng này có tính cách đặc biệt nhạy cảm với âm nhạc và nghệ thuật mà không phải bất cứ đối tượng nào khác có thể có được. Đơn giản vì những đối tượng nhạy cảm với âm thanh, nghệ thuật có khả năng cảm thụ tốt hơn so với đa số các đối tượng khác và họ thường diễn ra hiện tượng frisson thường xuyên hơn, thông qua frisson các đối tượng trên có một cách cảm thụ âm nhạc sâu sắc và từ đó họ có thể tạo nên các tác phẩm nghệ thuật xuất thần.

Khác so với các đối tượng đặc biệt nhạy cảm với âm nhạc, đa số những người sinh sống trong các môi trường nghệ thuật cũng sẽ có phản ứng tương tự nhưng hiện tượng frisson xảy ra đối với họ chỉ đơn giản là vì các nhân tố ngoại cảnh tác động đến cảm xúc khiến cho cơ thể phản ứng ngược lại, khiến cho họ hình thành phản ứng frisson với bộ môn nghệ thuật mà họ đang theo đuổi. Hay đơn giản hơn, theo các nhà khoa học, những người có tính cách hướng ngoại sẽ xảy ra hiện tượng frisson ngắn hạn hơn so với những người có tính cách hướng nội, vì những người thuộc chữ “I” trong bộ tính cách có khả năng tiếp nhận các xúc tác thông qua hệ thống thần kinh giao cảm sâu sắc hơn so với những người thuộc chữ “E”. 


Người hướng nội phản ứng frisson dài hạn hơn so với những người hướng ngoại (nguồn: Cosmic Medicine)
Người hướng nội phản ứng frisson dài hạn hơn so với những người hướng ngoại (nguồn: Cosmic Medicine)

4. Cơ chế thần kinh của frisson


Cơ chế thần kinh phía sau phản ứng frisson khi nghe nhạc được giáo sư chuyên ngành nhận thức âm nhạc Huron gói gọn vào trong 6 nguyên tắc cơ bản. 6 nguyên tắc đó được lý giải như sau: âm lượng đột ngột lớn lên, giai điệu nhanh bất ngờ, hòa âm không thể đoán trước, giải âm siêu trầm hoặc siêu cao như tiếng hét. Và các nguyên tắc trên được được giáo sư Huron luận giải là những yếu tố gợi lên các nỗi sợ hãi khác nhau, “Các yếu tố gợi ra phản ứng frisson dường như rất giống với các yếu tố âm thanh gợi ra phản ứng sợ hãi”.


Tiếng hét khiến phản ứng frisson tác động ngược lại cơ thể (nguồn: Daily Mail)
Tiếng hét khiến phản ứng frisson tác động ngược lại cơ thể (nguồn: Daily Mail)

Có thể nói, hiện tượng frisson biểu hiện ở việc con người phản ứng đối với các tác nhân ngoại cảnh gây sợ hãi chẳng hại như người nghe sẽ phải “nổi da gà”, nín thở khi không biết một rapper có thể đi hết một đoạn fast flow, hay một ca sĩ có thể lên được những nốt cao mà không bị đứt giọng hoặc một nghệ nhân nhạc cụ trình diễn một đoạn độc tấu với các âm sắc liên tục không ngắt quãng. Nỗi sợ đem đến cảm giác “ớn lạnh” cho hệ thần kinh, buộc nó phải phản ứng trước các tác nhân ngoại cảnh bằng cách bộc lộ ra bên ngoài những biểu hiện cụ thể. Giáo sư Huron giải thích đó là bởi nó tuân theo một chuỗi các “mạch sợ hãi” trong não bộ mỗi con người – một con đường tín hiệu thần kinh có hai nhánh cao và thấp. 

Lấy một ví dụ đơn giản, phần trình diễn ca khúc “Lỗi tại mưa” của Voi Bản Đôn (ca sĩ Anh Tú) trong chương trình The Masked Singer, phối hợp cùng với giọng hát đầy cảm xúc cao trào, các nốt nhạc được Voi Bản Đôn xử lý một cách hoàn hảo, bên cạnh đó là bối cảnh sân khấu, màu sắc của các ánh đèn đã tạo nên một không gian đặc biệt cảm xúc. Khi bài hát dần đi đến hồi kết, khán giả tại trường quay phải nổi hết “da gà” bởi tiếng nấc trong bài hát của Voi Bản Đôn, tiếng nấc này kích thích vào các sợi lông trong ốc tai của bạn. Các sợi lông này gửi tín hiệu thần kinh đến hệ thần kinh. Ở đây, các kích thích được dịch thành dạng điện xung giữa các nơ- ron mà não bộ có thể hiểu được. Các tín hiệu điện này sau đó đi tới vùng trung tâm phản ứng của hệ thần kinh là nơi mọi cảm giác của bạn được tập hợp về đó. Khi trung tâm nhận ra những gì bạn đang nghe có yếu tố gợi lên nỗi thấp thỏm (chủ yếu là do tiếng nấc), nó bắt đầu kích hoạt mạch sợ hãi thấp và cao. 


Phần trình diễn khóc nấc trong “Lỗi Tại Mưa” của Voi Bản Đôn (Anh Tú) khiến nhiều khán giả “nổi da gà” (nguồn: Kênh14)
Phần trình diễn khóc nấc trong “Lỗi Tại Mưa” của Voi Bản Đôn (Anh Tú) khiến nhiều khán giả “nổi da gà” (nguồn: Kênh14)

Bên cạnh đó, cơ chế thần kinh cấu thành frisson không chỉ phụ thuộc vào mức độ sợ hãi mà còn phụ thuộc vào nỗi khoái cảm. Khi một bài nhạc bất ngờ thay đổi để tạo ra những điểm frisson – “vi phạm kỳ vọng của người nghe theo hướng tích cực” về nhịp, hòa âm hoặc giai điệu, nó sẽ khiến bộ não của họ bất ngờ theo hướng tích cực. Phản ứng này kích hoạt hệ thống tưởng tượng của não, sinh ra dopamine – một hoóc-môn khiến con người cảm nhận được sự khoái cảm hay “đạt cực khoái”. Lấy ví dụ đơn giản cho cơ chế này, màn trình diễn dạt dào cảm xúc của “Never enough” trong phim “The Greatest Showman” được giữ trọng trách bởi nữ diễn viên Rebecca Ferguson, thế nhưng rất ít người biết được rằng ca sĩ thực sự phía sau bài hát ấy chính là Loren Allred. Và khi Loren Allred cất giọng tại Britain's Got Talent 2022, không ai có thể tin một cô gái nhút nhát, với ngoại hình bình thường có một giọng hát nội lực và tuyệt vời đến vậy. Bốn vị giám khảo cùng với các khán giả đã phải thú nhận rằng họ “nổi da gà” ngay khi Loren cất lên câu hát đầu tiên, đơn giản vì họ quá bất ngờ. 


Loren Allred lần đầu trình diễn “Never Enough” khiến toàn trường quay bị hút hồn (nguồn: The Independent)
Loren Allred lần đầu trình diễn “Never Enough” khiến toàn trường quay bị hút hồn (nguồn: The Independent)

5. Đặc điểm của những bài nhạc tạo nên phản ứng frisson


Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu của giáo sư Huron cùng với các đồng nghiệp của ông đã làm rất nhiều thử nghiệm để đi đến giả thuyết nào cho những đặc điểm của các hiện tượng frisson. Trong các nghiên cứu này, một loạt các bản nhạc đã được bật cho các tình nguyện viên để xem họ có trải nghiệm cảm giác frisson hay không, và nếu có thì cảm giác đó xuất hiện ở những đoạn nào của các bài nhạc. Theo đó, kết quả của các thí nghiệm này đã phần nào tiết lộ và giải mã được hiện tượng frisson mà một bản nhạc thường có và kết quả này cũng có thể là những nguyên tắc cơ bản mà một nhà sản xuất âm nhạc có thể ứng dụng trong việc tạo ra những tác phẩm khiến người nghe “nổi da gà”.


Những đoạn nhạc tạo nên phản ứng frisson (nguồn: Gamek)
Những đoạn nhạc tạo nên phản ứng frisson (nguồn: Gamek)

Theo giáo sư Huron kết luận, một bản nhạc chứa các đặc điểm sau sẽ tạo nên phản ứng frisson của người nghe tại đúng các vị trí trọng điểm mà chúng xuất hiện:

  • Thứ nhất, những đoạn mà âm lượng của giọng hát của ca sĩ hoặc bản nhạc đột ngột lớn lên (subito forte).

  • Thứ hai, những đoạn chuyển tốc độ nhạc hoặc giai điệu bài hát đột ngột. 

  • Thứ ba, những đoạn hòa âm mới xuất hiện theo cách mà khán giả không thể đoán trước được. 

  • Thứ tư, những đoạn chuyển tone đột ngột. 

  • Thứ năm, những đoạn đổi nhịp đột ngột. 

  • Và cuối cùng, thứ sáu, những đoạn xuất hiện dải tần số mới (âm siêu trầm hoặc âm treble cao). 

Và đặc biệt, những đặc điểm này đa số được áp dụng vào các bản nhạc rap hiện đại với các phần chạy nhịp và chuyển đổi dải tần số mới hoặc các bản độc tấu nhạc cụ với những đoạn đổi nhịp. 

Có thể nói phản ứng frisson xảy ra khá thường xuyên ở mỗi đối tượng con người và thời gian lưu lại của frisson sẽ tùy thuộc vào tính cách cá nhân của người đó. Đặc biệt, frisson sẽ phản ứng nhiều với âm nhạc, điều này nói lên một mối quan hệ cố định giữa hiện tượng frisson và âm nhạc trong đời sống thường thức của con người. 


Tài liệu tham khảo: 

  • Front Psycol, (2014), Thrills, chills, frissons, and skin orgasms: toward an integrative model of transcendent psychophysiological experiences in music

  • Reuben Westmaas, (2019), What Getting Chills from Music Says About Your Brain

  • Adam Haar Horowitz, Interoceptive Technologies: Inducing emotions from the body up

  • Mitchell Colver, (2016), Why Does Great Music Give You the Chills?

  • Diễn đàn, What exactly is a frisson, and why do we get them?

  • Publication History, (2022), Frisson Waves: Exploring Automatic Detection, Triggering and Sharing of Aesthetic Chills in Music Performances

  • Ellie Palmer, (2022), What is frisson and what role does it play in music?

  • Nusbaum, E.C. & Silva, P.J, (2010), Shivers and Timbres: Personality and the Experience of Chills from Music, Social Psychology and Personality Science





Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page