top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

QUẢN LÝ RỦI RO TRUYỀN THÔNG - HÀNH TRANG KHÔNG THỂ THIẾU CỦA MỘT NGƯỜI NGHỆ SĨ

Meta: Quản lý rủi ro truyền thông là một kỹ năng quan trọng mà mọi nghệ sĩ cần có trong thời đại này nhằm bảo vệ và phát triển hình ảnh của bản thân sao cho hiệu quả nhất.

 

Dưới ánh hào quang sân khấu và sự tung hô của người hâm mộ ẩn chứa vô vàn cạm bẫy tiềm ẩn mà mỗi nghệ sĩ cần phải đối mặt. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, truyền thông trở thành con dao hai lưỡi, vừa là cầu nối đưa nghệ sĩ đến gần hơn với công chúng, nhưng cũng vừa là ngọn lửa thiêu rụi hình ảnh và danh tiếng nếu không được quản lý một cách khéo léo.


Truyền thông là cầu nối đưa nghệ sĩ đến gần với công chúng (Nguồn: asucla.ucla.edu)
Truyền thông là cầu nối đưa nghệ sĩ đến gần với công chúng (Nguồn: asucla.ucla.edu)

Do đó, mỗi nghệ sĩ đều sẽ cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý rủi ro truyền thông - hành trang không thể thiếu để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ tiềm ẩn và hướng tới thành công bền vững. Thấu hiểu điều này, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích tầm quan trọng của quản lý rủi ro truyền thông đối với nghệ sĩ, đồng thời cung cấp những kiến thức và giải pháp thiết thực để giúp họ có thể tự tin bước đi trên con đường nghệ thuật đầy chông gai của mình. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé!


I. Khái niệm về rủi ro truyền thông


Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu được định nghĩa về rủi ro truyền thông. Nói một cách dễ hiểu, rủi ro truyền thông bao gồm những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, danh tiếng và sự nghiệp của nghệ sĩ khi họ tương tác với truyền thông hoặc công chúng. Vậy, quản lý rủi ro truyền thông chính là quá quá trình xác định, đánh giá, phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ những nguy cơ này.


Quản lý rủi ro truyền thông giúp phân tích và giảm thiểu những nguy cơ đối với nghệ sĩ (Nguồn: kompa.ai)
Quản lý rủi ro truyền thông giúp phân tích và giảm thiểu những nguy cơ đối với nghệ sĩ (Nguồn: kompa.ai)

Nói cách khác, việc quản lý rủi ro có thể được ví như một “bộ giáp” giúp bảo vệ nghệ sĩ khỏi những mối nguy hiểm vô hình tới từ truyền thông, qua đó giúp họ tự tin sải bước trên con đường nghệ thuật đầy chông gai của mình.

Hãy tưởng tượng, một nghệ sĩ vô tình đưa ra phát ngôn thiếu suy nghĩ trên mạng xã hội, dẫn đến làn sóng phẫn nộ từ dư luận. Hay một vụ bê bối đời tư bị phanh phui, khiến hình ảnh của họ sụp đổ hoàn toàn. Những tình huống tưởng chừng như hy hữu này hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu nghệ sĩ không ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro truyền thông. 


II. Tại sao nghệ sĩ cần quản lý rủi ro truyền thông?


Trên con đường nghệ thuật đầy rẫy chông gai, hình ảnh và danh tiếng chính là "vũ khí" quan trọng nhất mà mỗi nghệ sĩ sở hữu. Giống như một viên kim cương lấp lánh, hình ảnh của họ cần được nâng niu và gìn giữ cẩn thận, bởi chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể khiến nó mất đi giá trị.


Scandal có thể khiến tên tuổi của nghệ sĩ bị mất đi giá trị (Nguồn: thanhnien.vn)
Scandal có thể khiến tên tuổi của nghệ sĩ bị mất đi giá trị (Nguồn: thanhnien.vn)

Ví dụ, một nghệ sĩ vô tình vướng vào scandal tình ái, hình ảnh của họ lập tức sụp đổ trong mắt công chúng, dẫn đến việc mất đi fan hâm mộ, các hợp đồng quảng cáo bị hủy bỏ hay thậm chí là đối mặt với những vụ kiện tụng. Hay một phát ngôn thiếu suy nghĩ trên mạng xã hội có thể khiến họ trở thành tâm điểm chỉ trích, đẩy sự nghiệp vào bờ vực thẳm.

Đây chỉ là những ví dụ điển hình cho thấy hậu quả nghiêm trọng mà rủi ro truyền thông có thể gây ra cho nghệ sĩ. Nếu không được quản lý một cách hiệu quả, những nguy cơ này có thể khiến họ đánh mất tất cả những gì đã dày công xây dựng.

Do đó, việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro truyền thông là điều vô cùng cần thiết cho mỗi nghệ sĩ. Nó sẽ giúp họ:

  • Bảo vệ hình ảnh và danh tiếng: Giữ gìn hình ảnh đẹp trong mắt công chúng, tránh những tai tiếng và thị phi không đáng có.

  • Giữ vững sự nghiệp: Tránh những scandal, bê bối có thể khiến sự nghiệp sụp đổ hoàn toàn.

  • Tăng cường hiệu quả truyền thông: Sử dụng truyền thông một cách thông minh để quảng bá bản thân, sản phẩm và đạt được mục tiêu của mình.

Qua đây ta thấy được, việc quản trị rủi ro truyền thông không chỉ giúp nghệ sĩ bảo vệ bản thân mà còn góp phần xây dựng một môi trường truyền thông lành mạnh và văn minh. Khi những người nghệ sĩ ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro, họ sẽ sử dụng truyền thông một cách có trách nhiệm, mang đến những thông điệp tích cực và truyền cảm hứng cho công chúng.


III. Các loại rủi ro truyền thông phổ biến

Sau khi thấu hiểu được lý do tại sao nghệ sĩ cần quản lý rủi ro truyền thông, chúng ta sẽ tiếp tục đến với “ma trận” rủi ro mà mỗi nghệ sĩ cần lưu ý nhé:


1. Rủi ro liên quan đến phát ngôn thiếu suy nghĩ, gây bão dư luận


Chỉ một câu nói vô tình cũng có thể khiến nghệ sĩ trở thành tâm điểm chỉ trích, hứng chịu "bão tố" dư luận và đánh mất hình ảnh đẹp trong mắt công chúng.

Ví dụ: Một nghệ sĩ nổi tiếng vướng vào lùm xùm vì phát ngôn xúc phạm một nhóm người, dẫn đến làn sóng tẩy chay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp.


2. Rủi ro về vi phạm pháp luật, đạo đức dẫn tới “vỡ nát” hình tượng


Tất nhiên, những hành động như sử dụng chất kích thích, lái xe khi say rượu, đánh nhau,... cũng có thể khiến nghệ sĩ mất đi hình ảnh đẹp và sự tin tưởng của công chúng.


Hình tượng của Ngô Diệc Phàm “vỡ nát” sau scandal vi phạm pháp luật, đạo đức (Nguồn: elleman.vn)
Hình tượng của Ngô Diệc Phàm “vỡ nát” sau scandal vi phạm pháp luật, đạo đức (Nguồn: elleman.vn)

Ví dụ: Một nghệ sĩ bị bắt vì sử dụng chất cấm, hình ảnh của họ sụp đổ hoàn toàn và sự nghiệp tiêu tan.


3. Rủi ro liên quan đến tin đồn thất thiệt, tạo ra “vết nhơ” danh tiếng


Trong thời đại bùng nổ mạng xã hội như hiện nay, một tin đồn hoàn toàn có khả năng lan truyền nhanh chóng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của nghệ sĩ.

Ví dụ: Một nghệ sĩ bị tung tin đồn thất thiệt về đời tư, khiến họ phải đối mặt với nhiều rắc rối và áp lực.


4. Rủi ro về thông tin cá nhân bị rò rỉ, đe dọa tới hình ảnh


Việc bị hacker tấn công, sau đó rò rỉ thông tin cá nhân sẽ gây tổn hại đến hình ảnh và danh tiếng của nghệ sĩ.

Ví dụ: Tài khoản mạng xã hội của một nghệ sĩ bị hack, hacker tung những hình ảnh và video nhạy cảm, khiến họ phải đối mặt với nhiều chỉ trích và áp lực.


5. Rủi ro bị tấn công mạng, đe dọa tới hình ảnh


Ngoài việc bị đào bới thông tin cá nhân và đời tư, một nghệ sĩ còn có thể là nạn nhân của một cuộc tấn công mạng. Những người tấn công sẽ có xu hướng xây dựng và tung ra các thông tin sai lệch về nghệ sĩ, qua đó phá hoại hình ảnh của họ.

Ví dụ: Website của một nghệ sĩ bị tấn công, hacker tung những thông tin sai lệch nhằm gây ảnh hưởng đến danh tiếng của họ.


IV. Các biện pháp quản lý rủi ro truyền thông cơ bản


Để phòng ngừa những mối nguy hiểm rình rập, đe dọa tới hình ảnh và danh tiếng, một nghệ sĩ sẽ cần có những chiến lược quản lý cũng như phòng ngừa rủi ro truyền thông hiệu quả. Sau đây, các bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài biện pháp quản lý rủi ro truyền thông cơ bản:


1. Xây dựng hình ảnh tích cực


Trước tiên, Nghệ sĩ cần xác định rõ ràng hình ảnh mà mình muốn xây dựng trong mắt công chúng. Hình ảnh này nên phù hợp với cá tính, tài năng và định hướng nghệ thuật của bản thân. Một số yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng hình ảnh công khai bao gồm: phong cách thời trang, ngôn ngữ cơ thể, cách giao tiếp, sở thích cá nhân,...


Nghệ sĩ Tùng Dương xây dựng hình ảnh tích cực thông qua ca khúc về Việt Nam (Nguồn: qdnd.vn)
Nghệ sĩ Tùng Dương xây dựng hình ảnh tích cực thông qua ca khúc về Việt Nam (Nguồn: qdnd.vn)

Sau đó, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp bằng cách trau dồi kỹ năng chuyên môn, đầu tư hình ảnh và tham gia nhiều hoạt động uy tin. Cụ thể, nghệ sĩ cần không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng chuyên môn của bản thân để mang đến cho khán giả những sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

Thêm vào đó, nghệ sĩ cũng cần đầu tư cho hình ảnh của bản thân, bao gồm trang phục, kiểu tóc, makeup,... để tạo ấn tượng tốt đẹp với công chúng. Đồng thời, hãy tham gia các hoạt động nghệ thuật uy tín như các giải thưởng âm nhạc, phim ảnh,... để giúp nâng cao vị thế và hình ảnh trong mắt công chúng.

Ngoài ra bằng việc tham gia các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ những câu chuyện đầy cảm hứng và lan tỏa thông điệp tích cực, hình ảnh nhân văn của nghệ sĩ sẽ được phát huy hiệu quả.


Các nghệ sĩ tham gia thiện nguyện, lan tỏa thông điệp tích cực (Nguồn: thanhnien.vn)
Các nghệ sĩ tham gia thiện nguyện, lan tỏa thông điệp tích cực (Nguồn: thanhnien.vn)

Và tất nhiên, chúng ta sẽ không thể không nhắc tới việc gần gũi với người hâm mộ. Thông qua việc tạo dựng hình ảnh gần gũi với fan qua các buổi meeting, giao lưu trực tuyến, chia sẻ các khoảnh khắc đời thường và lắng nghe người hâm mộ, nghệ sĩ sẽ ngày càng kéo thêm được lượng fan lớn ở phạm vi hoạt động của mình.

Sau khi đã làm đủ những điều trên, một nghệ sĩ sẽ phải luôn duy trì sự nhất quán trong hành động để giữ hình ảnh tích cực, đồng thời không ngừng học hỏi và phát huy để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.


2. Cẩn trọng trong việc phát ngôn


Nghệ sĩ là những người của công chúng, mọi hành động và lời nói của họ đều thu hút sự chú ý của dư luận. Do đó, việc cẩn trọng trong việc phát ngôn là vô cùng quan trọng để xây dựng hình ảnh tích cực và tránh những rủi ro không đáng có. Tính chính xác của thông tin cũng rất quan trọng bởi việc chia sẻ thông tin sai lệch sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín của nghệ sĩ và tạo ra những hậu quả vô cùng to lớn.  

Trước khi đưa ra bất kỳ phát ngôn nào, nghệ sĩ cần dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng về những gì mình muốn nói. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng thông điệp mà bản thân muốn truyền tải, đối tượng khán giả hướng đến và những tác động tiềm ẩn của lời nói đem lại.


Nghệ sĩ cần cẩn trọng trong việc phát ngôn (Nguồn: pexels.com)
Nghệ sĩ cần cẩn trọng trong việc phát ngôn (Nguồn: pexels.com)

Ngoài ra, một số vấn đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo, giới tính,... sẽ cần được nghệ sĩ hạn chế đề cập đến trong các phát ngôn công khai. Những vấn đề này có thể dễ dàng dẫn đến tranh cãi và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của nghệ sĩ.

Đồng thời khi phát ngôn, nghệ sĩ phải chú ý sử dụng ngôn ngữ lịch sự, văn minh và phù hợp với đối tượng khán giả mà mình hướng đến. Tránh sử dụng những từ ngữ thô tục, xúc phạm hoặc mang tính phân biệt đối xử. Nếu có vô tình nói sai và làm tổn thương người khác, hãy mạnh dạn xin lỗi và sửa chữa sai lầm của mình. Việc xin lỗi chân thành sẽ giúp nghệ sĩ duy trì được hình ảnh tốt đẹp với người hâm mộ.


3. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh


Mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ giúp nghệ sĩ kết nối với người hâm mộ, xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, nếu không sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, nghệ sĩ có thể gặp phải những rủi ro như:

  • Bị chỉ trích: Những phát ngôn thiếu suy nghĩ hoặc hình ảnh phản cảm trên mạng xã hội có thể khiến nghệ sĩ bị chỉ trích và ảnh hưởng đến hình ảnh của họ. 

  • Mất fan: Việc sử dụng mạng xã hội một cách nhàm chán hoặc thiếu sáng tạo có thể khiến nghệ sĩ mất đi lượng fan hâm mộ. 

  • Gặp rắc rối pháp lý: Việc chia sẻ thông tin sai lệch hoặc vi phạm luật bản quyền trên mạng xã hội có thể khiến nghệ sĩ gặp rắc rối pháp lý.

Do đó với mạng xã hội, nghệ sĩ sẽ phải xác định mục tiêu bản thân muốn đạt được trước thông qua hoạt động của mình (ví dụ như tăng lượng fan, quảng bá hình ảnh và sản phẩm âm nhạc, giao tiếp với người hâm mộ, tìm kiếm cơ hội hợp tác hay xây dựng thương hiệu cá nhân) nhằm lựa chọn được nền tảng phù hợp. Thật vậy, hiện nay có rất nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau và mỗi nền tảng sẽ có những ưu nhược điểm riêng của mình.


Nghệ sĩ cần tạo dựng những nội dung thu hút trên nền tảng mạng xã hội (Nguồn: pexels.com)
Nghệ sĩ cần tạo dựng những nội dung thu hút trên nền tảng mạng xã hội (Nguồn: pexels.com)

Khi đã xác định được mục tiêu và nền tảng để hoạt động, nghệ sĩ sẽ cần tạo cho mình những nội dung thu hút, hấp dẫn và sáng tạo sao cho phù hợp với đối tượng khán giả nhắm đến. Những nội dung này có thể bao gồm hình ảnh và video về cuộc sống, MV mới, livestream giao lưu, bài viết chia sẻ cảm xúc,... Đương nhiên, tương tác với người hâm mộ sẽ là một phần không thể thiếu để giúp nghệ sĩ tiến gần hơn tới với khán giả và gắn kết cộng đồng của mình. 

Và nếu sau một thời gian hoạt động của nghệ sĩ không đạt được hiệu quả như mong muốn, họ sẽ cần thảo luận với ekip của mình để điều chỉnh lại chiến lược sao cho phù hợp.


4. Theo dõi và quản lý thông tin


Trong thời đại công nghệ số, thông tin về nghệ sĩ có thể được lan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên mạng xã hội, các trang web tin tức và các phương tiện truyền thông khác. Việc theo dõi và quản lý thông tin về bản thân là vô cùng quan trọng để nghệ sĩ có thể kiểm soát hình ảnh của mình và bảo vệ danh tiếng của bản thân.

Một số công cụ hỗ trợ theo dõi thông tin một cách hiệu quả bao gồm:

  • Google Alerts: Google Alerts cho phép nghệ sĩ tạo thông báo email khi có thông tin mới về bản thân được đề cập trên internet. 

  • MentionMap: MentionMap là một công cụ theo dõi truyền thông trực quan giúp nghệ sĩ theo dõi các cuộc trò chuyện về bản thân trên mạng xã hội và các trang web khác. 

  • Brand24: Brand24 là một công cụ theo dõi truyền thông mạnh mẽ giúp nghệ sĩ theo dõi thông tin về bản thân trên nhiều nguồn khác nhau, bao gồm mạng xã hội, trang web tin tức, forum thảo luận,...

Trước khi chia sẻ hoặc bình luận về bất kỳ thông tin nào liên quan đến bản thân, nghệ sĩ cần xác minh tính chính xác của thông tin đó. Có thể kiểm tra thông tin trên các nguồn tin uy tín hoặc liên hệ trực tiếp với nguồn tin để xác nhận.


Nghệ sĩ cần xác thực thông tin trước khi chia sẻ hoặc bình luận (Nguồn: pexels.com)
Nghệ sĩ cần xác thực thông tin trước khi chia sẻ hoặc bình luận (Nguồn: pexels.com)

Nếu phát hiện thông tin sai lệch về bản thân, hãy xử lý thông tin đó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Có thể liên hệ với nguồn tin để yêu cầu chỉnh sửa thông tin hoặc tự mình đăng tải thông tin chính xác để đính chính thông tin sai lệch.

Trong trường hợp nghệ sĩ cảm thấy quá tải với việc theo dõi và quản lý thông tin về bản thân, hãy cân nhắc sử dụng các dịch vụ quản lý truyền thông chuyên nghiệp. Các chuyên gia truyền thông sẽ giúp nghệ sĩ theo dõi thông tin, xử lý thông tin sai lệch và bảo vệ quyền riêng tư của bản thân.


5. Có kế hoạch ứng phó với khủng hoảng


Nghệ sĩ là những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí, luôn thu hút sự chú ý của dư luận. Do đó, họ có thể gặp phải những khủng hoảng truyền thông bất ngờ, ảnh hưởng đến hình ảnh và sự nghiệp của họ. Việc có kế hoạch ứng phó với khủng hoảng là vô cùng quan trọng để nghệ sĩ có thể xử lý tình huống một cách hiệu quả và hạn chế những hậu quả tiêu cực.

Bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch ứng phó với khủng hoảng là xác định những rủi ro tiềm ẩn mà nghệ sĩ có thể gặp phải. Một số rủi ro tiềm ẩn phổ biến bao gồm:

  • Scandal: Scandal về đời tư, tình cảm, tiền bạc,... có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của nghệ sĩ. 

  • Sai lầm trong phát ngôn: Những phát ngôn thiếu suy nghĩ hoặc xúc phạm người khác có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông. 

  • Rò rỉ thông tin nhạy cảm: Việc rò rỉ thông tin cá nhân nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp của nghệ sĩ. 

  • Tai nạn: Tai nạn trong quá trình biểu diễn hoặc di chuyển có thể gây tổn thương về thể chất và ảnh hưởng đến hình ảnh của nghệ sĩ.


Nghệ sĩ cần có kế hoạch ứng phó với khủng hoảng (Nguồn: btrustlaw.com) 
Nghệ sĩ cần có kế hoạch ứng phó với khủng hoảng (Nguồn: btrustlaw.com) 

Và đối với mỗi rủi ro tiềm ẩn, nghệ sĩ cần lập kế hoạch ứng phó cụ thể. Hiển nhiên, kế hoạch ứng phó với khủng hoảng cũng cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên để phù hợp với những thay đổi của môi trường truyền thông và những rủi ro tiềm ẩn mới.


Có thể nói, quản trị rủi ro truyền thông là một kỹ năng quan trọng mà mọi nghệ sĩ cần có trong thời đại ngày nay. Bằng cách học hỏi và áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro truyền thông, nghệ sĩ có thể bảo vệ hình ảnh, danh tiếng và sự nghiệp của mình, đồng thời sử dụng truyền thông một cách hiệu quả để tiến gần hơn tới công chúng.


Commentaires


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page