Nước ta có rất nhiều loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng. Những nghệ thuật dân gian đó đã đi cùng người dân Việt Nam qua rất nhiều thế hệ, để lại được rất nhiều những giá trị tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần.
Nghệ thuật dân gian luôn đem lại rất nhiều giá trị cả về vật chất và tinh thần. Cụ thể có 8 loại hình nghệ thuật dân gian được phân bổ trên khắp cả nước. Mỗi loại hình nghệ thuật đều góp phần tạo nên một bức tranh tổng quan về nghệ thuật nước nhà rất đẹp và vô cùng quý giá.
1. Chèo - Loại hình nghệ thuật dân gian có từ lâu đời
Chèo được biết tới là một loại hình nghệ thuật dân gian đã có từ rất lâu đời. Loại hình nghệ thuật dân gian này được phát triển ở khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chèo được phổ biến và kết hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau tuy nhiên chèo mang nét châm biếm, được kết hợp với ca múa.
Chèo được bắt đầu từ khoảng thế kỷ X và được cải biên, sáng tạo hơn vào thế kỷ XVI. Cho đến hiện tại, chèo là nghệ thuật dân gian vẫn giữ được nét đẹp từ thế kỷ trước. Một vở chèo sẽ phản ánh đầy đủ mọi góc độ của vẻ đẹp, văn hóa dân tộc ta. Từ lạc quan, nhân ái, nét bình dị thôn quê và cả việc nhân dân ta kiên cường chống giặc ngoại xâm.
Chèo là một nghệ thuật có nhiều đặc điểm nổi bật như ngôn từ đa thanh, nhiều nghĩa, kết hợp cùng với cách nói trữ tình của người nghệ sĩ. Chèo còn phê phán, lên án những mặt trái của xã hội. Trong nghệ thuật chèo hiện đại ngày nay, chèo được kết hợp với rất nhiều nhạc cụ, được rất nhiều người nghệ sĩ kết hợp với nhau tạo nên một nét đẹp vừa rất hiện đại nhưng vẫn mang nét đẹp truyền thống.
2. Cải lương mang đậm nét đẹp của người miền Nam
Cải lương là một loại kịch hát có nguồn gốc từ Nam Bộ, được hình thành dựa trên những dòng nhạc Đờn ca tài tử kết hợp với dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long. Ít ai biết rằng cải lương chính là cải tiến hoặc sửa lại, biến đổi những vở kịch truyền thống. Cũng chính bởi vậy mà chúng ta thường thấy cải lương rất quen thuộc.
Cải lương là một nghệ thuật dân gian có phong cách rất khác biệt, được kết hợp bởi những nhạc khí dân gian với giọng hát dân ca của người dân tạo nên một nét đẹp rất khác biệt. Và cũng chính điểm khác biệt đó là điểm thu hút khán giả đến với nghệ thuật này. Cải lương được kết hợp giữa âm nhạc, hát, múa cùng với diễn xuất.
Mọi đặc điểm được kết hợp đều và hài hòa với nhau để truyền tải cảm xúc. Có rất nhiều vở cải lương truyền tải được rất nhiều cảm xúc qua cách diễn của người nghệ sĩ. Việc sử dụng tiếng Việt cùng với cách biểu diễn truyền thống giúp cho cải lương đi sâu vào lòng của khán giả hơn. Đây cũng là loại hình dân gian rất được yêu thích và phổ biến rộng rãi.
3. Hát ca trù
Ca trù là một thể loại âm nhạc truyền thống dân gian của nước ta, có nguồn gốc từ thế kỷ X và vẫn được phát triển thêm cho tới hiện tại. Ca trù có điểm riêng ở chỗ loại hình này sẽ được thể hiện bởi riêng một nữ ca sĩ kết hợp với một nhạc công chơi đàn đáy và một quan viên đánh trống hầu.
Loại hình nghệ thuật dân gian này gồm rất nhiều thể loại như hát nói, hát kể, hát phù, hát truyện,.... Nghệ thuật này thường mang đậm chất thính phòng và hầu hết sẽ được biểu diễn tại những nơi trang trọng như đình làng hay cung đình. Ngoài ra, hát ca trù hiện nay sẽ được biểu diễn ở trong những ca quán.
Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn gấp. Cho đến hiện nay, hát ca trù vẫn là một loại hình nghệ thuật dân gian được rất nhiều người yêu thích. Loại hình nghệ thuật này đã và đang được phát triển hơn so với trước và cũng được yêu thích hơn rất nhiều.
4. Dân ca quan họ là nét đặc trưng của người Bắc Ninh
Nhắc đến Bắc Ninh, không ai không biết đến quan họ. Đây là một loại hình dân ca tiêu biểu, đặc biệt của vùng Kinh Bắc xưa. Trước đây, dân ca quan họ phổ biến tại Bắc Ninh và Bắc Giang nhưng hiện tại Bắc Ninh là nơi phát triển nhất loại hình này. Năm 2009, UNESCO cũng đã công nhận dân ca quan họ Bắc Ninh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nước ta.
Quan họ Bắc Ninh chính là sự đối đáp giữa những liền anh liền chị và với khán giả. Quan họ gồm rất nhiều làn điệu khác nhau, rất phong phú cả về trang phục, làn điệu, lời ca và cả cách trình diễn. Thường khi trình diễn, người hát quan họ sẽ mặc những bộ trang phục dân gian như áo tứ thân, áo dài, kết hợp với nón quai thao,....
Điểm đặc biệt của loại hình này là có một làn điệu riêng, lời ca riêng và cùng với giọng hát trong trẻo, cao vút của người nghệ sĩ giúp cho quan họ phát triển rất tốt và vẫn được nhiều người biết đến cho đến thời điểm hiện tại. Quan họ mang một nét đẹp tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội, phản ánh một giá trị văn hóa - xã hội vô cùng lớn, cần phải được bảo tồn và phát huy.
5. Tuồng
Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của nước ta. Đây là một loại hình có ảnh hưởng từ sân khấu Hí kịch Trung Quốc. Loại hình này thường nói lên một nét đẹp rất lớn trong văn hóa - xã hội bởi nó thường mô tả lại những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết của dân tộc ta và được góp mặt bởi rất nhiều người nghệ sĩ.
Đây là một loại hình có giá trị nhân văn sâu sắc cũng bởi nó gắn liền với lịch sử, thể hiện những vẻ đẹp trong lịch sử mà ta đã có cùng với những vị tướng, vị vua trong truyền thuyết. Một đặc trưng của loại hình này là những người nghệ sĩ thường trang điểm rất đậm, kết hợp với nhiều đạo cụ và cần rất nhiều người mới có thể thực hiện một vở tuồng hoàn hảo.
Tuồng còn mang nét rất riêng bởi cách ngắt chữ, nhá chữ, cách lên xuống nhịp điệu của câu và cả cách kết hợp nhân vật vào trong người nghệ sĩ. Mỗi người nghệ sĩ sẽ là một nhân vật khác nhau, thể hiện nét riêng của từng nhân vật và khi biểu diễn sẽ có nhạc hòa theo để tạo nên một nét rất riêng, rất đặc biệt.
6. Múa rối nước - một nét đẹp dân gian
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của Việt Nam ta có nguồn gốc từ rất lâu đời và được phát triển cho tới hiện nay. Loại hình nghệ thuật này được bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước ở vùng châu thổ sông Hồng, thuộc khu vực miền Bắc của nước ta.
Múa rối nước khác với những loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng ở nước ta khác như được thể hiện không phải bởi người mà bởi những con rối bằng gỗ, được điều khiển bởi những người nghệ sĩ đứng phía sau tấm mành che. Múa rối nước được thể hiện trên mặt nước của một hồ, ao hay sông.
Loại hình nghệ thuật dân gian này thể hiện rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết, lịch sử, văn hóa, hay cả đời sống của người Việt Nam ta. Múa rối nước gắn liền với cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam, là một biểu tượng độc đáo của Việt Nam chúng ta mỗi khi nhắc đến và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2003.
Có thể thấy mỗi loại hình dân gian đều mang những nét đẹp riêng, đều truyền tải những thông điệp riêng nhưng đều có một đặc điểm chung là gắn với nét đẹp, lịch sử, văn hóa của người dân Việt Nam. Mỗi loại hình nghệ thuật dân gian đều cần được bảo tồn và phát huy, phát triển rộng rãi cho cả những thế hệ sau.
Biên tập và tổng hợp bởi đội ngũ Thầy Đoàn Nhược Quý dựa trên Kiến Thức, Trải Nghiệm Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc của Thầy Đoàn Nhược Quý trong dự án Lifelong Learning nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, kết nối và chia sẻ kiến thức Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc đến các Học Viên Thầy Đoàn Nhược Quý trong Chương Trình Phát Triển Nghệ Sĩ Online 1 kèm 1.
Коментарі