Cuộc sống luôn tràn ngập âm thanh. Có người nghe tiếng ồn lại thấy được sắc nặng nhẹ và tìm thấy điểm đặc biệt trong nó, biến chúng thành một thứ gì đó thú vị hơn cho cuộc sống. Cũng có người trong sự bình yên lại nghe được hơi thở của gió, lời thủ thỉ của không khí. Đó được gọi là cảm âm và là điểm khác biệt trong tâm hồn của mỗi người. Nó cũng giải thích vì sao trong con người của ai đó khi nhìn vào là đã thấy chất nhạc. Vậy cảm âm là gì? Cùng khám phá ngay nhé.
Cảm âm là gì?
Cảm âm là mức độ cơ bản nhất của việc làm nhận âm thanh và hình dung rõ được tính chất của chúng. Tính chất của âm thanh không chỉ đơn thuần là âm lượng, độ cao mà còn là màu sắc, độ vang, sáng… Người cảm nhận được những điều này cũng sẽ biết cách thể hiện chúng ra bên ngoài dựa vào lời nói, giọng hát và cả những biểu cảm của mình.
Yếu tố cảm âm cũng được đưa vào lĩnh vực âm nhạc. Một người ca sĩ muốn trở thành ca sĩ thì trước hết phải học được cách cảm âm. Có nghĩa là phải cảm nhận được tất cả những yếu tố trên.
Tuy nhiên, cảm âm trong âm nhạc sẽ thường chú trọng đặc biệt vào 2 yếu tố chính đó là cao độ (pitch) và trường độ (rhythm). Đó là cách giải thích đơn giản và dễ hiểu nhất về cảm câm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn thì chúng không chỉ dừng lại ở đó.
Phân loại cảm âm
Cảm âm sẽ được phân ra 2 loại đó là cảm âm tự nhiên và cảm âm luyện tập. Trong đó, cảm âm tự nhiên lại chia thành cảm âm tương đối (relative pitch) và cảm âm tuyệt đối (perfect pitch).
Còn cảm âm luyện tập sẽ bao gồm nhiều thể loại cũng như mức độ khác nhau mà trong khuôn khổ của bài viết này chắc chắn không thể giải thích hết được với quý bạn đọc. Chính vì thế, chúng tôi chỉ xin phép được giới thiệu đến bạn về cảm âm tự nhiên.
Cảm âm tự nhiên – chất nhạc trong con người nghệ sĩ
Vì sao chỉ cần nhìn vào hành động của một người, dáng đi, cử chỉ hay lời nói là đã có thể nhận ra được chất nhạc trong con người họ? Đó chính là biểu hiện của cảm âm tự nhiên. Mỗi một người sinh ra đều có khả năng cảm âm. Tuy nhiên, mức độ mạnh yếu khác nhau và được phân chia thành cảm âm tương đối và cảm âm tuyệt đối.
Cảm âm tương đối (Relative pitch)
Hầu hết tất cả chúng ta đều có cảm âm tương đối. Có nghĩa là khi nghe một bài hát nào đó, chúng ta có thể nhún nhảy theo nó. Đấy chính là bản năng. Tuy nhiên lại không thể xác định được độ cao chính xác của nốt đó là như thế nào. Biểu hiện rõ nhất thể hiện qua việc hát chênh phô mà chúng ta vẫn thường bào chữa là “hát hay không bằng hay hát”.
Relative pitch nghĩa là một người muốn xác định được 1 nốt bất kì sẽ phải có nghe 1 nốt nhạc khác làm cột mốc. Luôn phải có 1 nhạc cụ đi kèm hoặc thiết bị giúp bạn xác định độ cao tự nhiên của nốt nhạc đó.
Cảm âm tương đối hoàn toàn có thể luyện tập, rèn rũa và cải thiện được. Đây không phải là “năng khiếu” mà chỉ là một kỹ năng có liên quan đến âm nhạc mà thôi.
Cảm âm tuyệt đối (Absolute pitch/perfect pitch)
Đây là 1 hiện tượng đặc biệt và chỉ xuất hiện ở một số người cá biệt được gọi là tài năng thiên bẩm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phải 10.000 mới có 1 người có khả năng này.
Một người có khả năng Perfect pitch sẽ không cần sự trợ giúp của bất cứ nhạc cụ nào hay nốt nhạc cột mốc nào vẫn có thể xác định một cách chính xác cao độ của nốt nhạc bất kỳ mình đã nghe. Đặc biệt, họ có thể hát lại nốt đó đúng với cao độ.
Trong cảm âm tuyệt đối sẽ lại chia thành 2 dạng. Đầu tiên là bẩm sinh khi mới sinh ra và chúng tồn tại suốt đời. Còn lại là sinh ra cũng có trong người nhưng được nâng cấp và luyện tập mỗi ngày theo một chương trình, phương pháp cụ thể để duy trì
Những ai có khả năng perfect pitch thì sẽ không bao giờ hát lạc giọng khi xướng âm. Bởi trong bộ não của họ đã được in sẵn cao độ của từng nốt rồi.
Một ví dụ điển hình của cảm âm tuyệt đối đó chính là cậu bé Dylan với perfect pitch gần như ko giới hạn. Đặc biệt, cậu bé này còn có thể nghe unlimited số note. Đây chính là một lợi thế cực kỳ lớn để giúp tài năng nhí này phát triển trong tương lai.
Mặc dù tuyệt hảo là thế song cảm âm tuyệt đối cũng tồn tại khuyết điểm đó là rất khó để transpose. Có nghĩa là khi một người nhìn vào sheet nốt Rê thì sẽ là nốt Rê. Sẽ không có chuyện họ nhìn nốt Rê mà đánh sang Đô được. Như vậy sẽ khiến học cực kỳ khó chịu.
Có lẽ nhiều người sẽ không biết nhạc sĩ thời kì cổ điển nổi tiếng như Beethoven bị điếc nhưng ông vẫn chơi nhạc một cách xuất sắc nhờ có perfect pitch. Những tác phẩm mà nhạc sĩ này để lại cho muôn đời sau chính là kiệt tác không phải ai cũng vượt qua được. Đó là bởi trong đầu họ đã có luôn 1 cây piano rồi.
Cảm âm thông qua việc luyện tập
Như đã chia sẻ, bản thân trong mỗi người đều đã có cảm âm tương đối trong người. Chính vì thế, bạn hoàn toàn toàn thể luyện cảm âm - ear training được. Điều này được đa số các trường nhạc cổ điển giảng dạy và là 1 trong những kỹ năng cơ bản của musicians.
Các cấp độ ear training mà một nghệ sĩ cần thực hiện bao gồm:
Level 1: Luyện nghe để có thể phân biệt được tất cả các quãng từ 1-8 và các quãng trưởng (major), thứ (minor), tăng (aug), giảm(dim). Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp với sight singing để làm sao hát được đúng quãng note trên sheet. Cuối cùng là nghe và hát được chromatic đi lên hay đi xuống.
Level 2: Luyện nghe để phân biệt được những màu hợp âm cơ bản bao gồm: major, minor, aug, dim, dominant 7th, major 7… Đồng thời, luyện khả năng nghe hợp xướng cơ bản 3-4 giọng. BIết cách phân biệt lỗi sai trong hợp xướng. Nghe các scales cơ bản như: harmonic minor, natural minor, pentatonic, major, melodic minor....
Level 3: Luyện cảm âm bằng cách nghe phân biệt, kết hợp với nhận biết đúng sai của chord progression.
Level 4: Cuối cùng, bạn sẽ luyện nghe kết hợp với khả năng sight singing để có thể nhìn sheet của 1 hợp xướng 4-8 giọng. Sau đó, nhận ra được chỗ sai của cao của 1 giọng bè nào đó.
Cách cảm âm một bài hát
Việc luyện tập cảm âm theo từng cấp độ là chuyên ngành dành cho những ai theo học chuyên sâu về âm nhạc. Vậy những ai đã có cảm âm tương đối và chỉ muốn cảm âm một bài hát tốt hơn thì hãy thực hiện theo các bước sau:
Nắm vững được kiến thức nhạc lý bởi đây chính nền tảng giúp bạn đọc được nốt nhạc, ký hiệu hợp âm, tên cao độ, gam tương ấm trong âm nhạc.
Tự điều chỉnh dây Tune qua giác quan bằng tai. Tức là chỉ cần đánh một dây/nốt đàn là bạn đã có thể biết được dây/nốt đó có đúng trường độ hay không.
Tập dò hợp âm trên các tone bằng cách đánh các tone để làm quen và thuộc các hợp âm.
Luyện tập mỗi ngày thông qua việc tự chơi, tự hát hàng ngày. Hãy kiên trì luyện tập chắc chắn sẽ thấy được sự thay đổi của mình.
Tăng khả năng cảm âm rất đơn giản với việc nghe các bài hát và tập trung vào những giai điệu, nốt nhạc, âm sắc, cường độ. Sau đó kiểm tra nốt nhạc chính xác.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất có liên quan đến cảm âm dành cho những ai đang quan tâm, Hy vọng thông qua đó, bạn đã bước đầu hiểu cảm âm là gì và có được sự lựa chọn phù hợp cho con đường đến với âm nhạc của mình.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?
Comments