Tác phẩm Mùa Xuân Đầu Tiên là một trong những bản nhạc ghi dấu ấn trong thời kì chiến tranh ngày trước. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã sáng tác với tâm trạng chất chứa nhiều niềm hy vọng về một ngày quê hương thôi tiếng súng, nền hòa bình thật sự đến với dân tộc Việt Nam chúng ta khác hẳn với sự hào hùng, tự hào đất nước hay niềm xót thương chiến sĩ của các tác phẩm lúc bấy giờ.
1. Tác giả
Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã đặt bút viết Mùa Xuân Đầu Tiên vào năm 1966. Ông tên thật là Trần Trọng Ngọc sinh năm 1933, được công chúng biết đến với nghệ danh Tuấn Khanh, ngoài ra còn có một số nghệ danh khác ông dùng như là Thương Hoài Thương; Hoàng Mộng Ngân, Trần Kim Phú... Ông còn là ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc.
Là một nhạc sĩ với rất nhiều sáng tác nổi tiếng: Chiếc lá cuối cùng; Chiều biên khu; Dù thương không nói; Những lời ru cuối; Gót Lãng Du....

2. Điểm xuất phát của tác phẩm
Nhạc phẩm Mùa Xuân Đầu Tiên được Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết vào thời điểm người dân Việt Nam còn đang phải chinh chiến giành lấy độc lập Tổ Quốc. Trong khi những bài nhạc khác đều thường nói về sự chia cách, rời xa người thân gia đình bởi giai đoạn khốc liệt của thuở đó khó mà quay về đoàn tụ với người mình thương. Thế nhưng, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dùng sự mong mỏi quay về nhà ấy chắp bút viết nên tác phẩm đầy ắp sự hạnh phúc khi được gặp nhà của mình.
Bài hát Mùa xuân đầu tiên lần đầu tiên được trình diễn bởi ca sĩ Hoàng Oanh, rồi đến ca sĩ Dạ Hương (trong album Shotguns Xuân 72 của băng nhạc Nguồn sống - 1972).

Sau năm 1975, ở hải ngoại, ca khúc Mùa xuân đầu tiên đã được trình bày bởi ca sĩ Xuân Thu (album Xuân này con không về của băng nhạc Ngọc Chánh 4 - 1983), Ngọc Minh (Xuân nghệ sĩ - 1987), Hương Lan (Xuân đi lễ chùa - 1988), Lê Uyên (video Dạ vũ xuân - Người Đẹp Bình Dương 1990) và Lệ Hằng (Xuân và Tuổi Trẻ - 1995). Trong chương trình Paris By Night 64 (2002), Như Quỳnh và Thế Sơn cũng đã song ca bài hát này. Trong chương trình ASIA 39 (2003), Đinh Ngọc và Thanh Trúc cũng đã song ca bài hát này.
Nhiều ca sĩ trong nước cũng đã trình diễn bài hát này trên sân khấu như Cẩm Ly và Phương Anh.
3. Một sáng tác đi ngược với thời chiến
Thông thường những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng thuở trước năm 1975 nội dung đều về sự chiến tranh khắc nghiệt, nỗi hy sinh của các chiến sĩ, người thân đau đớn phải tạm biệt nhau, sự xa cách hai nơi hai nỗi lòng,.... điển hình là một số tác phẩm: Thư Xuân Trên Rừng Cao, Nỗi Đau Chiến Tranh, Nơi Đảo Xa, Mùa Xuân Em Nhớ Tây Nguyên,...
Ngược lại, Nhạc sĩ Tuấn Khanh dường như đã nhìn xa hơn, ông hình dung đến một tương lai sáng ngời của đất nước, thời điểm đó chính là khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, chiến thắng các cuộc xâm lược, và sẽ có được sự hạnh phúc khi mùa xuân đến, mùa của sự đoàn tụ. Là bài hát với niềm vui khi được trở về thăm mái nhà xưa, Mùa Xuân Đầu Tiên đã nổi tiếng ở miền nam Việt Nam vào những năm 1966.
Trong tưởng tượng, cảm nhận nỗi vui tận hưởng niềm hạnh phúc giản dị, đời thường của một mùa xuân thanh bình, với không gian là những ngày xuân nắng ấm, ngồi bên người thương. Mùa Xuân Đầu Tiên gợi cảm giác nhẹ nhàng, yên bình cho người nghe cùng bức tranh hoa thắm rơi ngập đường xinh đẹp tuyệt vời.

Cảm giác nhớ nhung, bồi hồi nói không nên lời đã được diễn tả qua từng ca từ bay bổng, dường như là lời yêu thương gửi đến nhau giữa mùa xuân ấm áp. Nỗi vui của người chiến sĩ khi được về với đàn trẻ bé thơ ngây, hạnh phúc vì được thấy những ruộng đồng bao la và mái tóc bạc phơ của các cụ già đang cười rạng rỡ đón con cháu về nhà.
Toàn bộ nội dung bài hát đều nói đến những điều mà một chiến sĩ, binh lính trong thời chiến mong ngóng, chờ đợi. Những lần canh trực thâu đêm, cả những ngày không giây nghỉ ngơi, mang súng bên người cùng tinh thần sẵn sàng nghênh chiến, dù vậy thì vẫn nhớ tới người thương khi chiều tàn chim gọi đàn.
Lắng nghe bài hát Mùa Xuân Đầu Tiên, ta ngỡ như chìm vào một bức tranh vô vàn màu sắc, từ màu áo xanh sẫm của người lính, đến sắc đỏ của hoa thắm rơi đầy đường phố, ánh vàng của trời xế tà, màu trắng của cánh chim tượng trưng sự hoà bình... Bức tranh ấy là một khung cảnh lãng mạn được "vẽ" nên bởi những ca từ đậm chất của Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Có lẽ rằng trải qua thời chiến tranh nên ông hiểu rõ từng chi tiết, từng khoảnh khắc của bức tranh ấy, để có thể viết được trọn vẹn cảm xúc đến như vậy.

Sự hân hoan, mãn nguyện khi được trở về nhà của anh người lính được tái hiện rõ nét trong điệp khúc. Tiếng gọi thân thương "Người yêu ơi", "Mùa xuân ơi" lặp lại như muốn nhấn mạnh hơn niềm vui ấy, say sưa nhịp bước, nâng nia nụ hoa, là những hành động ta chỉ làm khi lòng ta thật sự yêu đời. Người chiến sĩ đã tìm về bến bờ hạnh phúc của chính mình sau những ngày tháng miệt mài băng rừng vượt biển, cuối cùng cũng gom nhặt thương nhớ trở về thăm ngôi nhà ấm áp của mình.
Bài hát Mùa Xuân Đầu Tiên mang đậm sự lãng mạn, sự sum vầy của đôi tình nhân trong ngày xuân, cũng là một hy vọng đất nước sớm độc lập để người dân cũng không cần phải hy sinh thêm nữa, ai ai cũng sẽ được đoàn tụ, được yêu thương nhau, được ăn ngon ngủ đủ trong căn nhà của mình. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã thật sự thành công trong việc đưa sáng tác lên một bậc cảm xúc khác ở thời điểm đó lúc bấy giờ.
4. Lời bài hát
Mùa xuân đầu tiên - Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy anh trở về thăm em Bao lần ngồi thâu đêm nghe mùa xuân vừa đến Em ơi hoa thắm rơi ngập đường trời nắng xế vương vương Lòng nhớ tới em luôn khi chiều tàn chim gọi đàn. Em ơi đôi lúc nghe lòng buồn trên sườn đồi thông xanh Sương phủ đầy vai anh canh tàn trăng mờ ánh Long lanh sao rớt phương đầy trời dòng thác trắng bao la Chờ sáng đến chim ca cho đường dài cũng không xa. Người yêu ơi! Biết chăng anh về Người yêu ơi! Nhớ chăng lời thề Anh say sưa nhịp bước trên hè Anh nâng niu nụ hoa vừa hé Đôi môi xinh người em nhỏ bé mộng mơ. Mùa xuân ơi! Biết tôi yêu đời Mùa xuân ơi! Nói sao nên lời Em ơi em, dù nhớ vơi đầy Bao lâu nay, đợi nhau là mấy Anh đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây. Em ơi xuân đến bên thềm rồi nhắp rượu hồng vơi đi Hết rồi mùa chia ly cho tình xuân vừa ý Xin yêu thương đến đôi bạn hiền để xoá hết cô đơn Rồi quyến luyến nhau hơn cho người em thôi giận hờn. Xuân nay ta chúc cho mẹ già vui vườn cà thêm hoa Vui ruộng đồng bao la tóc bạc phơ đẹp quá Xin yêu thương đến vơi hận thù để tiếng hát hôm nay Người chiến sĩ mê say bên đàn trẻ bé thơ ngây.
5. Ca khúc nổi tiếng đến hiện tại
Dẫu cho là một giai điệu bolero, được sáng tác thời xưa, thì ở thời điểm hiện tại, song song với các bài hát điệu Ballad, R&B, hay các bài nhạc trẻ được phối sôi động thì bài hát Mùa Xuân Đầu Tiên vẫn được nhiều bạn trẻ ưa thích và phối lại với phong cách hiện đại hơn, thu hút lượt nghe vô cùng cao.
Nguồn thông tin tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tu%E1%BA%A5n_Khanh_(nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9_sinh_1933)
Nguồn hình ảnh bản nhạc: AmNhacMienNam.blogspot.com
Comments