Hào quang sân khấu luôn lấp lánh và đầy mê hoặc như vốn dĩ nó được sinh ra. Điều đó thu hút không biết bao nhiêu “thiêu thân” lao vào để rồi cháy xém khi chưa chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho mình. Để trở thành ca sĩ dễ như việc ra sản phẩm âm nhạc, cầm mic lên sân khấu và tuyên bố với khán giả từ nay hãy gọi tôi là ca sĩ hay cần nhiều hơn thế? Ngay bây giờ hãy cùng khám phá “công thức” giúp bạn trở thành ca sĩ nổi tiếng để có câu trả lời nhé.
1. Ca sĩ là gì?
Để trở thành ca sĩ nổi tiếng, trước hết bạn cần phải hiểu rõ bản chất của ngành nghề này là gì. Cũng như một cái cây, muốn tươi tốt và toả bóng được rộng khắp thì rễ của nó cũng phải chắc chắn.
Ca sĩ là ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật sử dụng kỹ thuật trong giọng hát để chuyển tải cảm xúc, câu chuyện và thông điệp mà nhạc sĩ và chính bản thân mình muốn gửi gắm đến người nghe. Khi hát, ca sĩ sẽ phải phát ra âm thanh lớn hơn so với việc nói bình thường. Đồng thời, kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để tạo nên một phần trình diễn thăng hoa nhất cho người xem.
Ca sĩ ngày nay có thể hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau như solo, nhóm nhạc, ban nhạc, hát nhạc kịch, dàn hợp xướng. Cho dù biểu diễn dưới hình thức nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ và phát triển bản thân theo một hướng đi riêng thì mới trở thành ca sĩ nổi tiếng, toả sáng ở mọi môi trường.
2. Công việc chi tiết của ca sĩ là gì?
Thị hiếu của người nghe ngày càng cao và nó thay đổi theo thời gian. Ca sĩ muốn có được chỗ đứng trong lòng khán giả thì phải nắm bắt xu hướng, sở thích của họ và đáp ứng điều đó. Để rồi khi đã xây dựng được cho mình tên tuổi sau đó, chúng ta phát triển để tạo chỗ đứng riêng cho mình. Vậy công việc của một ca sĩ là gì?
Trước hết, chắc chắn không thể không nhắc đến việc biểu diễn trên sân khấu cho dù là lớn hay nhỏ. Điều này giúp bạn giới thiệu được giọng hát của mình đến với đông đảo người nghe hơn.
Bên cạnh đó, một phần cũng rất quan trọng đó là sáng tạo nên những tác phẩm mới trong phòng thu cùng với ekip của mình để quảng bá giọng hát rộng rãi hơn trên nền nhạc trực tuyến.
Ngoài ra, với việc xây dựng một hình tượng nghệ sĩ đa năng, ca sĩ không chỉ cần chú ý đến giọng hát mà còn phải biết sáng tác, biên đạo, tạo ý tưởng cho sản phẩm của mình. Từ đó, gửi gắm chất riêng của bản thân vào trong sản phẩm.
Không chỉ dừng lại ở đó, muốn xây dựng hình tượng ca sĩ nổi tiếng thì interview cũng rất cần thiết. Làm sao để chụp hình đẹp, trả lời phỏng vấn hay, ứng xử khéo léo cũng là điều ca sĩ cần phải biết.
Như vậy mới thấy được rằng làm ca sĩ không hề dễ, muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng lại càng không đơn giản phải không nào?
3. Các tố chất cần có để trở thành ca sĩ
Không phải ai cũng có thể trở thành ca sĩ. Muốn biết mình có thể theo nghề này hay không, đầu tiên, bạn phải có được những tố chất sau:
Giọng hát hay, có kỹ thuật là điều kiện tiên quyết giúp bạn chinh chiến được lâu dài trên mọi mặt trận. Điều này được chứng minh bởi những Diva, Divo nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới, có những người chỉ cần đứng một chỗ hát như hoạ mi nước Anh - Adele, Queen of Power Ballads – Celine Dion… Chỉ cần cất giọng hát là chúng ta nhận ra được ngay đó là ai và nhắm mắt lại để cảm nhận sự êm ái mà suối nguồn cảm xúc mang lại là đã quá đủ.
Khả năng biểu diễn, trình diễn là đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn trên con đường nghệ thuật, trở thành một nghệ sĩ đa năng. Điều này giúp cho sản phẩm âm nhạc trở thân hấp dẫn và màn trình diễn live của ca sĩ thu hút hơn.
Biểu cảm tốt, phong phú theo lời bài hát để truyền đạt được thông điệp, ý nghĩa ca từ đến với công chúng.
Tự tin trước đám đông không phải là điều ai cũng làm được. Và trên hành trình trở thành ca sĩ, bạn bắt buộc phải có.
Có đam mê với nghệ thuật bởi nếu bạn nghiêm tục theo đuổi thì mới thành công. Mặt trái của hào quang đó là chữ bạc, là những áp lực, là sự cô đơn… Nhiều khi ca sĩ cũng sẽ cảm thấy chùn bước và muốn dừng lại. Chỉ có đam mê mới giúp họ vượt qua tất cả.
Khả năng ứng biến linh hoạt và giải quyết vấn đề trong mọi tình huống giúp bạn tránh được drama, scandal không đáng có khi trở thành người nổi tiếng.
Luôn muốn học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình để củng cố cho bản thân.
Trí nhớ tốt để không bị quên lời, động tác khi biểu diễn. Đây được xem là cấm kỵ.
Có đạo đức nghề nghiệp, không chạy theo đồng tiền, không bán rẻ bản thân, ham dư danh, vật chất, muốn tiến nhanh.
Tố chất của một ca sĩ với nhiều người sẽ được thể hiện từ khá sớm. Nó bộc lộ qua việc bạn đam mê ca hát, thích hát. Nhiều người còn thích thể hiện trước đám đông, tự tin khoe cá tính của bản thân.
Thế nhưng để tiến xa hơn và trở thành ca sĩ nổi tiếng thì đòi hỏi phải có sự rèn luyện, không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ của mình. Ví dụ như: chúng ta cần luyện tập biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể hay kỹ năng xử lý tình huống khi biểu diễn…
Nói dông, nói dài không bằng đi vào chi tiết cụ thể đúng không nào? Nếu bạn thấy mình có những tố chất trên và quyết tâm trở thành ca sĩ nổi tiếng thì hãy cùng đến với phần tiếp theo của bài viết để xem mình nên bắt đầu từ đâu nhé.
4. Muốn làm ca sĩ: bắt đầu từ đâu?
Nhiều bạn trẻ sáng tác được một hai ca khúc rồi hoà âm, phối khí bắt tai, đăng lên nền tảng xã hội nhưng không rèn rũa giọng hát, không trau dồi kỹ năng thì sớm muộn gì bạn cũng chỉ là một cái tên mà thôi. Vì thế, để trở thành ca sĩ nổi tiếng bắt buộc bạn phải có tố chất cũng như nâng cao kiến thức của bản thân.
Ngay sau đây sẽ là từng bước cơ bản giúp bạn hiện thực hoá ước mơ làm ca sĩ của mình.
4.1 Kỹ thuật giọng hát – nấc thang đầu tiên để trở thành ca sĩ
Ngay cả khi bạn đã có một giọng hát hay bẩm sinh thì cũng luôn phải trau dồi kỹ thuật cho mình. Với một nền móng cơ bản, chúng ta cần phải hiện ra những màu giọng mới lạ hơn trong khả năng của mình để phát triển thêm.
Hãy nhớ rằng ca sĩ không chỉ đơn giản là cầm mic lên và hát. Quan trọng là chúng ta phải sáng tạo, liên tục đổi mới thì mới xứng đáng là ca sĩ thực thụ. Nếu chỉ có một màu giọng, một cách hát như vậy thì dần dần, khán giả cũng sẽ cảm thấy nhàm chán mà thôi.
Để biết mình cần gì, phải làm gì để phát triển về giọng hát thì chắc chắn bạn phải trải qua quá trình học tập, đào tạo. Học ở đây không có nghĩa là chúng ta phải học để có bằng cấp. Ngay cả khi không có tấm bằng trong tay, bạn cũng có thể trở thành một ngôi sao nếu như chọn đúng đơn vị đào tạo.
4.2 Luyện thanh – tạo độ bền trong giọng hát
Vì sao một ca sĩ nổi tiếng lại có thể trình diễn cả một chương trình dài mà không thấy mệt, không mất đi phong độ. Nhưng ngược lại, có những ca sĩ hát mỗi bài của minh đã thở không ra hơi?
Đó chính là minh chứng cho sự khác nhau giữa người liên tục luyện thanh để có giọng hát tốt và một người không qua đào tạo. Nếu là khán giả tinh ý, bạn chỉ cần nghe qua thôi là đã biết đâu là ca sĩ được đào tạo chuyên nghiệp. Họ sĩ có sự tinh tế trong cách bỏ nhỏ, lên cao không bị chói và đặc biệt hát rõ lời và cực kỳ mượt.
Việc luyện thanh cũng cho bạn biết quãng giọng lợi thế của mình là gì. Từ đó, chọn bài chính xác hơn, biểu diễn hay hơn và hát được lâu hơn.
4.3 Phong cách cá nhân – dấu ấn riêng của mỗi nghệ sĩ
Ngoài giọng hát ra thì việc định hình phong cách cá nhân của ca sĩ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không ai cấm ca sĩ chỉ được rập khuôn trong 1 thể loại, bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm với nhiều phong cách biểu diễn khác nhau. Thế nhưng, chung quy lại, bạn cần biết đâu là thế mạnh của bản thân để phát triển một cách tốt nhất.
Ví dụ điển hình như khi nhắc đến Trung Quân idol ta sẽ nghĩ ngay đến Thánh mưa hay Thánh cover. Ca sĩ Hương Tràm dù thể hiện đa dạng phong cách nhưng cuối cùng, khán giả vẫn công nhận rằng ballad chính là sở trường của cô và có một chất rất riêng.
Dân gian có câu: “1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, nó cũng rất chính xác cho việc người ca sĩ phải biết chọn đúng hướng đi, xây dựng hình ảnh cá nhân riêng biệt chứ không nên chỉ chạy theo thị hiếu khán giả và trở thành “tắc kè hoa” không ai nhớ đến.
4.4 Rèn luyện thần thái, sự tự tin – cầu nối giúp bạn đến gần hơn với khán giả
Ca sĩ mới vào nghề, không được đi diễn nhiều sẽ có cảm giác ái ngại và thể hiện một cách nghiệp dư trong show. Nhưng bạn hãy luôn nhớ rằng, tính chất của công việc ca sĩ đó chính là phải tiếp xúc với nhiều người. Chính vì thế, sự tự tin, thoải mái là yếu tố then chốt để bạn đến gần hơn với khán giả.
Khi đã có giọng hát, kỹ thuật biểu diễn, một định hướng riêng thì hãy cứ tự tin thể hiện bản thân để truyền bá nhạc phẩm cũng như hình ảnh của mình đến gần hơn với khán giả nhé.
4.5 Lựa chọn đúng bài hát
Bài hát có hay đến đâu nhưng được thể hiện bởi giọng ca không phải sở trường của dòng nhạc đó thì cũng khó có thể đến gần với công chúng được. Đó là lý do vì sao bạn cần chọn đúng ta phẩm cho mình.
Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái đó là bạn sẽ cứ mãi rập khuôn trong bài hát đó và đây là cái bóng khiến ca sĩ không tài nào thoát ra được. Minh chứng cho điều này đó là rất nhiều ca sĩ chỉ có 1 hit trong sự nghiệp và rồi sau hit đó, con đường ca hát cũng dừng lại.
4.6 Hát trước đám đông bất cứ khi nào
Với sự cởi mở của nghệ thuật trình diễn như hiện nay, không phải lên sân khấu mới là biểu diễn. Bạn hãy cứ mạnh dạn thể hiện giọng hát của mình ở bất cứ đâu để khoe giọng hát của mình và rèn luyện kỹ năng biểu diễn.
Ví dụ như: những buổi tiệc cá nhân, lễ khai trương, hội chợ, sự kiện thể thao, cuộc thi tìm kiếm tài năng hay đơn giản là hát karaoke… Có thể một ai đó vô tình quay lại và chia sẻ thì cũng sẽ có nhiều người biết đến bạn hơn.
4.7 Lập một kênh YouTube cho bản thân
Bạn hoàn toàn có thể nổi tiếng chỉ nhờ một kênh Youtube của mình bằng cách đăng tải sản phẩm lên đó. Đã có rất nhiều nghệ sĩ thành công theo cách này. Trong đó, điển hình nhất là Justin Bieber, ngoài ra còn có thêm Charice Pempengco, Austin Mahone, Greyson Chance.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, đó chỉ là một kênh để bạn tìm kiếm khán giả của mình mà thôi. Quan trọng là vẫn phải luyện tập thật tốt để hoàn thiện giọng hát, kỹ thuật biểu diễn và bước ra một cách rực rỡ nhất từ cõi mạng.
4.8 Biết cách thu hút giới truyền thông
Truyền thông có thể nâng bạn lên 9 tầng mây nhưng cũng có thể thả tõm bạn xuống bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy biết cách thu hút truyền thông để tìm kiếm cơ hội được quảng bá nhiều hơn.
Thế nhưng, chỉ cần một điều bạn làm phật ý hỏ hay một lỗi lầm nhỏ cũng sẽ khiến bạn mất trắng. Đó là con dao hai lưỡi và người nghệ sĩ cần thật sự khéo léo khi “chơi”.
4.9 Tạo dựng mối quan hệ cho mình
Trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy thôi, mối quan hệ là điều vô cùng quan trọng nhất là ở thời điểm bạn mới chập chững vào nghề. Muốn tạo dựng mối quan hệ với nhiều người thì bạn phải chủ động tìm kiếm họ và hãy thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp.
Khi có cơ hội trình diễn, hãy làm quen với những nghệ sĩ khác trong lần đầu gặp gỡ vì bạn sẽ không thể biết được mình hợp tác với ai trong tương lai đâu. Luôn thân thiện và quan tâm đồng nghiệp giúp gây ấn tượng với người đối diện tốt hơn.
4.10 Học cách chịu đựng áp lực nghề nghiệp
Để trở thành người nổi tiếng, bạn phải chịu đựng sự soi xét của nhiều người. Đồng thời, cũng sẽ có rất nhiều scandal, drama xuất hiện xung quanh cuộc sống. Nhiều khi, chính những điều này khiến cho sự nghiệp của bạn bị ngừng lại một thời gian.
Cho dù điều gì xảy ra, bạn cũng không được phép từ bỏ mà cần học cách vượt qua chúng. Hãy coi tinh đồn chính là gia vị cần có trong sự nghiệp của mình. Lấy đó làm bàn đạp để rèn luyện và cố gắng nhiều hơn.
5. Khoá học phát triển âm nhạc chuyên sâu 1 Kèm 1 Thầy Đoàn Nhược Quý
Nếu bạn đã đọc toàn bộ bài viết chúng tôi chia sẻ làm sao để trở thành một ca sĩ nổi tiếng thì hẳn là cũng cùng ra key word được nhắc đến rất nhiều đó chính là rèn luyện kỹ năng và nâng cao kiến thức âm nhạc. Khi bạn theo đuổi bất cứ nghề nghiệp nào đi chăng nữa thì kiến thức chuyên môn cũng chính là gốc rễ để phát triển sự nghiệp.
Đến với Khoá học Phát Triển Toàn Diện 1 Kèm 1 - Thầy Đoàn Nhược Quý, bạn sẽ được hướng dẫn giảng dạy cách để làm sao trở thành một ca sĩ nổi tiếng nhanh nhất và chuẩn xác nhất. Khoá học bao gồm:
5.1 Giáo trình quốc tế chuẩn mực
Khóa học 1 kèm 1 được Thầy Đoàn Nhược Quý xây dựng dựa trên giáo trình quốc tế ABRSM, Rockschool làm sao để phù hợp nhất với học viên Việt Nam. Đây đều là những giáo trình do các chuyên gia âm nhạc hàng đầu thế giới biên soạn. Trong đó, cung cấp đầy đủ những kiến thức nền tảng về âm nhạc giúp bạn từng bước trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp với đầy đủ từ kỹ thuật thanh nhạc, nhạc lý, hòa âm, phối khí,... đến kỹ năng biểu diễn, sáng tác,...
5.2 Giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết
Khoá học 1 kèm 1 được chính Thầy Đoàn Nhược Quý đứng lớp, giảng dạy và hướng dẫn bạn. Thầy là một giảng viên âm nhạc giàu kinh nghiệm đã tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học cũng như trung tâm đào tạo âm nhạc khác nhau.
Thầy không chỉ sở hữu giọng hát đẹp mà còn có kỹ thuật thanh nhạc vững vàng sẽ chia sẻ mọi điều đến các học viên. Đặc biệt, thầy rất tâm huyết với nghề sẽ hướng dẫn bạn từng bước chinh phục con đường âm nhạc đầy gian nan của mình.
5.3 Tương tác trực tiếp, hiệu quả học tập cao
Học viên sẽ được học 1 kèm 1 nên tương tác trực tiếp với giáo viên. Khi có bất cứ vấn đề gì thầy cũng sẽ xử lý nhanh chóng. Dựa theo sự tiến bộ của học viên, thầy sẽ đưa ra lời khuyên cũng như định hướng phù hợp nhất.
Khóa học 1 kèm 1 do hầy Đoàn Nhược Quý đứng lớp sẽ có thời lượng 20 buổi học - Mỗi buổi học kéo dài 45 phút. Học viên có thể tự chọn lịch học sao cho phù hợp. Vậy nên hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhé.
Có thể thấy hình trình để trở thành một ca sĩ nổi tiếng là vô cùng khó khăn và vất vả. Nếu thực sự yêu thích công việc này, hãy bắt đầu ngay với những gì mà Đoàn Nhược Quý đã chia sẻ ở trên nhé.
Comments