Ai trong chúng ta chắc hẳn đều đã một lần nhún nhảy theo những giai điệu sôi động của bản rap? Hay bị cuốn hút bởi những câu chuyện đầy chất sống động được kể qua những lại rap cực “ngầu”? Hiphop xuất phát từ những góc phố nghèo khó tại quận Bronx, New York từ thập niên 1970 đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, tác động sâu sắc đến nhiều người trên thế giới. Vậy hiphop đã tác động tới thế giới mạnh mẽ như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây của doannhuocquy.vn sẽ cập nhật những thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề này. Hãy đón xem bài viết của chúng tôi nhé!
1. Hiphop tạo sự thay đổi phong cách nghệ thuật
1.1. Nhảy đường phố “Breakdance”, hoạt động chỉnh nhạc “DJ”
Trong đầu những năm 1970 dưới kỹ thuật trộn nhạc của các nghệ sĩ DJ đã thử nghiệm và được đánh giá rất thành công với lối chơi này. Được biết, nghệ sĩ gốc Jamaica Kool Herc ở Bronx là người đầu tiên dám làm thử điều này. Khi âm nhạc này xuất hiện cũng chính là lúc điệu nhảy “breakdance” ra đời.
Bộ phim mang tên “Beat Street” liên quan tới “Breakdance” đã được trình chiếu khắp nơi ở nước Mỹ hoặc LHP Cannes vào năm 1984. Qua đó mà nhóm The New York City Breakers và Rock Steady Crew đã có cơ hội trở nên nổi tiếng. Sức ảnh hưởng cũng như sự truyền cảm hứng về bộ môn nhảy này đã được lan tỏa rất rộng và đem lại nhiều thành tích, vinh quang cho nhiều nghệ sĩ trẻ. Một số cái tên phải kể đến như George Sampson cùng nhóm nhảy Diversity. Được biệt nhóm này chính là nhóm đã giành được chiến thắng trong cuộc thi Britain’s Got Talent.

Ngoài ra, Kool Herc, cùng với Afrika Bambaataa và Grandmaster Flash, là bộ ba thần thánh đi đầu trong những ngày đầu của hip-hop. Thế nhưng, có người cho rằng câu chuyện của Herc mới chính là nơi tất cả mọi chuyện bắt đầu. Ngoài ra, Herc đã bắt đầu chỉnh nhạc tại các bữa tiệc nhỏ trong gia đình.
Nơi đây đã cho anh cơ hội được phát triển một số cải tiến kỹ thuật quan trọng. Anh đã sắm hệ thống loa có khả năng phát âm thanh lớn nhất. Từ đó, tìm ra cách để khiến hệ thống âm thanh của mình chơi nhạc lớn nhất, rồi thay đổi các đĩa nhạc bằng 2 bàn xoay và 1 máy trộn. Quan trọng là trong 1 bữa tiệc, Herc thấy các chàng trai cô gái tới dự tiệc đã gần như phát điên trước những tiếng gõ đều đặn của nhạc cụ. Ngay sau đó, anh đã bắt đầu tìm các đĩa hát có nhiều tiếng gõ lặp đi lặp lại như thế để thỏa mãn các vũ công.

1.2. Rap
Vào đầu thập niên 70s, hầu hết các bài hát rap thường là những bản hợp mang năng lượng vui vẻ của bữa tiệc và chứa đầy những lời khoe khoang về kỹ năng gieo vần. Cho tới năm 1982 thì bản thu “The Message” của Grandmaster Flash và The Furious Five đã mang đến bước ngoặt vô cùng lớn. Cùng với những câu rap cực đậm chủ nghĩa hiện thực xã hội thì “The Message” đã có thể vẽ nên một bức chân dung cực kỳ thực tế, từ sống động cho đến lúc phải đáng sợ rồi thương cảm về cuộc sống khó khăn trên đường phố chỉ trong vòng 7 phút đồng hồ.
Bài hát “The message” này đã có thể hoàn toàn chứng minh rằng hip-hop có thể nghiêm túc như rock và nó cũng là một phương tiện mạnh mẽ để bình luận xã hội, chính trị. Trích theo lời của Grandmaster Flash tại Knightsbridge, ông đã cho rằng: “một cánh cửa dẫn vào thành thị nước Mỹ”. Lý do ông nói điều đấy là do chính bản thu đã gây chấn động truyền thông và đem đến những cái nhìn nghiêm túc hơn cho hip-hop.

Từ đó, hip-hop đã trở thành một nguồn năng lượng mới, có thể tạo động lực cho nhiều người. Đặc biệt, nó còn trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng cùng với sự nâng cao và nhận biết dưới một lăng kính thực tế hơn của những người rapper. Cho tới thời đại hiện nay thì giá trị của những ca từ trong các bài Rap còn là một phương thức chữa lành, trị liệu cảm xúc cho người nghe.
1.2. Hoạt động vẽ tranh đường phố “Graffiti”
Ngoài ra, hoạt động vẽ tranh đường phố của các nghệ sĩ graffiti đã đưa nghệ thuật vẽ thoát ra khỏi văn hóa nhóm. Được biết, người trụ cột đi theo trào lưu này chính là nhà thơ kiêm nghệ sĩ Jean-Michel Basquiat. Cụ thể như sau, nghệ sĩ Basquiat đã đưa phong cách viết chữ đường phố vào các phòng trưng bày. Mãi sau này cho tới năm 2000, khi mà phong cách hip-hop graffiti đã được thâm nhập vào thế giới thương mại khi mà được các nghệ sĩ ủy quyền đã tạo nên những áp phích cho thương hiệu.

Ví dụ một số cái tên vô cùng nổi tiếng cho tới thời đại ngày này như Sony, McDonald’s, Adidas,... Cho tới logo London 2012 thì vẫn có thể cảm nhận được hip-hop graffiti vẫn được lan tỏa rất lớn. Graffiti mang phong cách hiện đại, mang tính cách mạng, theo chủ nghĩa táo bạo như hip-hop, giờ đây đã trở thành một hình thức nghệ thuật thị giác chính thức của hip-hop và đặc biệt đã được công chúng nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn.
Qua đó, có thể nhận ra rằng hip-hop đã đánh dấu một sự thay đổi lớn của giới nghệ thuật từ năm đầu 1970 thông qua việc thể hiện được các điệu nhảy breakdance, DJ - chỉnh nhạc, hát rap cũng như là graffiti - vẽ tranh đường phố. Có thể nói, đây chính là 4 nền tảng cơ bản của hip-hop.
2. Tạo nên gu thời trang chuẩn “mới lạ”
Thời trang hip-hop đã được tôn vinh ở“Fresh, Fly and Fabulous: Fifty Years of Hip Hop”. Style” tại Học viện Công nghệ Thời trang (FIT) của New York. Ngoài ra, câu nói của 1 nhân vật nổi tiếng tên là Elizabeth Way, phó giám tuyển trang phục tại The Museum at FIT, được trích tại V-Zine cho biết: “Phong cách chắc chắn là một yếu tố không tên của hip-hop”, “Phong cách chắc chắn là một yếu tố không tên của hip hop” Tất cả các loại trang phục từ áo khoác graffiti, thể thao B-boy thời kỳ đầu và tất cả những trang phục có sức tạo nên sự hấp dẫn của các MC và DJ.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận ra một bước tiến nhảy rất xa của những trang phục mang phong cách của thể loại hip-hop tại triển lãm theo dõi hành trình của thời trang Hip Hop đã được chuyển đổi theo chiều hướng vô cùng mới lạ. Từ đó, tạo nên sự cuốn hút trong mắt người xem với những outfit vô cùng “chất”, “ngầu” từ những chàng thanh niên có nước da đen và da nâu thuộc tầng lớp lao động giờ đây đã trở thành những người đi đầu trong nền văn hóa đến vị thế chủ đạo hiện tại. Bây giờ, chúng ta đã không còn cảm thấy xa lạ với những hình ảnh các rapper ngồi hàng ghế đầu tại các tuần lễ thời trang.

Ngoài ra, cho tới năm 2004 được coi là một bước ngoặt vô cùng lớn đối với phong cách thời trang hop-hop khi mà nhà sản xuất Hip Hop, rapper Sean Combs (còn được gọi với những cái tên như Puffy, Puff Daddy, P Diddy) đã được vinh danh là nhà thiết kế trang phục nam của năm bởi sự thẩm định của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang của Mỹ. Từ đó, nhãn hiệu Sean John của anh đã được công nhận là một phần của phong trào các nhãn hiệu quần áo Hip Hop như FUBU, Phat Farm và Rocawear, một số được hỗ trợ bởi các hãng thu âm nhạc rap.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?

Comments