Ngẫm về cuộc sống.
Sống ở đời, nếu chỉ sống thì đơn giản, chỉ cần học tàm tạm, ra đời có việc làm, tháng dăm ba triệu là sáng cà phê tối đi chơi sống qua ngày rồi.
Nếu là một người trách nhiệm hơn, lo được cho gia đình hoặc muốn cuộc sống sau này tốt hơn, hạnh phúc hơn, giúp được những ai cần khi có thể... Thì phải cố gắng hơn nhiều lần, cả về thu nhập lẫn trình độ, địa vị, danh tiếng,... Nói chung là vật chất lẫn tinh thần đều cần tốt hơn thì mới giúp mình và giúp người được.
Người có lý tưởng, hoài bão, ... Nói trắng ra là tham, cái tham vọng phải làm được này kia, chinh phục vị trí này vị trí nọ, suy cho cùng là phục vụ cái sở thích, đam mê, cái tôi của mình trước, chứng minh mình đúng hoặc cái cách của mình sẽ giúp được abc xyz... Nói chung, là bản ngã cả, lý tưởng nó thành được thì mình thành công, cái kết quả lúc đó may ra mới giúp được người nếu có. Cho nên, nếu là mẫu người này, thì cứ cố gắng thôi, còn khó mà chứng minh cái đúng ở thì tương lai.
Có người nghĩ về di sản, kế thừa... Như một kiểu để lại, cho con cái, cháu chắt, cho cộng đồng, xã hội, cho đời... Thì bản chất cũng là một dạng lý tưởng như trên, nhưng nó hướng đến bên ngoài bản ngã hơn chút, (nhưng thực tế vẫn là bản ngã mình mà thôi). Quay lại di sản, là cái tốt chúng ta muốn làm, như bảo tồn cái xưa, phục hưng hoặc cải tiến, sáng tạo cái mới... Để đời sau đỡ nhọc. Cuộc sống thời này đỡ khổ hơn ngày xưa cũng phần vì những người đi để lại di sản. Là khoa học công nghệ, là di tích, văn thư... Nhưng như một khái niệm khác mình từng đọc qua, 1 ngàn năm hay triệu năm nữa, liệu có còn loài người tồn tại, 1 thiên thạch hay chiến tranh hạt nhân là đưa mọi thứ về cát bụi. Nhưng mà, who cares? Tóm lại, di sản cũng là cái mình muốn thì làm, làm được thì mới may ra giúp được ai đó.
Vậy thành ra, sống ở đời cũng đơn giản, thích thì làm, nhưng ở mỗi cái mức độ thích, thì sự đánh đổi cũng lớn hơn, đánh đổi thời gian, công sức, tiền bạc, niềm tin, đam mê,... Càng đánh đổi nhiều thì càng gần mới tham sân si và như kẻ vô minh. Nhưng thành rồi thì kẻ vô minh lại thành hiền triết. Ai biết được là mất hay được, chỉ có người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt hay người ngoài thường thấy cái góc khuất mà người trong kẹt đang bị điểm mù giới hạn năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm và lĩnh vực che lấp đi?
Mình tin rằng (lại là niềm tin?), đã sống thì đã là khổ, muốn hạnh phúc hơn thì lại càng phải qua khổ đau nhiều hơn, muốn làm việc lớn ngày mai nghĩa là chấp nhận cái khổ lớn hơn ở hiện tại. Mà thường người có niềm tin ở việc gì, thì sẽ càng tìm thêm phương tiện củng cố niềm tin của mình, nó lại thành một dạng thiên kiến, làm sao để thật sự vô vi giữa dòng đời là một siêu kỹ năng của đấng giác ngộ.
Tất nhiên có cách hết, nhưng mỗi cách lại luôn tạo ra được mất một cách cân bằng đáng kinh ngạc. Tự nhiên thật khéo sắp đặt, vừa không giống quy luật nhưng lại là quy luật.
Commenti