top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

HIPHOP LÀ GÌ? 5 ĐẠI TRỤ THỐNG TRỊ NỀN VĂN HÓA HIPHOP

Khi nhắc đến Hiphop, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến những bài nhạc Rap rất “chiến” hoặc những điệu nhảy mạnh mẽ, phóng khoáng. Tuy nhiên văn hóa Hiphop không chỉ là âm nhạc và vũ đạo mà còn bao gồm các hình thức nghệ thuật độc đáo khác.

Cùng doannhuocquy.vn tìm hiểu 5 trụ cột chính của “cuộc cách mạng văn hóa” này trong bài viết dưới đây nhé!


1. Hiphop là gì?


Hiphop là một thể loại âm nhạc và trào lưu văn hóa được xem là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng người yếu thế, đặc biệt là cộng đồng người da màu tại Mỹ, thể hiện qua lời bài hát về cuộc sống, xã hội, và các vấn đề cộng đồng khác. Qua thời gian, Hiphop đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, tạo ra sức ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực từ thời trang, nghệ thuật, đến ngôn ngữ và phong cách sống.


Hiphop bao gồm các yếu tố như: Rap, Breakdance (Vũ đạo), Graffiti (Vẽ tranh nghệ thuật), Beatbox (Sử dụng miệng, môi, lưỡi để mô phỏng âm thanh), DJ/MC. Dù được thể hiện qua bất kỳ hình thức nào, Hiphop vẫn mang tinh thần chung là sự tự do, bùng nổ, phóng khoáng, dễ cảm nhận và dễ truyền cảm hứng.


Những nghệ sĩ Hiphop nổi tiếng thế giới. Ảnh: Sean McCabe
Những nghệ sĩ Hiphop nổi tiếng thế giới. Ảnh: Sean McCabe

2. Lịch sử văn hóa Hiphop thế giới


Hiphop bắt đầu xuất hiện tại Bronx, New York từ những năm 1970. Xuất thân của trào lưu này là từ những khu ghetto - khu ổ chuột, nơi sinh sống của những người nghèo và người da màu, gắn liền với bạo lực và tệ nạn xã hội.


Ngày 11/8/1973, một DJ mang tên Kool Herc đã tổ chức một bữa tiệc chào mừng năm học mới tại Boogie Down Bronx. Chính sự kiện này đã khai sinh ra văn hóa Hiphop và làm thay đổi cả một nền âm nhạc, nghệ thuật thế giới.


DJ Kool Herc, người được vinh danh là cha đẻ của Hiphop. Ảnh: Handout
DJ Kool Herc, người được vinh danh là cha đẻ của Hiphop. Ảnh: Handout

Với sự phát triển nhanh chóng, Hiphop trở thành làn sóng văn hóa nổi bật của người Mỹ gốc Phi và cộng đồng Hispanic (người gốc Tây Ban Nha) vào những năm 1980. Trong khoảng 1982 đến 1985, đã có rất nhiều bộ phim ra đời góp phần quảng bá văn hoá Hiphop giúp trào lưu này phổ biến rộng hơn, vượt ra khỏi khu vực New York.


Từ những bước chân đầu tiên đầy mạnh mẽ, Hiphop hiện tại đã trở thành một thể loại âm nhạc chính thống, một phần của văn hóa đại chúng toàn cầu.


3. Lịch sử văn hóa Hiphop tại Việt Nam


Năm 1997 chính là cột mốc chính thức khai sinh ra Rap Việt nói riêng và trào lưu Hiphop tại Việt Nam nói chung. Thời điểm này, tại thành phố Portland (tiểu bang Oregon - Mỹ), Khanh Nhỏ và Thai Viet G đã cùng nhau thu âm bài "Vietnamese Gang", trong đó Thai Viet G Rap bằng tiếng Anh và Khanh Nhỏ Rap bằng tiếng Việt. Đây được xem như bài Rap đầu tiên có lời Việt, mở đường cho Rap Việt thời kỳ đầu.


Từ những năm 2000, khi Việt Nam chính thức mở đường thông internet, văn hóa Hiphop gần như bùng nổ đối với giới trẻ Việt. Đây cũng chính là thời kỳ đỉnh cao của Hiphop Việt khi có rất nhiều nhóm nhảy và nhóm Rap ra đời. 


Nền văn hóa trẻ này không chỉ dừng lại ở Hà Nội và TP.HCM mà nhanh chóng lan ra các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, làn sóng Hiphop ở thời điểm này đã vấp phải rất nhiều rào cản từ gia đình, xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng vì quá khác biệt so với văn hóa truyền thống. Cộng đồng Việt Nam khi ấy vẫn chưa thể chấp nhận được sự nổi loạn, “ngổ ngáo” của phong trào văn hóa “ngoại lai” này.


Một số Rapper nổi tiếng tại Việt Nam. Ảnh: Spiderum
Một số Rapper nổi tiếng tại Việt Nam. Ảnh: Spiderum

Dù vậy, cộng đồng Hiphop tại Việt Nam vẫn luôn cố gắng vượt qua rào cản và định kiến để phát triển, từng bước vươn ra thế giới và mang lại nhiều thành tựu lớn cho nghệ thuật Việt Nam.


Hiện nay, Hiphop đã không còn phải chịu quá nhiều định kiến từ dư luận xã hội, thậm chí vươn đến một tầm cao mới, sánh ngang với các thể loại âm nhạc phổ thông. Minh chứng tiêu biểu là sự phát triển của các chương trình tìm kiếm tài năng nhảy đường phố, tài năng Rap như Street Dance Việt Nam, Rap Việt, King Of Rap,... được phát sóng trên các kênh truyền hình và mạng xã hội.



4. Tìm hiểu 5 đại trụ thống trị nền văn hóa Hiphop

4.1. Rap


Rap là viết tắt của 3 từ Rhythm – And – Poetry (Giai điệu và Thơ), là một trong những hình thức nghệ thuật trong văn hóa Hiphop. Các đặc điểm chính của Rap bao gồm:

  • Lyrics: Lyrics là từ để chỉ phần lời Rap. Lời Rap rất đa dạng chủ đề như văn hóa, tình yêu, sự suy ngẫm về đời sống hoặc thể hiện quan điểm về một hiện tượng, sự việc nào đó. Rapper thường sử dụng lối chơi chữ, so sánh, ẩn dụ, gieo vần, dùng từ đồng âm,… để thể hiện quan điểm của mình.

  • Flow: Flow là một phần của kỹ thuật Rap, là cách Rapper tương tác với beat. Có nhiều loại flow khác nhau cơ bản như Straight Flow (Câu đơn thông thường), Double Time Flow hoặc Fast Flow (Câu Rap với tốc độ nhanh hơn so với thông thường), Melodic Flow (Hiểu một cách đơn giản là câu Rap nghe như một câu hát). Ngoài ra còn một số kỹ thuật đi flow khác như Choppy Flow, Sing-Song Flow, Mumble Flow, Storytelling Flow được sử dụng trong các bài nhạc mang màu sắc khác nhau.

  • Rhymes (Vần): Cũng tương tự như thơ, Rap cũng sử dụng vần điệu để tạo nên nét đặc sắc riêng biệt. Tuy nhiên so với thơ thì vần trong Rap được sử dụng tự do hơn, không quá lệ thuộc vào quy luật bằng trắc. Vần đôi là những câu có vần hai chữ giống hai chữ câu trước đó. Vần ba là những câu có vần ba chữ giống ba chữ câu trước đó. Các câu vần bốn, vần năm,... cũng theo quy ước tương tự.

  • Beat: Nhạc của thể loại Rap thường có nhịp điệu mạnh mẽ, lôi cuốn, thỉnh thoảng cũng sẽ được phối với các thể loại âm nhạc khác như nhạc cổ điển, âm nhạc dân tộc, pop,...


Ngoài ra, Rap còn có lối chơi Freestyle, tức là có thể đối đáp ứng biến tức thời bằng cách Rap trên nền beat cho sẵn.


Các huyền thoại Rap trên thế giới tiêu biểu: 2Pac, Notorious B.I.G, Eminem, Snoop Dogg,...

Các nghệ sĩ nổi tiếng trong làng Rap Việt: Khanh Nhỏ, Thai Viet G, Đen Vâu, Suboi, JustaTee, Karik,...



4.2. Breakdance


Breakdance (hay còn gọi là breaking) là điệu nhảy đường phố thuộc dòng nhảy Hiphop của người Mỹ gốc Phi. Bộ môn này du nhập vào Việt Nam từ những năm 90, tuy nhiên chỉ được giới trẻ Việt Nam tập luyện một cách tự phát, phong trào tự do.


Hiện tại, bộ môn này ngày càng phát triển chuyên nghiệp hơn và trở thành bộ môn thi đấu chính thức trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Gần đây nhất, Breakdance đã trở thành một trong các bộ môn thi đấu chính thức trong SEA Games 32.



4 yếu tố chủ đạo tạo nên Breakdance gồm:

  • Toprock: Toprock là bước nhảy cơ bản nhất trong Breakdance, có thể hiểu đơn giản là một điệu nhảy trong tư thế đứng với  những cử động của phần thân trên thoải mái theo điệu nhạc.

Toprock có thể dựa trên nhiều phong cách nhảy khác như Popping, Lock, Tap dance, Lindy hop hoặc House dance.

  • Downrock (Footwork hoặc Floorwork): Downrock được hiểu là bất kỳ chuyển động nào trên sàn nhảy với sự kết hợp giữa các động tác tay và chân. 

  • Power moves: Power moves là các động tác quay người, nhào lộn. Các động tác này đòi hỏi người nhảy phải có sức bền, tốc độ tốt và kỹ thuật chắc chắn. 

  • Freezes: Freezes là động tác yêu cầu người nhảy phải “đóng băng” chuyển động, tạm thời treo mình lên khỏi mặt đất bằng cách sử dụng sức chịu của phần thân trên.


Ngoài những bài nhảy biểu diễn được luyện tập kỹ càng, Breakdance còn có hình thức thi đấu đối kháng được gọi là battle dance. Hình thức thi đấu có thể là solo (Thi đấu 1:1) hoặc thi đấu theo đội (Crew) với số lượng thành viên từ 2 đến 10 người, có thể đông hơn nếu thi đấu tại các giải đấu lớn. Ở các vòng đấu, mỗi cá nhân hoặc đội sẽ lần lượt ra giữa sàn đấu để thực hiện bài nhảy, thời gian cho mỗi bài nhảy sẽ dao động từ 45s đến 1 phút.


Nhìn chung, đây là thể loại vũ đạo với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự tự do, khẳng định cá tính riêng. Những giá trị từ Breakdance nói riêng và nhảy đường phố nói chung đã góp phần xóa mờ ranh giới giữa nghệ thuật hiện đại và văn hóa nghệ thuật truyền thống.


4.3. Graffiti


Graffiti là loại hình nghệ thuật vẽ đường phố trong văn hóa Hiphop, có thể bắt gặp được ở bất kỳ đâu. Có thể hiểu đơn giản đây là tranh vẽ trên tường bằng cách phun sơn, thể hiện ở dạng hình ảnh hoặc chữ, ký tự.


Đặc điểm của Graffiti chính là sự tự do, bất quy tắc và nổi loạn trong nét vẽ. Hầu hết nội dung của bức tranh Graffiti sẽ không được lên ý tưởng sẵn mà phụ thuộc vào cảm xúc lúc vẽ của người nghệ sĩ.


Tác phẩm graffiti kết hợp giữa văn hoá đường phố và văn hoá truyền thống. Ảnh: Nghệ sĩ Graffiti Nguyễn Tấn Lực (Nghệ danh: Cresk).
Tác phẩm graffiti kết hợp giữa văn hoá đường phố và văn hoá truyền thống. Ảnh: Nghệ sĩ Graffiti Nguyễn Tấn Lực (Nghệ danh: Cresk).

Graffiti được phân biệt thành một số phong cách vẽ như sau:

  • Tag style: Phong cách này được thể hiện qua những chữ ký tên khá loằng ngoằng, những chữ ký này có thể là tên cũng như địa chỉ của người vẽ. 

  • Blockbuster style: Đây là một phong cách điển hình của Graffiti, được thể hiện qua những nét chữ vuông vức, có quy luật.

  • Throw up: Phong cách Graffiti này thường được tạo ra bằng cách vẽ các đường viền chữ cái đơn giản và sau đó tô màu. Các chữ cái trong phong cách này thường có nét tròn hoặc hình dạng giống như bong bóng.

  • Simple style (Freestyle): Đây là phong cách Graffiti được vẽ nên từ những mẫu hình học như hình tròn, vuông, tam giác,... có sự chênh lệch nhau về khoảng cách. Bên cạnh đó, nó còn có thể được kết hợp với các loại hoa văn trang trí để thêm phần độc đáo cho tác phẩm.

  • 3D style: Phong cách này tập trung vào các chi tiết, khối hộp và bóng để mô phỏng hình dạng 3D của đối tượng được vẽ.

  • Wild style: Phong cách này được thể hiện bằng những yếu tố như mũi tên, đường cong, gai nhọn và các hình vẽ phức tạp khác. Wild style là sự hòa trộn giữa các phong cách khác nhau, tạo nên một phiên bản mạnh mẽ, độc đáo nhưng khó theo đuổi.

  • Art style: Không ngoa khi nói Art style chính là phong cách đỉnh cao trong nghệ thuật Graffiti. Không còn là những hình khối, chữ cái, ký tự, Art style được đầu tư kỹ càng hơn về mặt hình ảnh, có thể tạo ra những tác phẩm hội họa “để đời”.


Loại hình nghệ thuật này đã và đang gây ra rất nhiều tranh cãi và bất đồng trong xã hội khi một bên cho rằng đây là nghệ thuật, bên còn lại thì cho rằng việc vẽ lên tường là phá hoại cảnh quan đô thị. Ở một số quốc gia như Mỹ và Úc thì Graffiti là bất hợp pháp và được xem như hành vi phá hoại của công. Trong khi đó ở các quốc gia khác các tác phẩm Graffiti được bảo tồn như một tác phẩm nghệ thuật.


4.4. DJ và MC


Trong văn hóa Hiphop, DJ và MC là linh hồn của các buổi tiệc, chương trình biểu diễn và giao lưu.


DJ (Disc Jockey) là người chơi nhạc trong các đêm diễn hay bữa tiệc. DJ sử dụng nhiều thiết bị âm thanh khác nhau, bao gồm bàn xoay (turntables), bộ điều khiển DJ (DJ controllers), mixer, và các phần mềm DJ để điều chỉnh và kiểm soát âm nhạc. DJ không chỉ đơn thuần là người phát nhạc mà còn là người tạo ra một trải nghiệm âm nhạc độc đáo, làm cho sự kiện hoặc buổi tiệc trở nên sôi động và cuốn hút hơn.


Trong thời kỳ đầu, DJ có vai trò chủ đạo trong việc kết nối khán giả. Họ không chỉ phát nhạc mà còn sáng tạo ra các giai điệu mới từ các bài nhạc có sẵn. Đây chính là bước chân đầu tiên, là nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển nền văn hóa Hiphop sau này.



Khi kỹ thuật DJ phát triển cũng kéo theo sự ra đời của MC. MC (Master of Ceremonies) trong Hiphop là người giữ vai trò kết nối, duy trì bầu không khí sôi động, náo nhiệt cho các bữa tiệc hoặc chương trình biểu diễn.  Một số câu cửa miệng của các MC trong Hiphop là: “Yo”, “Put your hands up in the air”, “Everybody say hoo”, “Come on”, “Let’s go”,…


Ở thời điểm ban đầu, việc cầm mic làm MC thường là do đàn ông đảm nhận. Tuy nhiên theo sự thay đổi và phát triển cùng thời đại, việc nữ giới làm MC cũng trở thành một điều phổ biến trong giới Hiphop.


4.5. Beatbox


Beatbox là thể loại nghệ thuật độc đáo mà người biểu diễn (thường được gọi là Beatboxer) điều khiển âm thanh phát ra từ miệng, môi, lưỡi, vòm họng để mô phỏng giai điệu và âm thanh của các loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, thường là trống điện tử.


Beatboxer có thể tạo ra các loại âm thanh khác nhau như tiếng trống, tiếng bass, tiếng chà đĩa, giọng robot,... thành các giai điệu và nhịp điệu phức tạp, thậm chí có thể trở thành một bài nhạc hoàn chỉnh.


Nguồn gốc của Beatbox bắt đầu từ những năm 1970-1980 tại New York - cái nôi khai sinh ra văn hóa Hiphop. Từ đó, Beatbox trở thành một trong 5 đại trụ thống trị nền văn hóa Hiphop thời bấy giờ. Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở Hiphop, Beatbox nhanh chóng xuất hiện trong các tác phẩm nhạc Pop chính thống, tiêu biểu là bài hát Billie Jean của “ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson.


Hiện nay thể loại nghệ thuật này không chỉ là một hình thức biểu diễn mà dần trở thành một môn thể thao âm nhạc. Việt Nam cũng đã có một số đại diện đạt huy chương trong các cuộc thi Beatbox quốc tế, tiêu biểu là Beatboxer Nguyễn Bảo Trung - Quán quân thể thức đấu đơn của World Beatbox Camp 2017, Beatboxer Trần Thái Sơn - Vô địch Beatbox Loopstation Châu Á 2018,...



5.  Phong cách thời trang Hiphop


Đi đôi với tinh thần tự do, phá cách của văn hóa Hiphop là phong cách thời trang cũng không kém phần “ngông”. Đây là trào lưu thời trang độc đáo thể hiện gu cá tính mạnh, tự do và nổi loạn, không ngại định kiến, được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng.


Đặc trưng của phong cách thời trang Hiphop là trang phục rộng thùng thình, quá khổ. Những món phụ kiện không thể thiếu trong phong cách này gồm: Mũ snapback, mũ bucket, áo phông oversize, áo khoác bomber, áo hoodie, quần jogger, giày sneaker, kính râm,... cùng các loại trang sức vàng lấp lánh.


Ngoài ra, người theo đuổi phong cách này còn có thể tự do biến tấu, thêm thắt phụ kiện tùy theo cá tính và sở thích riêng.


Phong cách thời trang Hiphop hiện đại. Ảnh: Laforce.vn
Phong cách thời trang Hiphop hiện đại. Ảnh: Laforce.vn

6. Một số thuật ngữ trong âm nhạc Hiphop


  • Underground: Chỉ cộng đồng các Rapper không quá nổi tiếng, không xuất hiện nhiều trên truyền thông, quảng cáo.

  • Overground/Mainstream: Trái với Underground, đây là cộng đồng Rapper nổi tiếng trong showbiz, có thể tham gia đóng nhiều quảng cáo và chương trình truyền hình.

  • Dizz/Diss: Dùng bài Rap để công kích đối thủ. 

  • Beef/Rap Battle: Cuộc chiến Diss qua lại giữa các Rapper. Rap Battle có 2 phong cách là Beat (Lời Rap trên nền nhạc) và No beat (Không sử dụng âm nhạc, chỉ sử dụng lời Rap để công kích đối thủ).

  • Feat./ft./Featuring: Mối quan hệ hợp tác hát chung trong một tác phẩm giữa các Rapper hoặc giữa Rapper và ca sĩ.

  • Bar: Hiểu một cách đơn giản là “một câu Rap”.

  • Mixtape: Album nhạc của một nghệ sĩ Underground.

  • Verse: Thường dùng để chỉ một đoạn Rap.


Văn hóa Hiphop hình thành và phát triển tại Mỹ - nơi giao thoa giữa nhiều chủng tộc tại nhiều nền văn hóa khác nhau, vì vậy chính nó cũng mang trong mình tinh thần giao lưu, cộng hưởng liên tục. Nhờ sự giao lưu văn hóa này, Hiphop đang ngày càng mở rộng và sáng tạo không ngừng.


Trong suốt chiều dài nửa thế kỷ phát triển, Hiphop luôn mang 3 tôn chỉ “Peace, United, and Having Fun” (Hòa bình, Đoàn kết và Vui vẻ). Đây cũng chính là 3 nguyên tắc có vai trò định hướng không chỉ cho nghệ sĩ mà còn cho người hâm mộ và cả cộng đồng Hiphop nói chung. Trong đó “Hòa bình” chính là tôn chỉ trọng yếu nhất, giúp cộng đồng Hiphop hàn gắn những bất đồng, thôi thúc mọi người bứt phá, vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn.


Dù phải đối mặt với khá nhiều hạn chế và thách thức, Hiphop đã, đang và sẽ tiếp tục vươn tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống theo một cách văn minh và tiến bộ. 


Related Posts

See All

Comentários


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page