top of page
Cộng tác viên

Nghệ sĩ xin phép sử dụng bản quyền bài hát như thế nào?

Việc xin phép sử dụng bản quyền bài hát không chỉ là vấn đề tuân thủ pháp luật mà còn là cách nghệ sĩ thể hiện sự tôn trọng dành cho tác giả, góp phần xây dựng ngành công nghiệp âm nhạc lành mạnh và chuyên nghiệp.


1. Bản quyền bài hát và các đối tượng cần xin phép sử dụng bản quyền bài hát

1.1. Bản quyền bài hát là gì?


Theo điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì tác phẩm âm nhạc là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Như vậy, bản quyền bài hát là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.


1.2. Vì sao phải xin phép sử dụng bản quyền bài hát?


Khi sử dụng nhạc mà chưa xin phép bản quyền bài hát, nghệ sĩ có thể sẽ đối mặt với những hậu quả không mong muốn. Khi sử dụng nhạc chưa đăng ký bản quyền để làm video và đăng tải lên các nền tảng số như lên YouTube hoặc TikTok, bạn sẽ dễ bị gắn cờ vi phạm bản quyền, video của bạn sẽ bị tắt tiếng, thậm chí là bị “đánh gậy”. 


Bên cạnh đó, mọi khoản tiền quảng cáo bạn dự định dùng sẽ bị tước mất và chuyển cho người nắm giữ bản quyền bài hát. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị kiện ra tòa. 


Để tránh những tranh chấp, rắc rối pháp lý và mất mát tài chính không đáng có, bạn cần xin phép sử dụng bản quyền bài hát trước khi sử dụng bất kỳ loại nhạc nào.


Bản quyền bài hát. Ảnh: vov2.vov.vn
Bản quyền bài hát. Ảnh: vov2.vov.vn

1.3. Các lĩnh vực phải xin phép sử dụng bản quyền bài hát


Sau đây là các đối tượng phải xin cấp phép sử dụng bản quyền bài hát:

  • Phát thanh – Truyền hình

  • Truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…)

  • Nhà hàng, karaoke, cafe, vũ trường

  • Biểu diễn

  • Xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc

  • Quảng cáo

  • Siêu thị, cửa hàng

  • Khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí

  • Văn phòng cho thuê

  • Sản xuất phim, quảng cáo

  • Lĩnh vực khác.


Phương tiện và lĩnh vực. Ảnh: Buffalo State
Phương tiện và lĩnh vực. Ảnh: Buffalo State

2. Xin phép sử dụng bản quyền bài hát ở đâu?


Để xin phép sử dụng bản quyền bài hát, bạn phải nhận được sự đồng ý từ chủ sở hữu bản quyền. Các tổ chức và cá nhân phải đề xuất và nhận được sự chấp thuận từ tác giả hoặc chủ sở hữu của bài hát trước khi sử dụng nhạc cho bất kỳ mục đích nào, đồng thời phải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu bản quyền. Thỏa thuận về giá trị thanh toán sẽ được các bên thỏa thuận thống nhất.


Thông thường việc liên hệ với chủ sở hữu bản quyền sẽ là bước khó khăn nhất, tuy nhiên không phải là quá khó nếu bạn biết cách. Cách phổ biến nhất là tìm thông tin liên hệ của chủ sở hữu bản quyền thông qua các hiệp hội như Hội Nhạc sĩ Việt Nam hoặc các trung tâm ủy quyền như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả, nơi mà nhiều nghệ sĩ ủy quyền tác phẩm của mình. Bằng cách này, bạn có thể thông qua họ để tiếp cận chủ sở hữu tác phẩm mà bạn muốn xin phép một cách thuận tiện và hiệu quả.


Website của Hội nhạc sĩ Việt Nam
Website của Hội nhạc sĩ Việt Nam

3. Thủ tục xin phép sử dụng bản quyền bài hát

2.1. Các bước xin sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc


Các bước xin phép sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc được thực hiện như sau:

- Bước 1: Cung cấp thông tin về đối tượng muốn sử dụng (âm nhạc quốc tế hay Việt Nam, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng).

- Bước 2: Xin phép và trả phí bản quyền âm nhạc.

Bạn cần liên lạc với chủ sở hữu bản quyền bài hát hoặc thông qua các tổ chức quản lý bản quyền để đàm phán về các điều khoản của việc sử dụng, bao gồm cả mục đích sử dụng, phạm vi sử dụng, thời hạn, và chi phí.


- Bước 3: Cung cấp bản danh sách tác phẩm cần xin phép bản quyền âm nhạc.


- Bước 4: Ký hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc.

Quá trình xin sử dụng bản quyền âm nhạc thực chất là việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu bản quyền bài hát từ chủ sở hữu tác phẩm sang cho bạn. Hợp đồng này đề cập đến việc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao quyền sở hữu cho bạn, với tư cách là người nhận chuyển nhượng bản quyền âm nhạc, bạn sẽ có một số quyền sử dụng nhất định đối với tác phẩm đó phải trả phí bản quyền cho tác giả theo các điều khoản cụ thể của hợp đồng.


Sau khi hoàn tất quá trình xin phép sử dụng bản quyền bài hát, nghệ sĩ cần tuân thủ các điều khoản được quy định trong hợp đồng.


Phải xin phép trước khi sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc
Phải xin phép trước khi sử dụng bản quyền bài hát và tác phẩm âm nhạc

2.2. Hồ sơ xin phép sử dụng bản quyền bài hát


Các loại hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi xin phép sử dụng bản quyền bài hát bao gồm:

  • Thông tin về đối tượng sử dụng (tác phẩm Việt Nam hay quốc tế, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng);

  • Bản xin phép và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc;

  • Danh sách tác phẩm đăng ký sử dụng;

  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc;

  • Hợp đồng dịch vụ pháp lý và giấy giới thiệu/Giấy ủy quyền kèm theo Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.


Thời hạn trả kết quả xin phép bản quyền bài hát được quy định như sau:

  • Đối với việc cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc Việt Nam: 07 ngày làm việc.

  • Đối với việc cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc quốc tế: 14 ngày làm việc.


4. Vi phạm bản quyền bài hát bị xử lý như thế nào? (1)

Một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm bản quyền bài hát được thể hiện như sau:


4.1. Xử phạt vi phạm hành chính


Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm bản quyền bài hát thì tùy hành vi và tính chất mức độ vi phạm, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt và thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 của Chính phủ).


Vi phạm bản quyền bài hát sẽ bị xử phạt. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Vi phạm bản quyền bài hát sẽ bị xử phạt. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Xâm phạm quyền tác giả”

a. Đối với cá nhân phạm tội

Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Sao chép tác phẩm.

- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm.


Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


b. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Pháp nhân thương mại không được phép của chủ thể quyền tác giả mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 300 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng trở lên; hoặc tuy chỉ thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm:

- Sao chép tác phẩm.

- Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm.


Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.


Việc xin phép sử dụng bản quyền bài hát không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là sự tôn trọng chất xám của tác giả. Nghệ sĩ cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc xin phép sử dụng bản quyền bài hát và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan. Chỉ khi hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, ngành công nghiệp âm nhạc mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.


NGUỒN THAM KHẢO:

(1): Bản quyền bài hát là gì? (Hãng luật NPLaw, https://nplaw.vn/)


Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page