Trong một bản nhạc, số chỉ nhịp được đặt đầu bản nhạc sau khóa nhạc và là “người dẫn dắt” cho cả đoạn nhạc. Có rất nhiều thể loại nhịp nhưng trong đó có một số mang âm hưởng gần giống nhau nhưng lại khác cách vận hành âm điệu, nhịp 3/4 và 6/8 là một điển hình. Để có thể phân biệt hai loại nhịp này, hãy cùng bài viết sau đây tìm những điểm khác và giống nhau nhé!
Nhịp 3/4
Nhịp 3/4 là loại nhịp có 3 phách trong một ô nhịp với phách đầu mạnh và những phách sau nhẹ. Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen và có giá trị bằng 1 nhịp. Nhịp 3/4 thường dùng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động.
Thể loại nhịp 3/4 thuộc loại nhịp đơn, được sử dụng trong các đoạn nhạc mang tính giải trí cao ở Châu Âu như nhạc múa, nhạc lễ hội hay nhạc cổ điển, dân gian. Trong nhịp 3/4, mỗi chu kỳ được chia thành ba phần bằng nhau, với một nhịp đánh mạnh ở đầu mỗi chu kỳ. Có thể nói 3/4 là loại nhịp phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều các thể loại nhạc.
Khác so với các nhịp đơn khác, nhịp 3/4 rất ít được sử dụng trong các bài hát ballad, chậm buồn. Với đặc tính là các phách mạnh, nhịp nhanh, nhịp 3/4 được ưa chuộng hơn nhiều so với các nhịp khác. Nhịp 3/4 có thể nhanh chóng đẩy nhanh tiết tấu, gia tăng âm hưởng và thúc mạnh nhịp điệu của bài hát, giúp các đoạn nhạc riêng biệt khác nhau có thể được nối liền mạch mà không bị đứt quãng cảm xúc của người nghe.
Nhịp 3/4 thường được dùng nhiều trong các bài hát đặc trưng như bài “Đếm sao” của nhạc sĩ Văn Chung, “Em đi trong tươi xanh” của nhạc sĩ Vũ Thanh hay bài “Ánh sáng đời con” của hai nhạc sĩ Nguyễn Ly và Đinh Công Huỳnh. Có thể nhận thấy, các bài hát tiêu biểu trên đã áp dụng nhịp 3/4 một cách khéo léo để tạo ra bài hát, cấu thành nên những giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng dễ thuộc bởi tiết tấu không làm đứt quãng cảm xúc khi nghe.
Nhịp 6/8
Nhịp 6/8 là loại nhịp kép, gần như là bằng 2 lần nhịp 3/8 cộng lại. Nhịp 6/8 bao gồm 6 phách với phách 1 mạnh, phách 2 và 3 nhẹ, phách 4 mạnh vừa cùng phách 5 và 6 nhẹ theo nhịp. Mỗi phách trong nhịp 6/8 tương đương với một 1 móc đơn.
Trong nhịp 6/8, mỗi chu kỳ nhịp được chia thành sáu phách và điều này tạo ra một cấu trúc nhịp có điểm đặc trưng và thường được sử dụng trong nhạc dân gian, nhạc Latin, nhạc jazz hoặc ở một số thể loại nhạc pop và rock. Nhịp 6/8 được định nghĩa bởi sự hiện diện của 6 phách, trong đó 2 phách mang trọng âm. Với đặc điểm mang tận hai trọng âm trong phách, nhịp 6/8 thuộc dạng nhịp phức và được chia thành phách tam phân và phách nhị phân.
Nhịp 6/8 còn được gọi là nhịp kép bởi vì mỗi chu kỳ nhịp được chia thành sáu phách, tạo ra một cảm giác như có hai nhịp 3/8 gộp lại với nhau. Trong nhịp 6/8, có một trọng âm ở đầu và một ở giữa mỗi chu kỳ, tạo ra một sự lặp lại đều đặn và lưu loát trong âm nhạc. Với sự kết hợp giữa nhịp kép và nhịp phức, đã vô hình chung khiến nhịp 6/8 trở thành một trong các loại nhịp khó sử dụng nhất và cần phải có một kiến thức âm nhạc chuyên sâu.
Nhịp 6/8 có phần đặc biệt hơn so với đa số các nhịp khác. Nhịp 6/8 không mang âm hưởng quá nhiều của một bản nhạc vui nhưng lại không phải âm điệu của một bản nhạc ballad buồn. Nhịp 6/8 có thể linh hoạt ở nhiều bài hát, trở thành loại nhạc phổ biến trong thị trường âm nhạc hiện nay. Nhiều bài hát hiện đại, đều sử dụng nhịp 6/8 như nhịp cơ bản, chủ chốt trong đại đa số đoạn nhạc.
Nhịp 6/8 được áp dụng và sử dụng nhiều trong các bài hát vui nhưng đằm thắm, ví dụ như “Một mùa xuân nho nhỏ”, “Màu hoa đỏ”, “Khát vọng mùa xuân”,... Các bài hát được vận dụng nhịp 6/8 một cách linh hoạt nên giúp giai điệu mềm mại, uyển chuyển và có thể giúp ca sĩ kể được hoàn chỉnh câu chuyện âm nhạc của mình. Nhịp 6/8 cũng hỗ trợ việc tạo một không khí hòa nhã và du dương hơn so với các nhịp khác. Để có thể vận dụng nhịp nhàng được cấu trúc nhịp 6/8, người nhạc sĩ phải uyển chuyển trong cách tư duy âm nhạc để không khiến bài hát quá dài, tạo cảm giác bế tắc cảm xúc.
Phân biệt nhịp 3/4 và 6/8
Nhịp 3/4 và nhịp 6/8 là hai nhịp có nét khá tương đồng nhau nhưng trên cơ bản đây lại là hai nhịp có khái niệm, thể loại và cách đánh nhịp hoàn toàn khác nhau. Âm điệu và tiết tấu của hai nhịp trên vừa có điểm giống nhau nhưng cũng lại khác nhau.
Mỗi ô của nhịp 3/4 chứa 3 nốt nhạc, với mỗi phách bằng một nốt đen nằm liên tục và bị ngăn cách bởi dấu ngăn nhịp cho tới khi qua đoạn nhạc tiếp theo. Trong khi đó, mỗi ô của nhịp 6/8 chứa 6 nốt nhạc và mỗi phách là một nốt móc đơn.
Để có thể phân biệt hai nhịp này chúng ta cần xét vào ô nhịp của khuông nhạc. Bạn sẽ thấy rằng đối với nhịp 3/4 thì các nốt sẽ có xu hướng tách ra thành 3 cụm riêng biệt là 1-2-3 nhưng ngược lại, với nhịp 6/8, các nốt được tập trung lại thành cụm 3 nốt – 3 nốt nhằm tạo ra cảm giác âm tiết 1-2 nhiều hơn. Tuy rằng điều này có vẻ không được thể hiện rõ nét ở các khuông nhạc, nhưng xét trên các bản luân vũ với 3 điệu tách biệt 1-2-3 và 1 bản slow rock, với từng chùm 3 nốt đi kèm với nhau, ta sẽ nhận ra được sự khác biệt rõ rệt trong tiết tấu và cách các nốt “chạy” nhạc.
Đa số các bản nhạc không thuộc một thể loại quá đặc trưng hoặc các bài hát được pha trộn nhiều thể loại nhạc khác nhau, bạn sẽ không nhận thấy được quá rõ ràng rằng nhạc sĩ đang sử dụng nhịp 3/4 hay 6/8 trong bản nhạc lý của mình. Âm tiết mà hai nhịp này tạo ra đều thuộc vào phạm trù nhanh và đẩy mạnh tiết tấu, chính vì thế rất ít người nhận ra được sự khác nhau giữa hai nhịp này. Nhưng có thể nói như sau, xét về bản chất cấu tạo nên cấu trúc của bài hát, nhịp 3/4 hướng đến những bản nhạc theo trường phái vui tươi, trong sáng và có phần bay bổng nhưng đối với nhịp 6/8, nhịp này hướng các bài hát đến một tiết tấu vô cùng nhanh như rock, funk hay rap,... Các thể loại này đa số đều sử dụng nhịp 6/8 trong khuông nhạc của mình.
Nhịp 3/4 và 6/8 được phân định thành hai âm hưởng rạch ròi, để không bị quá nhầm lẫn và khiến một số các nhạc sĩ, nhạc công bị bối rối khi vận dụng nhịp 3/4 và 6/8, trên cơ bản cả hai nhịp này đã có sự khác biệt rõ rệt. Hai nhịp này cũng được áp dụng vào các thể loại nhạc khác nhau gần như ít khi nào “đá chéo sân”.
Các bài hát với nhịp 3/4 sẽ dễ dàng được nhận ra hơn bởi đặc trưng về độ mạnh nhẹ của các phách. Nhịp 3/4 tạo cho bài hát một cảm giác tươi sáng, hồ hởi bởi giai điệu luôn đi lên không bị ứ đọng tại các điểm giao giữa các đoạn nhạc riêng. Người có chuyên môn trong lĩnh vực âm nhạc thường nhận biết nhịp điệu của bài hát thông qua tần suất ngắt nhịp của bài hát đó, từ đó họ có thể lựa chọn đâu là nhịp chính thức cho bài hát đó.Nhịp 3/4 cũng áp dụng lên một số các bài hát ballad nhưng rất ít, bởi với tính chất liền mạch, nhịp 3/4 sẽ tạo ra một bài hát buồn nhưng sẽ mang lại sự mãnh liệt về tiết tấu cảm xúc.
Ngược lại, nhịp 6/8 thường trải dài khắp ô nhịp và bao trùm toàn bộ khuông nhạc. Các bài hát sử dụng nhịp 6/8 thường có phần nhạc nền được kéo dài hơn và da diết hơn. Nhịp 6/8 không tạo cảm giác quá vui tươi nhưng có thể mang lại sự dịu dàng, mềm mại khiến cho bài hát không bị quá chói tai hay dồn dập quá nhiều cảm xúc. Mặc dù, nhịp 6/8 đôi khi sẽ khiến bài hát bị lê thê nhưng đó không phải vấn đề quá lớn bởi nếu nhạc sĩ biết cách khéo léo vận dụng nhịp 6/8 thì cái “lê thê” đó sẽ trở thành da diết và sâu lắng.
Để có thể có cái nhìn rõ và cận nét hơn về sự khác biệt giữa nhịp 3/4 và 6/8, các bạn có thể tham khảo video sau đây:
Nhịp 3/4 với tiết tấu (bùm chát chát) được đánh bằng đàn thường dùng là đánh dây bass của hợp âm đang chơi (ví dụ: Hợp âm C, đánh bass nốt Đô ở dây 5). Ngoài ra có thể đánh tiếng bass bằng cả 3 dây đàn hoặc cả 6 dây đàn 1 lúc. Cách đánh này có thể thay đổi tùy theo phong cách chơi của mỗi người, nhưng đều phải tuân thủ theo tiết tấu 3 phách. Trong khi nhịp 6/8 lại thoải mái hơn, không phải sử dụng quá nhiều hợp âm, bởi tiết tấu liên tục nên ta chỉ cần một hợp âm của dây đàn là có thể đánh được một ô của nhịp 6/8.
Tương đồng với mỗi tiết tấu mà nhịp 3/4 hoặc 6/8 mang lại, nhạc sĩ hay các nhạc công buộc phải tuân theo những cách đánh nhịp nhất định để không làm mất đi âm hưởng chính của bài hát. Tại các trường giảng dạy về âm nhạc chính quy, người ta thường xuyên ứng dụng hai nhịp này vào chương trình giảng dạy để giúp các học viên có thể phân biệt và nhận biết nhanh các thể loại nhịp khác nhau. Để có thể thông thạo và nhận biết chính xác hai thể loại nhịp có nét giống nhau này, các nhạc sĩ, ca sĩ hay nhạc công đều phải nắm rõ được nguyên lý cơ bản của hai nhịp này. Nhịp 3/4 không mang tiết tấu ngắt nhịp mà đa số thường liền mạch và nhịp 6/8 có nốt chạy nhịp dài hơn nhưng tần suất ngắt quãng nhịp khá ngắt và thường cũng liên tục nhau. Điều này bắt buộc những người theo đuổi con đường âm nhạc phải biết cách đánh nhịp để phân biệt rõ ràng hai nhịp này. Bởi đối với nhạc sĩ, nhạc công thì việc đánh nhịp là yếu tố cơ bản đầu tiên trước khi bắt đầu phát triển con đường âm nhạc, họ buộc phải biết vị trí âm thanh, tần suất ngắt quãng, âm thanh ngắt và hợp âm của các thể loại nhịp.
Để có thể chọn được một nơi để học phân biệt nhịp là không khó, có rất nhiều trung tâm dạy nhạc hay nhạc viện nhưng để chọn được nơi phù hợp nhất với mình là điều rất quan trọng. Một số học viện và trung tâm âm nhạc được giới nghệ thuật ưu ái có thể kể đến như trường âm nhạc Việt Thương, trung tâm âm nhạc C-FLY hay ADAM Muzic Academy do chính nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý hướng dẫn và chỉ dạy tận tâm chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn theo đuổi con đường nghệ thuật này.
Nhịp nhanh 3/4 và nhịp chậm 6/8
Với đặc trưng tiết tấu tương đồng nhau, nhịp 3/4 và 6/8 thường bị nhầm lẫn và rất khó để nhận biết. Từ đó, một số các nhà soạn nhạc hay nhạc sĩ đã cho ra đời hai loại nhịp mới được cấu thành từ nhịp 3/4 và 6/8, đó là nhịp nhanh 3/4 và nhịp chậm 6/8.
Trước hết, chúng ta hãy cùng xét đến nhịp nhanh 3/4. Nhịp nhanh 3/4 là một biến thể của nhịp 3/4 nhưng khác ở chỗ, các nốt chạy nhịp và âm tiết của nhịp nhanh 3/4 được thực hiện đánh nhịp liên tục với âm ngắt nhịp ngắn, gần như không thể nghe thấy. Nhịp nhanh 3/4 được tạo ra với mục đích hình thành một bài hát chuyển nhịp mà không bị ngắt quãng hay đứt mạch cảm xúc, giúp dễ nghe và không bị lê thê, chói tai.
Nhịp nhanh 3/4 có âm thanh giống với nhịp 6/8 cơ bản nhưng lại khác các nốt trên bản nhạc lý. Vẫn sử dụng ba nốt tách rời nhưng dấu ngắt nhịp lại nằm gần hơn so với nhịp 3/4. Tốc độ chạy nốt và đẩy nhanh tiết tấu của nhịp nhanh 3/4 thuận lợi trong việc giúp các bản nhạc không bị quá buồn hay bị dài lê thê. Nhịp nhanh 3/4 đa số được sử dụng trong các bản nhạc đồng quê.
Bên cạnh đó, nhịp chậm 6/8 chính là nhịp 3/4 cơ bản nhưng lại khiến âm tiết được kéo dãn hơn. Nhịp chậm 6/8 không hoàn toàn là nhịp 3/4 bởi các nốt trong bản nhạc lý của nhịp 6/8 được kéo dài hơn so với nhịp 6/8 cơ bản nhưng khi ứng dụng thì các nốt này lại chạy nhanh hơn bình thường. Mục đích người ta tạo ra nhịp chậm 6/8 nhằm để cấu thành nên các bản nhạc slow, nhạc blue với giai điệu vừa da diết nhưng vẫn nhanh hơn các bản ballad bình thường, thường được sử dụng như một yếu tố kể chuyện thông qua lời hát.
Nhịp chậm 6/8 không phải lúc nào cũng được sử dụng như nhịp nhanh 3/4. Với tính chất nhiều nốt trong cùng một ô, nhịp chậm 6/8 dễ khiến các nhạc sĩ, nhạc công bị lẫn lộn và đánh nhầm khi sử dụng.
Nhịp nhanh 3/4 mang cấu trúc âm thanh của nhịp 6/8 và nhịp chậm 6/8 mang cấu trúc âm thanh của nhịp 3/4. Cả hai nhịp này đều được quyết định bởi tempo của mà người nhạc sĩ hướng đến. Nhịp nhanh 3/4 và nhịp chậm 6/8 bị phụ thuộc sâu sắc bởi tempo chính của bài hát, được sử dụng như âm hưởng hỗ trợ cho thành phần cấu tạo nên bản nhịp độ chính. Tempo ảnh hưởng đến sự hình thành của hai thể loại nhịp này khá nhiều, khiến cho đa số các bài hát sử dụng nhịp nhanh 3/4 và nhịp chậm 6/8 không có quá nhiều mà đa số chỉ sử dụng nhịp cơ bản. Nhạc sĩ hay nhà soạn nhạc thường xuyên phải nghĩ ra rất nhiều ý tưởng cho một bài hát, phải lồng ghép được câu chuyện hay bài hát phải có tiết tấu không quá trùng lặp với các bài trước đó. Chính vì vậy, việc phối hợp sử dụng nhịp nhanh 3/4 và nhịp chậm 6/8 dễ khiến các nhạc sĩ này bị bí ý hay gặp vấn đề giai điệu giống với các bài hát cũ.
Như vậy, thông qua bài viết trên các bạn chắc hẳn đã nhận ra được các điểm khác nhau và cách phân biệt giữa hai nhịp 3/4 và 6/8. Mặc dù hai thể loại nhịp này thường bị nhầm lẫn và khó để phân tách độc lập nhưng nếu chúng ta nắm bắt được cách đánh nhịp thì đó không còn là điều gì khó nữa. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn có thể nghe được các loại nhịp phách hoặc dễ dàng nhận ra qua các bài hát.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?
Comments