Tìm hiểu về nghệ thuật Xoè Thái - Di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận.
Nghệ thuật Xoè Thái - hình thức múa truyền thống của người Thái, đã từ lâu trở thành điều không thể thiếu trong nền văn hóa và đời sống tinh thần của cộng đồng này. Từ "xoè" bên cạnh là một biểu tượng của việc múa nhảy, mà còn là sự diễn tả của cuộc sống, công việc, và những giá trị văn hóa truyền thống. Xoè không chỉ được trình diễn trong các nghi lễ tôn giáo, mà còn xuất hiện trong các dịp lễ hội, đám cưới, và các sự kiện văn hóa quan trọng của cộng đồng, là biểu hiện sâu sắc nhất của tinh thần đoàn kết và hy vọng vào một cuộc sống an lành, đầy đủ.
Múa Xoè - Biểu tượng tình yêu của dân tộc Thái
Múa Xoè hay "Xe khăm khen" (múa cầm tay), một tên gọi tượng trưng cho sự gắn kết trong cộng đồng Thái. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, dân tộc Thái lại tập trung quanh đống lửa, nắm tay nhau nhảy múa ăn mừng. Từ những khoảnh khắc đó, điệu múa Xoè ra đời. Nó không chỉ là một biểu hiện nghệ thuật mà còn là cách thể hiện sâu sắc về tâm hồn, về quan điểm, về cuộc sống của người Thái Tây Bắc.
Nghệ thuật Xoè Thái là di sản văn hóa gắn liền với cuộc sống và truyền thống của người dân Thái qua nhiều thế hệ. Trong các nghi lễ và lễ hội, từ Kin Pang Then đến Xên Lẩu Nó và Hết Chá, các thầy cúng không chỉ thực hiện các nghi lễ mà còn truyền dạy và hướng dẫn về cúng thần và múa tạ ơn cho các thế hệ sau. Trong các dịp vui tươi và lễ hội như Xên bản và tuần văn hóa, mọi người trong cộng đồng đều tích cực tham gia. Trong không khí hân hoan của lễ hội, âm nhạc với những nhạc cụ như pí pặp, khèn bè, kèn loa, và tính tẩu,…v…v… cùng với sự đóng góp của phụ nữ trong việc đánh chũm chọe và gõ bẳng bu, tạo nên một không gian đầy sôi động và đậm chất văn hóa dân tộc Thái.
Theo hồ sơ Di sản được trình bày trước UNESCO, nghệ thuật Xoè Thái được phân thành ba loại chính: Xòe nghi lễ, Xoè vòng, và Xoè biểu diễn. Trong đó, Xoè nghi lễ và Xoè biểu diễn thường kết hợp với các đạo cụ đặc trưng, mỗi loại được gọi tên theo đặc điểm riêng như Xoè khăn, Xoè nón, Xoè quạt, Xoè sạp, Xoè nhạc, Xoè gậy, và Xoè hoa... Trong số các loại hình của nghệ thuật Xoè Thái, Xoè vòng là phổ biến nhất, đại diện cho sự hòa đồng và thống nhất trong cộng đồng. Đây là một màn trình diễn tập thể, khi mọi người nối tay thành một vòng tròn, cùng nhau hòa mình vào niềm vui và sự phấn khích.
Trong truyền thống văn hóa của họ, người Thái có sáu điệu xoè cổ, mỗi điệu là một phần không thể thiếu của nghệ thuật dân vũ đặc sắc của họ. Điệu xoè đầu tiên, “Khắm khăn mơi lẩu” là biểu tượng cho sự đón tiếp chân thành và trân trọng mỗi khách đến nhà.
Điệu xoè thứ hai hay còn được gọi là “Phá xí”, thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ của cộng đồng Thái qua những động tác múa bổ bốn. Điệu xòe này là sự biểu hiện của tình cảm sâu sắc từng cá nhân, nhắc nhở về nguồn gốc và giữ gìn liên kết với căn bản, nguồn cội của họ.
Điệu xoè Phá Xí
Điệu Xoè rực rỡ và phô trương nhất chính là điệu “Nhôm khăn”, hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là điệu Tung khăn. Xuất phát từ sự phát triển của nghề trồng bông và dệt vải, xoè “Nhôm khăn” là sự tài hoa và khéo léo của đôi bàn tay những thiếu nữ Thái, hiện lên qua những hoa văn tinh tế trên những sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Điệu xoè Nhôm khăn
Trong hệ thống nghệ thuật dân gian của người Thái, điệu xoè thứ tư, hay còn gọi là “Khắm khen”. “Khắm khen” không chỉ là một điệu múa đơn giản, mà còn là một cách để thể hiện sự đồng lòng và niềm vui chung của cộng đồng Thái. Nó chứa đựng những kỷ niệm gia đình và những khoảnh khắc vui vẻ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi có niềm vui nhỏ, như một thành tựu trong lao động hay một sự kiện đáng nhớ, mọi người Thái lại hòa mình vào không khí hân hoan, nắm chặt tay nhau và nhảy quanh đống lửa. Ngoài ra, “Khắm khen” còn là biểu tượng cho sự gắn kết và sẵn lòng chia sẻ của cộng đồng Thái trong những thời kỳ khó khăn.
Điệu xoè khắm khen
Trong dòng xoè của người Thái, điệu thứ 4 - "Đổn hôn", hay Xoè bước tiến lùi. Điệu này tượng trưng cho tinh thần bất khuất và lòng tin vững chắc của người dân Thái giữa những biến động và khó khăn của cuộc sống. Dù gặp phải những thử thách và sóng gió, họ vẫn cùng nhau vượt qua bằng niềm tin và lòng hiếu khách bền vững.
Còn điệu xoè cuối cùng, "Ỏm lọm tốp mư" (Đi vòng tròn vỗ tay) là lời chia tay ấm áp và đầy ý nghĩa. Khi mọi người đã trao nhau những tình cảm chân thành và niềm vui của một ngày sum họp, điệu xoè này biểu hiện sự thỏa mãn và hân hoan.
Nghệ thuật Xoè Thái không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật, mà còn là một truyền thống được gìn giữ và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tại gia đình người Thái, trẻ em được dạy Xoè từ khi còn nhỏ thông qua việc tham gia các nghi lễ tại đền thờ, lễ hội, đám cưới và các dịp vui khác. Kiến thức về Xoè không chỉ đến từ cha mẹ hay ông bà, mà còn từ các thầy cúng, người truyền lại nghi thức cúng và các điệu Xoè truyền thống. Trong các nghi lễ, các thầy cúng đảm nhận vai trò truyền dạy Xoè cho thế hệ trẻ, trong khi những nghệ nhân và nghệ sĩ múa người Thái hướng dẫn cách biểu diễn Xoè từ bước chân đến sử dụng các đạo cụ. Sự hợp tác giữa các nghệ nhân và nghệ sĩ múa là không thể thiếu, họ cùng nhau truyền đạt và phát triển nghệ thuật Xoè qua các đội văn nghệ và lớp học.
Từ những năm 1990 trở đi, cộng đồng người Thái đã thực hiện các biện pháp quan trọng để bảo vệ và phát triển nghệ thuật Xoè Thái . Các đội sinh hoạt Xoè Thái được thành lập, các nghệ nhân dân gian và nhà nghiên cứu địa phương đã chăm chỉ ghi chép và xuất bản tài liệu liên quan đến sự sáng tạo và phát triển của Xoè. Điều này làm cho nghệ thuật Xòe trở thành một niềm tự hào và ký ức sống động của người Thái vùng núi Tây Bắc.
Năm 2013, 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh nghệ thuật Xoè Thái trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2015 và năm 2019 Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 9 nghệ nhân ở 4 tỉnh trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn liên quan đến Nghệ thuật Xoè Thái. Đồng thời, UBND 4 tỉnh đã phê duyệt cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số dự án sưu tầm và phổ cập một số điệu Xoè và hỗ trợ về mặt tài chính tập luyện, mua nhạc cụ cho các đội văn nghệ. Hàng năm, UBND 4 tỉnh tổ chức tuần văn hóa, ngày hội văn hóa các dân tộc, hội diễn, hội thi trong đó có Nghệ thuật Xoè Thái.
Hồ sơ Nghệ thuật Xoè Thái đã đáp ứng toàn bộ 5 tiêu chí do UNESCO đề ra: (i) Xoè Thái là di sản văn hóa phi vật thể theo định nghĩa tại Điều 2 của Công ước 2003; (ii) Việc ghi danh sẽ góp phần đảm bảo tính phổ biến của Xoè Thái và nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể; (iii) Các biện pháp bảo tồn được đề xuất có khả năng bảo tồn và phát huy di sản; (iv) Xoè Thái đã được đề cử với sự tự nguyện và đồng thuận của cộng đồng có liên quan; (v) Xoè Thái đã được đưa vào một danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật của Quốc gia thành viên đề cử di sản, như được quy định tại Điều 11 và 12 của Công ước 2003.
Comments