top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

KHÔNG BIẾT GÌ VỀ ĐẠO NHẠC LÀ NGUYÊN NHÂN GIÁN TIẾP DẪN ĐẾN ĐẠO NHẠC

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ vì muốn sở hữu cho mình những bài hit với giai điệu bắt tai đã “vô tình” “mượn nhạc” của một ai đó và đặt để vào tác phẩm của mình. Chúng tôi không muốn nói là đa số nhưng thực tế thì sau rất nhiều “nghi án” đạo nhạc không có hồi kết thì dường như đạo nhạc đã trở thành một vấn nạn và xuất hiện ngày càng nhiều. Nguyên nhân gián tiếp nhưng tác động không nhỏ đến điều này đó là bởi nhạc sĩ không hiểu như thế nào là đạo nhạc để mà tránh.


Đạo nhạc được xem là vấn nạn hiện nay (nguồn: freepik.com)
Đạo nhạc được xem là vấn nạn hiện nay (nguồn: freepik.com)

1. Đạo nhạc là gì?


Đạo nhạc là việc sao chép âm nhạc hoặc sử dụng một yếu tố nào đó trong một tác phẩm âm nhạc đã được sáng tác trước đó để biến thành sản phẩm của mình mà chưa được chủ sở hữu cho phép. Nói một cách thực tế và có phần hơi “đau lòng” đó chính là việc “ăn cắp” nhạc của người khác để biến thành của mình. 

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích âm nhạc, những tác phẩm được liệt vào danh sách đạo nhạc sẽ có 12 nốt liên tiếp trở lên giống với một ca khúc gốc nào đó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận định chủ quan và chưa có bất cứ một cơ sở hay quy định cụ thể nào giúp chúng ta xác định chính xác xem tác phẩm âm nhạc đó có phải đang đạo nhái hay không. 

Đạo nhạc khác hoàn toàn với cover. Bởi đã là đạo có nghĩa tác giả lấy lại một cách trái phép và chưa được sự đồng ý của chủ nhân. Trong khi cover là mua bản quyền và có giấy tờ chứng minh cho điều đó. 


Đạo nhạc sẽ có 12 nốt liên tiếp trở lên giống với một ca khúc gốc nào đó (nguồn freepik.com)
Đạo nhạc sẽ có 12 nốt liên tiếp trở lên giống với một ca khúc gốc nào đó (nguồn freepik.com)

2. Đạo nhạc thể hiện ở những khía cạnh nào?


Để tạo nên đứa con tinh thần của mình, người nhạc sĩ phải cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: cấu trúc bài hát, giai điệu, ca từ, kết cấu, nhịp điệu, vòng hợp âm, hòa thanh. Việc đạo nhái một trong những yếu tố trên cũng được xem là đạo nhạc. 

Trong đó, “mượn nhạc” được xác định dựa trên 2 khía cạnh chính sau đây:


2.1 Đạo beat – vô tình hay cố ý “mượn” 


Đạo nhạc được xem là thói quen và đã trở thành thói xấu của rất nhiều nghệ sĩ. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến giới giới underground và đã dần lan sang cả giới nhạc sĩ chuyên nghiệp.


Sơn Tùng M-TP – trường hợp gây nhiều tranh cãi


Trường hợp được nhắc đến nhiều nhất để làm ví dụ cho hình thức mượn beat đó chính là Sơn Tùng M-TP. Khi hầu hết các ca khúc của anh đều bị tố là đạo nhạc thậm chí nhiều “chuyên gia âm nhạc mạng” còn lên hẳn video để phân tích và so sánh. 


Đặc biệt, phải kể đến các ca khúc Cơn mưa ngang qua, Đừng về trễ, Em của ngày hôm qua đều bị tố là anh chàng này đã “mượn” bản phối của một số bài hát Hàn Quốc để “nhào nặn” tạo thành tác phẩm của mình. Nhưng cũng thật lạ lùng bởi những ca khúc mang tiếng là sao chép này lại làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc.


Và có lẽ “ông hoàng đạo nhạc” là danh xưng không quá khó hiểu dành cho Sơn Tùng M-TP khi anh đã có 16 lần vướng nghi án đạo nhạc trong hành trình sự nghiệp của mình. Đứng trước vấn đề này, các nhạc sĩ đã đưa ra nhiều nhận nhận và đánh giá. Trong đó, nhạc sĩ Dương Khắc Linh nói rõ: “Hòa âm chiếm tới hơn 50% thành công của bài hát, nhất là đối với các bài hát mang tính giải trí, vì thế việc Sơn Tùng lấy beat của người khác là không chấp nhận được”. 


“Ông hoàng đạo nhạc” – danh xưng đáng chối bỏ của Sơn Tùng M-TP (nguồn: youtube.com)
“Ông hoàng đạo nhạc” – danh xưng đáng chối bỏ của Sơn Tùng M-TP (nguồn: youtube.com)

Các nhạc sĩ khác cũng thi nhau mượn beat


Tưởng như trường hợp của Sơn Tùng M-TP chỉ là một đơn cử. Nhưng không, nhìn vào mặt bằng chung, chúng ta cũng thấy rất nhiều ví dụ vướng “nghi án” đạo nhạc. Trong đó, một cái tên đang dần “soán ngôi” của Sơn Tùng M-TP đó chính là Jack (Trịnh Trần Phương Tuấn).


Những ca khúc có hàng chục triệu lượt xem của ca sĩ này trên các nền tảng xã hội như Hoa hải đường, Đom đóm cũng bị tố là đã đạo nhạc của nước ngoài. Cụ thể, bài Hoa hải đường có phần beat khá tương đồng với Thiên địa vô sương - bản nhạc phim truyền hình Hương mật tựa khói sương. Trong khi đó, ca khúc Đom đóm lại được cho là đã “ăn cắp” ý tưởng của Sứ Thanh Hoa của Châu Kiệt Luân.


Thực tế cho thấy, đạo nhạc đang dần trở thành “vấn nạn”, thói quen xấu khi liên tục những tác phẩm bị tố thực hiện hành vi này. Ví dụ như: Người ôm pháo hoa (Đông Nhi) có phần nhạc tựa tựa như ca khúc Xem như gió chưa từng thổi qua của Trung Quốc và Sick Enough To Die phiên bản mới của MC Mong.


Hay một ca khúc khác cũng có DTAP sản xuất cho Phương Mỹ Chi đó là Vũ trụ có anh đã được khán giả so sánh và nhận xét phần hook của bài giống Cure For Me (Aurora). Ca khúc Về với em của ca sĩ Võ Hạ Trâm bị tố đạo nhạc Ấn Độ. Tuy nhiên, chỉ trùng nhau 3 nốt được xem là điều rất phổ thông.


Đạo nhạc ở V-Pop không phải chuyện hiếm (nguồn: saostar.vn)
Đạo nhạc ở V-Pop không phải chuyện hiếm (nguồn: saostar.vn)

2.2 Các ca khúc trùng hòa thanh


Trong các môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa… mỗi bộ môn sẽ lại có những tỷ lệ và nguyên tắc, công thức khác nhau. Nếu hội hoạ có bố cục, đường nét, màu sắc thì âm nhạc có vòng hợp âm đẹp giúp nhạc sĩ tạo ra được những đoạn giai điệu hay, bắt tai. Đó chính là lý do nhiều bài hát có hoà thanh na ná nhau và bị xem là đạo nhạc. 


Những nhạc sĩ tay nghề kém, không có chất riêng thì rất dễ đi vào khuôn mẫu tiết tấu của ca khúc cũ khiến chúng trở nên nhạt nhòa và kém cỏi. Ngược lại, nếu làm tốt thì sẽ dẫn đến 2 trường hợp. Một là tạo thành tác phẩm mới, hoàn hảo và khác biệt hoặc giống với vòng hoà thanh của ca khúc khác. Vì thế, ca sĩ không nên sử dụng beat có sẵn để sáng tác tránh trùng lặp giai điệu dẫn đến bị tố là đạo nhạc.


3. Vấn nạn đạo nhạc - Vì đâu nên nỗi?


Thật đau xót khi phải nhìn nhận vào thực tế thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay khi có quá nhiều tác phẩm na ná nhau và dường như nó đã trở thành thói quen. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà chúng ta cần phải nhìn nhận một cách thẳng thắn. 


3.1 Nhạc sĩ chưa hiểu rõ thế nào là đạo nhạc


Một trong những nguyên nhân gián tiếp và quyết định nhất đó chính là nhạc sĩ không hiểu thế nào là đạo nhạc. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì tại Việt Nam chưa có một khái niệm và quy định cụ thể như thế nào là đạo nhạc. Vì thế, nhạc sĩ cũng rất khó căn cứ để sáng tạo nên tác phẩm của mình.

 Giữa vô vàn các ca khúc, nhà sáng tạo không thể nghe hết để tránh đạo nhạc được. Thậm chí là sáng tác rồi, khi “chuyên gia mạng” phân tích, mổ xẻ mới thấy giống. Đó là trường hợp của việc sử dụng cùng vòng hòa thanh đẹp trong âm nhạc.


Nhiều nhạc sĩ cố tình không hiểu rõ thế nào là đạo nhạc (nguồn: vnncdn.net)
Nhiều nhạc sĩ cố tình không hiểu rõ thế nào là đạo nhạc (nguồn: vnncdn.net)

3.2 Nghề nhạc sĩ chưa thực sự được coi trọng tại Việt Nam


Phải khẳng định rằng, khi một ca khúc đến với khán giả, điều người ta nhớ đến duy nhất chỉ là ca sĩ thể hiện mà ít khi quan tâm, tìm hiểu xem nhạc sĩ sáng tác và phối khí là ai. Trong khi đây mới là những nhân tố quyết định thành bại của một tác phẩm.


Mặc dù đã có những chương trình âm nhạc chính thống, các giải thưởng đã có thêm mục dành cho nhạc sĩ sáng tác và phối khí như Bài hát yêu thích nhưng dường như khán giả không mấy quan tâm về yếu tố này. 


Còn nhớ khi bài hát Chiếc khăn piêu giành giải Bài hát của năm tại chương trình này. Đánh giá một cách công bằng thì nhạc sĩ phối khí Nguyên Lê mới là người có công lớn giúp cho sáng tác của nhạc sĩ Doãn Nho được “sống lại”. Thế nhưng, vai trò của anh lại vô cùng mờ nhạt. Thay vào đó là tên tuổi của Tùng Dương – ca sĩ thể hiện ca khúc mới thực sự gắn liền với bản phối cực kỳ mới mẻ và cá tính này.


3.3 Ngành công nghiệp âm nhạc thay đổi


Nếu như trước đây, âm nhạc đề cao sự sáng tạo thì đứng trước sự tác động của thị hiếu người nghe của như ngành công nghiệp hiện nay thì việc “mượn” của nhau là điều gần như hết sức bình thường. 


Nguyên nhân chính đó là vì cách bài hát được viết cũng như cách người hâm mộ nghe nhạc cũng không còn giống như xưa. Nhạc Việt đang có xu hướng là viết theo beat, sample có sẵn. Trong khi các beat nhạc này không chỉ được bán cho 1 người mà là rất nhiều người. Như vậy, việc dùng chung hòa thanh và thay đổi melody đã quá quen thuộc.


Điển hình như ca khúc Kỳ vọng sai lầm được thể hiện bởi ca sĩ Tăng Phúc đã được nhận xét là giống On Rainy Days (2011) của nhóm nhạc Beast. Người sáng tác ca khúc là nhạc sĩ Nguyễn Đình Vũ cho biết anh đã mua và sử dụng vòng hòa thanh phổ thông của âm nhạc Hàn Quốc để tạo nên tác phẩm này.


Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến ca khúc “Chân ái” của Orange do Châu Đăng Khoa sáng tác đã từng bùng nổ một thời. Bài hát này cũng bị tố là đạo nahcj vì giai điệu giống với 2 ca khúc “Rơi” của Hoàng Thuỳ Linh và “Please Don't Go” của Joel Adams. Giải thích cho vấn đề này, nhà sản xuất đã thừa nhận Châu Đăng Khoa đã dành 600 USD để mua độc quyền bản beat trên mạng.



3.4 Không nhạc sĩ nào đi kiện


Không ít các ca khúc bị tố là đạo nhạc. Thế nhưng các thế lực đứng ra phân tích và tố chủ yếu chỉ đều diễn ra trên các diễn đàn âm nhạc trên mạng mà thôi. Một số ít thông qua báo chí phản ánh chứ không có nhiều nhạc sĩ nước gửi kiện. Trong khi “giang cư mận” bóc, tố một cách ráo riết thì chủ nhân của các bản nhạc gốc vẫn im lặng như không.


Và rõ ràng, việc nhà nước không có những quy định cụ thể về vấn đề đạo nhạc cũng như các nhạc sĩ có tác phẩm bị “ăn cắp” không đi kiện thì mọi thứ vẫn chỉ “lửng lơ con cá vàng” mà thôi. Có xôn xao đấy, có được nhiều người quan tâm đấy, rồi đâu lại vào đó mà thôi. 


3.5 Phó mặc cho cảm xúc cá nhân và đạo đức nghề nghiệp


Ngày nay, người ta không còn dùng thuật ngữ sáng tác để đặt cho công việc của các nhạc sĩ nữa mà thay vào đó là sản xuất âm nhạc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc “chôm chỉa” vô tội vạ “đứa con tinh thần” của người khác. 

Sản xuất âm nhạc với mục đích tạo ra bài hít, chạy theo thị hiếu dẫn đến coi thường pháp luật, không coi trọng tư cách nghề nghiệp. Đây là một vấn nạn cần được dẹp bỏ bởi nếu đạo nhạc thì còn có thể được coi là nghệ thuật nữa không?


Không có nhạc sĩ nào đi kiện khi ca khúc của mình bị “ăn cắp” (nguồn: freepik.com)
Không có nhạc sĩ nào đi kiện khi ca khúc của mình bị “ăn cắp” (nguồn: freepik.com)

4. Tác động của việc đạo nhạc hiện nay


Đạo nhạc không chỉ ảnh hưởng riêng đến danh tiếng của tác giả hay ca sĩ thể hiện mà còn tác động chung đến thị trường âm nhạc hiện nay. Đặc biệt đó là khiến cho những người yêu nhạc mất niềm tin không nhỏ vào các ca, nhạc sĩ Việt Nam. Rồi dần dần, việc đạo nhạc dường như trở thành phổ biến khi “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng khắc phục thế nào thì chưa rõ.

Cụ thể về tác hại của việc đạo nhạc hiện nay mà chúng ta có thể nhìn nhận và đánh giá được đó là:


4.1 Tác hại đối với người sáng tác và người sáng tạo


Đây chính là những người trực tiếp tạo ra một tác phẩm âm nhạc. Thời gian “thai nghén” mỗi tác phẩm là khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là đưa đến cho người nghe ca khúc mới.

Đối với người sáng tác có tác phẩm bị sao chép, sử dụng một cách bất hợp pháp, họ sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Chất xám của họ bỏ ra quá uổng phí, năng lực không được đánh giá đúng múc. Trong khi người nghe chỉ biết đến tác phẩm đạo nhái mà không quan tâm đến ca khúc gốc.


4.2 Giảm tính đa dạng và sáng tạo 


Việc các tác phẩm âm nhạc do các nhạc sĩ chân chính tạo ra bị ăn cắp sẽ khiến cho sự sáng tạo của họ bị thui chột. Bởi cho dù họ có cố gắng ra sao cũng không được công nhận. Các nhạc sĩ trẻ, lười lao động sẽ chỉ “há miệng chờ sung”, ăn cắp ý tưởng của người khác và nhận đó là của mình.


4.3 Ảnh hưởng đến người nghe 


Việc đạo nhạc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm âm nhạc của người nghe. Khi phải nghe một tác phẩm có sự đạo nhái thì chắc chắn người nghe sẽ không hài lòng. Điều này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến danh tiếng của nhạc sĩ hay ca sĩ thể hiện. 


Người nghe đang dần quay lưng với nhạc Việt (nguồn: freepik.com)
Người nghe đang dần quay lưng với nhạc Việt (nguồn: freepik.com)

4.4 Mất lòng tin từ phía khán giả


Nhiều người nghe đã “quay lưng” với nhạc Việt sau hàng loạt các vụ đạo nhạc. Và dường như càng nổi tiếng thì người nghệ sĩ càng dễ đi vào vết xe đổ này. Chúng ta thấy những cái tên đình đám một thời như Phạm Hồng Phước, Trịnh Thăng Bình, Quang Hà, Khắc Hưng… cũng từng vướng đạo nhạc và bị không ít khán giả ném đá.


4.5 Ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ


Vấn đề sở hữu trí tuệ trong âm nhạc dường như chưa được quan tâm quá nhiều. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh của thị trường âm nhạc. Chúng khiến cho sự đáng trọng của sáng tạo bị mất đi và công sức, trí tuệ của nhạc sĩ không được tôn trọng.


5. Làm sao để “dẹp” đạo nhạc?


Trước hết, phải khẳng định rất khó để dẹp được loạn đạo nhạc. Thế nhưng, không phải là không có cách để giải quyết. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần phải thực hiện từ những điều nhỏ nhất và cần có sự chung tay của các bên liên quan. 


5.1 Người làm âm nhạc cần hiểu rõ về quyền sở hữu trí tuệ


Trước đây, để tạo ra một tác phẩm âm nhạc chỉ cần có nhạc sĩ với cây đàn hay bộ dụng cụ tạo ra âm thanh. Nhưng ngày nay, tác phẩm âm nhạc được tạo ra bởi nhiều bước và các bộ phận khác nhau. Và muốn dẹp đạo nhạc thì người làm nhạc phải hiểu rõ về quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, mới có sự tôn trọng và thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tác phẩm.


Hãy sáng tạo từ nguồn cảm hứng của mình (nguồn: freepik.com)
Hãy sáng tạo từ nguồn cảm hứng của mình (nguồn: freepik.com)

5.2 Sáng tạo từ nguồn cảm hứng


Một cách cũng rất hiệu quả giúp hạn chế tình trạng đạo nhạc đó là người nhạc sĩ phải sáng tạo từ chính cảm hứng của mình, xây dựng cho mình một chất riêng, định hình phong cách trong lòng khán giả. Thay vì đi sao chép mỗi nơi một ít thì hãy thể hiện ý tưởng của bản thân một cách thật sáng tạo.


5.3 Giải quyết xung đột một cách xây dựng


Nếu thực sự “vô tình” đạo nhạc, thay vì đùn đẩy trách nhiệm, im lặng hay trối bỏ lỗi lầm, hãy ngồi xuống và cùng tìm cách giải quyết. Bởi suy cho cùng thì mục đích của sáng tạo nghệ thuật là đưa tác phẩm của mình đến được với nhiều khán giả hơn mà thôi. Hành động này thể hiện bạn là người có hiểu biết và luôn có sự cầu tiến trong công việc từ đó, khán giả sẽ tôn trọng bạn.


5.4 Sử dụng mẫu âm thanh hợp lệ


Với sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc hiện nay, không thể phủ nhận việc bán beat, hoà âm đang là nghề “hái ra tiền”. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mẫu âm thanh này. Nhưng phải chọn lọc âm thanh hợp lệ và mua bản quyền một cách hợp pháp. Đó là cách tôn trọng những sáng tạo của đồng nghiệp.


Bạn hoàn toàn có thể mua beat nhưng phải hợp lệ (nguồn: freepik.com)
Bạn hoàn toàn có thể mua beat nhưng phải hợp lệ (nguồn: freepik.com)

Có thể thấy đạo nhạc đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Và để thay đổi điều này, mỗi một người hoạt động trong lĩnh vực này, hãy tìm hiểu kỹ về âm nhạc, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. Từ đó, xây dựng nền âm nhạc Việt văn minh, hiện đại và phát triển.


Related Posts

See All

Commenti


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page