top of page
Writer's pictureĐoàn Quý

Nghệ sỹ trẻ cần chuyên nghiệp để thành công

Đào tạo nghệ sĩ, đối với Thầy là đào tạo ra một con người có cá tính, có tư duy, năng lực chuyên môn tốt, tâm lý vững vàng, có khả năng ảnh hưởng người khác (theo hướng lạc quan tích cực) và có thể tạo ra giá trị văn hóa, tâm hồn cho xã hội. Nghe có vẻ lớn lao chứ thật ra chả có gì, chịu học, chịu làm, chịu khó, chịu phát triển là được hết.

Có đứa học trò hỏi Thầy, làm sao để trở thành nghệ sĩ?

Hồi xưa Thầy cũng tự hỏi y chang, mà lúc đã đi diễn, chơi đàn, đi hát, đã sáng tác... mà còn ngại và sợ người ta gọi Thầy là Nghệ Sĩ, Ca Sĩ. Với Thầy khi đó, Thầy sợ vì thấy chưa xứng đáng.

Giờ Thầy có thể trả lời câu hỏi đó với một phong thái ung dung tự tại.

- Nghệ sĩ chính là con người em đang là, nó là cách sống, tư duy, là cách em đang thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Không cần thiết là em và tác phẩm của em có nhiều người biết hay không, khi em có trái tim và khối óc của một nghệ sĩ, em đã là nghệ sĩ rồi.


"Nghệ sĩ chính là con người em" - Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý
"Nghệ sĩ chính là con người em" - Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý

Trước khi trở thành ngôi sao, hãy tập làm quen với bóng đêm. Chỉ có 2 dạng sao có thể nhìn thấy được: 1 là ngôi sao sáng nhất (nhân tố xuất sắc), 2 là ngôi sao sống thọ nhất (mấy con ma lì đòn nhất). Đừng đến với nhau với tâm thế của một ngôi sao hoặc tự tin quá về tài năng, sao thì có mà đầy, cái đáng quan tâm là thái độ, sự chịu khó và một chút năng lực với sự khiêm tốn và cầu tiến. Vài chia sẻ dành cho những người nghệ sĩ trẻ vì thấy nhiều bạn có thể đang cần, đôi khi vì các bạn chưa thật sự thấu hiểu cái ngành giải trí này cho lắm.


1. Đầu tư vào tài năng trẻ thì bên đầu tư cho bạn được gì?

Các bạn trẻ muốn phát triển thành nghệ sĩ, các bạn có tài năng (hoặc nghĩ mình có tài năng, kinh nghiệm gần 15 năm của Thầy cho thấy, tài năng có mà đầy) thường mong muốn được phát triển thêm các kỹ năng, được học thêm các chuyên môn, được đầu tư phát triển sản phẩm và hình ảnh… Đó là điều mà nghệ sĩ nào cũng ao ước.

Vậy, số tiền chi trả cho những thứ đó là bao nhiêu, trong bao lâu, tất cả những người đang làm cho bạn sẽ nhận được gì và tại sao họ phải làm điều đó cho bạn thay vì làm cho chính họ hoặc dự án mà họ tự xây lên? Nếu dự án thất bại thì ai mất gì, tổn thất bao nhiêu? Nếu thành công, spotlight hướng về phía bạn, liệu rằng bạn còn tin rằng thành công của mình không phải là duy nhất từ công sức và tài năng của mỗi một mình mình, liệu rằng bạn không bỏ cái nơi đã xây cho bạn khi bạn cảm thấy tỉ lệ phần trăm là không còn thoả đáng (vậy sao ban đầu đồng ý?) hoặc cảm thấy bị khai thác nhiều quá (đầu tư thì đương nhiên cần thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận, nói về tiền nghe nó nhột nhưng mà nghệ thuật bền vững thì cần phải có tiền để nuôi nó lâu dài, có thực mới vực được đạo).

Một ngành muốn bền vững thì mỗi con người trong ngành cần sự chính trực và kiên định. Thành quả có thể nhìn thấy ở bên ngoài hào nhoáng bởi một người nghệ sĩ nhưng phía sau là sự tận lực và chuyên môn sâu của cả một đội ngũ trong nhiều năm. Đừng nhầm lẫn giá trị.

Vậy, Thầy nghĩ, việc đầu tiên một talent cần hiểu là giá trị của mình và của đội mà mình tham gia vào, bạn là một phần trong công cuộc xây dựng, đội đặt bạn đứng trước chứ không có nghĩa bạn là ngôi sao. Cũng như tiền đạo trong đội bóng, nhiệm vụ của bạn là ghi bàn và chiếm spotlight, nhưng nó ko có nghĩa thành quả trận đấu là duy nhất của bạn.


2. Học văn hóa nghệ sĩ, học thêm các kỹ năng quan trọng thực chiến ngoài chuyện ca hát.

Ví dụ: đi show phải đến sớm, gặp ai cũng phải cúi chào kính trọng, hát xong thì phải biết cảm ơn ban nhạc, làm việc cùng nhau thì tìm cách nâng đỡ chia sẻ dìu dắt nhau cùng đi lên, không phải cái nào ngon thì xuất hiện một mình, khúc nào mình không tỏa sáng được thì mất tăm luôn, trân trọng ekip hỗ trợ mình trong các sản phẩm, dự án...

Nói chứ, món này phải kỹ, thành nhân trước, thành tựu sau. Tìm hiểu, nghiên cứu thêm các kỹ năng khác nữa ngoài chuyên môn chính của mình như:

- Truyền thông nhân hiệu

- Cách tự thu demo, sáng tác, sản xuất nhạc cho mình

- Hiểu về bản quyền, và cách làm việc văn minh trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật.

- Sử dụng các công cụ digital để phát triển hình ảnh, âm nhạc của mình.

- Xông pha vào phòng thu, lao ra sân khấu, kể cả diễn đường phố, livestream... để có kinh nghiệm và hiểu được giá trị nghề từ bước đi thấp nhất.

- Còn nhiều nữa mấy cái khác như xướng âm, ký âm, tập hát bè, làm video, Vlog, MV,... từng bước, từ đơn giản đến hết đơn giản. Môn nào dạy được Thầy dạy, môn nào khó quá Thầy mời các anh lớn trong ngành về chia sẻ huấn luyện cho tụi em.


3. Các bạn muốn học hỏi để làm cho riêng mình.

Thầy có một thoả thuận Bảo mật thông tin và chống cạnh tranh không lành mạnh. Cơ bản là, các bạn không được làm cái các bạn được học ở đây theo chương trình phát triển nhân lực trong một vài năm kể cả bạn đã thôi việc (cái này luật cho phép nhé). Một số bạn ký mà không thắc mắc. Một số bạn sẽ thắc mắc tại sao.

Thầy lại thắc mắc, tại sao bạn lại thắc mắc?

Bạn được đào tạo, huấn luyện, được tạo cơ hội trải nghiệm, được tham gia dự án, được kiếm thu nhập. Bạn muốn đến để học và biết bên Thầy làm như thế nào để rồi đem về làm y chang vậy sao? Rồi nguồn lực đã bỏ ra để phát triển cho bạn, bạn trả lại nó bằng cách nào, bao lâu, đủ chưa, tốt chưa? Nếu 100 người như bạn đến với môi trường này bằng tư duy đó, liệu nơi này còn tồn tại đến hôm nay không?


Cái Thầy mong muốn, là sự toàn tâm toàn ý khi đã lựa chọn nhau, chứ không phải vào xem có gì hay để học rồi ôm về làm cái y chang. Mà thật sự, cái các bạn biết được qua cái nhìn, cái làm ở đây chỉ là phần bề nổi, còn cái ở phía sau nó, kể cả người theo Thầy trên 5 năm còn chưa thấy hết, sao mà học được cái đó nếu thiếu sự trung thành?


Học hỏi là tốt, ứng dụng càng tốt, nhưng nếu tất cả chúng ta đều hướng đến lối tư duy làm việc kiểu thấy hàng xóm mở quán cá viên bán ngon quá nên thôi ai cũng mở. Khi ai cũng tư duy như vậy, ta có một xóm bán cá viên cạnh tranh khốc liệt và xé lẻ thị trường. Có nhiều cách để thành công mà, sao phải chọn cách trực tiếp và thiếu lành mạnh? Nhờ vậy mà đất nước mình chưa có được quá nhiều những công ty giải trí đủ tầm. Vì ai cũng mong làm cái riêng nhưng copy y chang cái mà mình từng theo đuổi và được đào tạo.


Nếu mỗi người mang một viên gạch đến xây, ta sẽ có một toà nhà, nếu mỗi người đến chỗ toà nhà lấy một viên gạch mang về nhà xây, chúng ta sẽ có một đống gạch được sang phẳng và không còn toà nhà nữa.


4. Khi sai bạn sẽ bị phạt, thậm chí phạt nặng bạn có đồng ý không?

Trường hợp Thầy thực tế từng đưa ra là:

Các bạn đóng vào một phần cọc huấn luyện, mỗi buổi huấn luyện bạn đi trễ hoặc vắng thì bạn bị trừ một phần, nếu không ai vi phạm, hết thời gian huấn luyện hoặc hết hạn thoả thuận hợp tác, bạn được trả lại đủ.


Nhiều bạn thắc mắc, sao tôi lại bị trừ hoặc lỡ tôi bận abc xyz thì sao?

Một là, thời gian bạn quan trọng vậy thời gian của người huấn luyện cho bạn có quan trọng không?

Hai là, nếu bạn không làm sai, bạn đâu có bị trừ. Thay vì nghĩ ngay đến cái mình mất, hãy nghĩ ngay đến cách để bạn không bao giờ mất, xem thử nó giúp mình tốt hơn hay tệ đi?


5. Khi bạn trở thành nghệ sĩ của công ty rồi, đi diễn 1 show bạn sẽ nhận 30% hoặc 50% cát xê. Bạn có ok không?

Nhiều bạn sẽ thấy mình mất.

Thật ra, phần đó không có mất đâu ạ, nó là sự đầu tư của công ty vào bạn và lúc đó nó cần được thu hồi để khấu hao vốn đầu tư ban đầu và sinh lợi nhuận nếu có.

Bạn đang hợp tác phần tài năng của mình với phần sản xuất và phát triển của công ty đang làm cho bạn. Tiền đó của họ, không phải bạn đang cho họ phần đó đâu.


Ở một góc nhìn khác, một công ty có thể liên hệ bạn, anh có show này, giá x triệu, em làm không. Bạn say yes, vậy khi biết họ nhận xxx triệu, bạn có đau lòng không? Nếu có, tư duy bạn chưa có ổn, vì ngay từ ban đầu bạn đã happy với x triệu đó mà? Thêm nữa, nếu một công ty có thể bán được cái giá xxx triệu, thì cái giá đó nó có lý do và cái công ty đó có được quá trình để đến đó, và nếu họ đã làm được điều đó, họ cần gì phát triển cho bạn để nhận được khoản % ít ỏi mà còn mất công, rồi mang tiếng cắt tóc cạo đầu?


Nếu họ quyết định phát triển cho bạn, vì họ tin bạn và muốn đưa tài năng của bạn ra ánh sáng mà thôi.

Cái ngành này khó sống với người chưa có nghề, cạnh tranh khốc liệt lắm, nên người trẻ cần phải vững vàng hơn về tư duy làm việc và trau dồi chuyên môn. Khi các bạn đúng từ ban đầu, mọi thứ còn lại cực kỳ đơn giản.


Thầy Đoàn Nhược Quý đào tạo nghệ sỹ

Thầy có hơi thẳng và cứng trong cách làm việc kể cả chỉ qua vài dòng tâm sự mỏng như trên thì chắc các bạn cũng hiểu được, khi đào tạo Nghệ sỹ Thầy chỉ mong gặp người thật sự muốn làm cái gì đó tới nơi tới chốn là vui cái bụng, tuổi trẻ chúng ta có một lần, khung thăng hoa nhất chỉ tầm 10 năm, quyết định nhanh, lựa chọn đúng, bền bỉ rèn, kiên định luyện, trung thành đi thì cỡ nào cũng thành công. Bài viết có thể sẽ làm bạn chùn bước nhưng nó là chia sẻ chân thành, Thầy không quen nói chuyện lòng vòng, muốn chuyên nghiệp thì phải thay đổi để phát triển thôi. Thầy luôn mở rộng cánh cửa cho các bạn nếu các bạn thật sự toàn tâm toàn ý. Chúc các bạn tài năng trẻ sẽ thành công rực rỡ trên mọi sự lựa chọn của mình.

Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page