top of page
khoa-hoc-phat-trien-nghe-si-1-kem-1-thay-Doan-Nhuhoc-Quy (2).png

Sơ Lược Về Loại Đàn Acoustic Guitar

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng biết và nghe qua cái tên Guitar. Nó đã len lỏi trong đời sống của chúng ta từ rất lâu rồi. Từ già cho đến trẻ hầu như ai cũng biết về nó. Nhắc về loại đàn này thì nó có rất nhiều loại đa dạng từ đàn dây mộc, điện, bass…. Một nhạc cụ có thể được xem là quốc dân ở Việt Nam. Vì cấu tạo của nó gọn gàng và giá thành cũng tương đối hợp lý nên có khá nhiều ngưởi sử dụng loại đàn này. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại đàn Acoustic Guitar nhé.


1. Acoustic Guitar là gì ?

Đàn guitar acoustic có dây đàn được làm bằng kim loại thường là sắt, dùng để đệm hát, những dòng nhạc trẻ trung mang âm thanh đanh và vang.


Đàn guitar acoustic là đàn guitar mộc, không hề gắn pickup. Khi biểu diễn, nếu đặt micrô ở gần sát đàn (nhưng không gắn vào đàn) giúp cho âm thanh lớn hơn, thì vẫn gọi là guitar acoustic, gọi nôm na là guitar mộc hay guitar cổ điển.


Trong dàn nhạc giao hưởng hiện đại, tất cả các nhạc cụ đều là nhạc cụ cổ điển truyền thống (acoustic), không được phép dùng bất kì nhạc cụ "cắm" điện hoặc nhạc cụ điện tử nào. Ở Việt Nam, mọi nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, nhị, sáo trúc, ... đều là nhạc cụ acoustic.


Một dàn nhạc biểu diễn chẳng hạn bản Piano concerto số 1 của Chopin, được gọi là dàn nhạc acoustic; còn ban nhạc Bond biểu diễn bản Victory thì đó là ban nhạc "phi" acoustic hay ban nhạc điện tử.


2. Cấu tạo

Đàn acoustic guitar

Phần đầu đàn guitar

Đầu đàn là nơi để điều chỉnh âm lượng to hoặc nhỏ của đàn phát ra. Đây là bộ phận kết nối với cần đàn và gắn các bộ khóa đàn, hệ thống điều chỉnh độ căng của dây. Hình dạng của đầu đàn sẽ có ảnh hưởng lớn đến giai điệu và thanh âm của mỗi cây đàn.


Phần đầu đàn guitar gồm khóa đàn và lược đàn.

Lược đàn (Nut): Bộ phận này được làm từ nhựa hoặc xương và có thể từ thép hoặc đồng. Phần lược đàn nằm cố định giữa đầu đàn và cần đàn. Để tạo khoảng cách nhất định so với phím đàn và để dây rung tránh gây rè tiếng thì lược đàn làm nhiệm vụ chia dây.


Khóa đàn (Machine heads): Phần này là chốt điều chỉnh và giữ độ căng của dây đàn. Người chơi có thể căn chỉnh cao độ hay thấp theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại bởi bộ phận này làm bằng crom.

Đàn acoustic guitar

Phần cần đàn guitar

Cần đàn là bộ phận nối và liên kết giữa đầu đàn và thùng đàn. Các dây đàn được lắp chạy dọc trên cần đàn. Khi chơi thì việc bạn đặt ngón tay vào đâu trên cần đàn sẽ mang lại những thanh âm khác nhau.

Phần cần đàn gồm: phím đàn, ngăn phím, dây đàn , mặt phím.


Dây đàn (Strings): Sự khác biệt rõ rệt giữa thanh âm của mỗi cây đàn phát ra chính là từ 6 dây đàn được làm từ các chất liệu khác nhau như: săt, thép,...


Mặt phím (Fretboard): Phần này chính là một miếng gỗ dài được gắn với cần đàn, là nơi các ngón tay trái thao tác trên đó.


Phím đàn (Frets): Phím đàn hay còn gọi là Frets là các thanh kim loại để chia mặt phím thành các ngăn và mỗi một ngăn phím là một nốt nhạc.


Ngăn phím: Ngăn phím hay còn được gọi position markers là các dấu chấm đánh dấu của ngăn phím quan trọng ở vị trí 3, 5, 7, 9, 12. Đây cũng là dấu mốc để chơi có thể thực hiện 5 thế bấm trên đàn guitar.


Phần thùng đàn guitar

Trong cấu tạo đàn guitar thì thùng đàn được đánh giá là bộ phận quan trọng nhất.

Thùng đàn có nhiệm vụ làm cộng hưởng và khuếch tán âm thanh. Nói cách khác, thì khi bạn gảy đàn làm cho dây đàn rung. Lúc này thùng sẽ cộng hưởng với tần số rung của dây đàn, làm cho không khí xung quanh mặt đàn dao động với tần số và khi đó âm thanh sẽ phát ra.


Người nghe sẽ nghe được các âm thanh trầm hoặc bổng khác nhau tùy thuộc vào tần số dao động của dây đàn. Phần thùng guitar gồm các bộ phận sau: lỗ thoát âm, ngựa đàn, xương đàn, chốt giữ pin.


Ngựa đàn (Bridge): Là miếng gỗ mỏng trên mặt đàn và là bộ phận giữ dây đàn chắc chắn trên thùng đàn để cao độ không bị thay đổi. Khi bạn gảy dây đàn, rung động chạy dọc theo cần đàn từ ngựa đàn đến đàn.


Lỗ thoát âm (Sound hole): Là nơi các sóng âm được hình thành từ việc dao động của các dây đàn sẽ làm thùng đàn bị khuếch đại bên trong và từ đó âm thanh phát ra ngoài.


Xương đàn (Saddle): Được làm từ xương hoặc nhựa kết hợp với lược đàn tạo khoảng cách cho dây đàn với mặt phím.

Chốt giữ pin (Pin): Là chốt để giữ chắc dây đàn với ngựa đàn.


Phân biệt đàn Acoustic Guitar và đàn Classic Guitar

Nhắc về 2 loại đàn này có lẽ những người chưa tìm hiểu sâu về loại đàn này chắc hẳn sẽ nhầm lẫn. Vì thoạt nhìn 2 loại đàn này khá là tương đồng và giống nhau.


Điểm giống nhau:
  • 2 loại đàn đều đa số dùng gỗ để làm đàn

  • Đều sử dụng dây để chơi

  • Đều có lỗ thoát âm ở giữa thùng đàn

  • Cấu tạo chung của 2 loại này đều giống nhau

Điểm khác nhau

Đầu Đàn

Một trong những sự khác biệt rõ rệt nhất giữa đàn guitar classic và đàn guitar acoustic chính là phần đầu đàn. Vì chúng có kiểu dáng và thiết kế vô cùng khác nhau.

Guitar Classic được khoét thủng 2 rãnh giữa của đầu đàn. Đàn Classic thường có bộ phận cuốn dây đàn là một cái trục nhựa to nằm ngang. Còn với dòng acoustic thì là trục lõi sắt nhỏ nằm dựng đứng của cần đàn.

Đàn acoustic guitar
Dây đàn guitar

Đàn guitar classic thường dùng dây nylon hay còn được biết đến là loại dây mềm, sử dụng khi chơi dòng nhạc cổ điển. Cấu trúc 3 dây dưới cùng là Sol – Si – Mi cùng với 3 dây còn lại là kim loại cuốn bên ngoài nhưng lõi vẫn là sợi nylon. Vì vậy âm thanh đàn classic phát ra rất mềm mại, trầm và ấm.

Đàn guitar acoustics lại dùng dây kim loại. Khi chơi âm thanh phát ra thường vang, sáng. Cũng vì thế mà dòng acoustic phù hợp để chơi đa dạng các thể loại nhạc hơn acoustic.

Cần đàn

Kích thước cần đàn của dòng classic cũng sẽ to hơn và các dây cách xa nhau hơn phần này của dòng acoustic.

Thùng đàn

Với dòng đàn classic thì đa phần thùng đàn bầu tròn còn dòng acoustics được thiết kế theo dạng khuyết.


Phím đàn

Số lượng phím đàn của 2 dòng đàn khác nhau: Đàn acoustic có ít nhất từ 14 phím trở lên còn đàn classic có ít nhất từ 12 phím trở lên.


Âm thanh đàn guitar

Và một trong những điểm khác biệt lớn nhất trong cấu tạo đàn guitar giữa các loại chính là âm thanh mà đàn phát ra.

Tiếng đàn guitar classic thường nhẹ nhàng, trầm bổng, dùng để chơi các dòng nhạc cổ điển.

Âm thanh của đàn acoustic thì thường vang, mạnh và đanh, phù hợp với nhiều dòng nhạc như: folk, Rock,...

3. Lịch Sử

Đàn acoustic guitar

Lịch sử ban đầu của đàn Guitar

Hình ảnh về những nhạc cụ có dây xuất hiện trong các bản khắc có niên đại hơn 3.000 năm trước đây, có từ các đế chế Mesopotamian và Babylon. Từ "guitar" hiện đại của chúng ta có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại là κιθάρα (kithara), và từ thời cổ đại có hai nhạc cụ đóng vai trò quan trọng nhất trong lịch sử guitar là đàn trâu của châu Âu và một nhạc cụ của Ả Rập gọi là đàn Oud.


Tổ tiên trong lịch sử guitar

Đàn trâu

Đàn trâu có hình dáng cong và có nhiều mẫu với hình dáng và kích thước khác nhau. Nó là một nhạc cụ phổ biến hàng trăm năm và đã được người Ai Cập truyền cho người Hy Lạp, sau đó người La Mã đã phổ biến nó trên khắp châu Âu.


Đàn Oud
Đàn acoustic guitar

Về đàn Oud thì khi người Moor xâm chiếm miền Nam Tây Ban Nha vào năm 711 AD, họ đã mang theo đàn oud . Nó có chung tổ tiên với các nhạc cụ có dây của đàn Châu Âu, nhưng nó có thân hình tròn và cái cổ nhỏ hơn. Nhạc cụ này cùng với cách chơi của người Ả Rập đã để lại những dấu ấn cho âm nhạc thời Trung Cổ và ảnh hưởng đến thế hệ các cây đàn guitar sau này.


Các thế hệ sau này của đàn guitar

Vào cuối thời Phục hưng, cây đàn trâu đã tiến hóa, có từ 20 đến 30 dây. Ở Tây Ban Nha, vào thế kỷ 15, 16 đã bắt đầu xuất hiện những hình dáng của cây đàn guitar có kiểu mẫu gần giống với guitar hiện đại.

Vào những năm 1790, đàn guitar của Tây Ban Nha đã được chuẩn hóa và có 6 dây đàn, giống như một chiếc guitar hiện đại. Đây là thời điểm mà đàn guitar hiện đại bắt đầu phát triển, được cải tiến liên tục và cuối cùng cho ra đời những chiếc đàn guitar mà chúng ta yêu thích như ngày nay.


Những chiếc đàn guitar hiện đại đầu tiên trong lịch sử

Lịch sử của guitar Classic
Đàn acoustic guitar

Vào đầu thế kỷ 19, đàn guitar trông rất gần với nhạc cụ sáu dây ngày hôm nay nhưng nhỏ hơn về kích cỡ. Giữa những năm 1800, Antonio de Torres Jurado, một nhạc sĩ Tây Ban Nha đã bắt đầu tạo ra những mẫu đàn guitar làm chuẩn cho các cây đàn guitar hiện đại sau này. Mặc dù trong thời đại của ông không được công nhận nhưng ông xứng đáng được xem là ông tổ của đàn guitar.


Sau đó Andres Segovia, một nghệ sĩ guitar người Tây Ban Nha tiếp tục có những cải tiến khác, ông đã chơi cây đàn guitar classic mà Torres đã tạo ra và ông cũng đã ghi lại các nốt nhạc tạo thành một bản nhạc mà ngày nay chúng ta gọi chúng là các bản nhạc Classic

Sau đó thì người Mỹ đã tạo ra những cây đàn guitar acoustic với dây thép, và chính tại đây những chiếc đàn guitar hiện đại nhất ra đời – trong số đó có sự ra đời của cây đàn guitar điện.

Acoustic Guitar hiện đại được sinh ra
Đàn acoustic guitar

Ngay cả ngày nay, gần hai thế kỷ sau khi phát minh ra đời, thì đàn guitar với đỉnh đầu dẹp vẫn luôn là kiểu dáng phổ biến nhất hiện nay. Nó được phát triển bởi Christian Frederick Martin, một thợ làm đàn người Mỹ gốc Đức, chính ông đã tạo ra cây guitar đầu tiên của mình ở Hoa Kỳ vào những năm 1830.

Các dây đàn bằng thép được kéo căng đã tạo nên một phong cách chơi nhạc khác biệt. Điều này đã làm thay đổi thể loại âm nhạc khi chơi bằng đàn guitar dây thép với các âm thanh tinh tế và rõ ràng hơn. Đây được xem là sự ra đời của đàn guitar acoustic cũng như dòng nhạc đi kèm với dòng đàn mới này.


Lịch sử của đàn guitar điện
Đàn acoustic guitar

Mặc dù có những cải tiến công nghệ liên tục đối với guitar acoustic, nhưng các nghệ sĩ cảm thấy rằng cây đàn guitar acoustic bình thường không đủ sôi động với nhiều loại nhạc hiện đại. Điều này có nghĩa là trong các ban nhạc Jazz lớn thì đàn guitar chỉ là một nhạc cụ thứ yếu, ngược lại kèn saxophone lại được xem trọng và chơi nhiều hơn trong các buổi biểu diễn. Đàn guiar lúc này chỉ được xem như là một nhạc cụ giữ nhịp cho ban nhạc và ngày càng ít được các nghệ sĩ chơi solo sử dụng.


Adolph Rickenbacker, người tạo ra mẫu đàn tiền thân cho guitar điện
Đàn acoustic guitar

Mặc dù nhiều người đã cố gắng khuếch đại âm thanh bằng cách sử dụng micrô trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Sau đó một kỹ sư điện tên là Adolph Rickenbacker, lúc này là phó chủ tịch của National Guitar Corporation, cùng với Paul Barth và George Beauchamp (một nhạc sĩ ưa thích loại đàn guitar kiểu Hawaii) đã giải quyết được vấn đề này bằng cách cho ra đời chiếc đàn guitar điện đầu tiên trên thế giới.


Ông Rickenbacker đã thành lập tập đoàn quốc tế Rickenbacker với mục đích là tạo ra các nhạc cụ điện tử có thể khuếch đại âm thanh nhờ điện. Cùng với Beauchamp, hai ông là người tiên phong trong việc chuyển đổi những rung động của dây đàn guitar thành một âm thanh cộng hưởng rõ ràng.


Các ban nhạc Hawaii là những người đầu tiên sử dụng những cây guitar điện mới, sau đó guitar điện nhanh chóng được phổ biến trong các ban nhạc Jazz ở miền tây. Với những lợi ích rõ ràng như vậy thì sau đó các công ty như Dobro, National, AudioVox, Volu-tone, Vega, Epiphone và Gibson cũng đã bắt đầu tạo ra các phiên bản guitar điện của riêng họ vào cuối những năm 1930.

Sự ra đời của đàn guitar điện thân đặc

Chúng ta đều biết những guitar điện đầu tiên có thân đàn giống với những guitar thùng bình thường với thân đàn rỗng như acoustic. Điều này có tác động không tốt khi các dây đàn guitar cộng hưởng và tạo ra những âm thanh không mong muốn.

Để giải quyết vấn đề này, khi đó cả Vivi-Tone và Rickenbacker cũng đã tạo ra những cây đàn guitar đặc thân đặc kiểu Tây Ban Nha lần lượt vào năm 1934 và 1935. Cây đàn của Vivi-Tone thì sử dụng một tấm gỗ dán duy nhất cho thân đàn, trong khi đó thân đàn mẫu Electro Spanish của Rickenbacker được làm từ nhựa tổng hợp bakelite. Nhưng quá trình hoàn thiện đàn guitar điện vẫn chưa dừng lại ở đây.

Sau đó, guitar điện đầu tiên thành công ở Tây Ban Nha được phát hành bởi Gibson năm 1936 và bán với giá 150 USD cùng với bộ khuếch đại và dây cáp. Mẫu đàn ES-150 ngay lập tức được các dàn nhạc sử dụng, và nghệ sĩ nổi tiếng Eddie Durham đã sử dụng ES-150 để chơi những bản solo guitar điện đầu tiên. Từ đây thì đàn guitar điện đã thực sự là một nhạc cụ đi đầu trong các ban nhạc chứ không còn là một nhạc cụ giữ nhịp như ngày xưa nữa.

Les Paul và "Log Guitar"
Les Paul và "Log Guitar"

Sau đó đến năm 1940, Les Paul đã tạo ra một cây đàn guitar điện trên các tấm gỗ 4 × 4 và một vòm âm thanh Epiphone được gọi là "Log Guitar". Cho tới nay Les được lịch sử ghi nhận là người đầu tiên tạo ra đàn guitar điện với thân đặc nguyên khối như ngày nay.


Năm 1946, Leo Fender, một kỹ thuật viên vô tuyến và nhà sản xuất bộ khuếch đại, đã tạo ra chiếc guitar điện thân đặc thương mại đầu tiên với một nam châm đơn. Ông gọi nó là Fender Esquire, và sau này nó đã phát triển thành Telecaster, Stratocaster, Precision Bass, Jazz Bass, …


Vào năm 1955, cây đàn guitar điện đã thực sự trở nên hoàn thiện, cùng với những đổi mới như sử dụng các bộ khuếch đại rung, chords,... sẽ trở nên quan trọng với âm nhạc hiện đại và dẫn đến sự ra đời của nhiều thể loại nhạc mới, nó ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.


Trong hơn sáu thập kỷ kể từ đó, đàn guitar ngày càng có ảnh hưởng và được xem như là nhạc cụ mang tính biểu tượng nhất của nhạc rock and roll. Cùng với có sự đổi mới liên tục về hình dạng, âm thanh thì đàn guitar sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền văn hoá và âm nhạc trong tương lại. Đó là lịch sử đàn guitar từ cổ đại đến hiện đại, hình thành nên một nhạc cụ phổ biến cho mọi người hiện nay.

4. Top Những Hãng Đàn Guitar Nổi Tiếng


Taylor

Có mặt trên thị trường cách đây khoảng 40 năm, Taylor được biết đến là một thương hiệu hàng đầu thế giới trong sản xuất đàn guitar. Chất lượng âm thanh của những cây đàn guitar Acoustic luôn đặc biệt, với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật và sự tỷ mỉ trong thiết kế mà thương hiệu này đã đem đến thị trường những cây đàn guitar nổi bật về thiết kế bên ngoài và chất lượng âm thanh xuất sắc. Điều khiến thương hiệu Taylor phát triển vững mạnh đến ngày nay là sự phong phú về am thanh cho dù đã trải qua một thời gian dài phát triển.

Fender

Thương hiệu Fender có lịch sử phát triển hơn 60 năm, là một thương hiệu của Mỹ, những cây đàn guitar nói chung và guitar Acoustic nói riêng luôn nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng. Đàn guitar Acoustic của thương hiệu này được biết đến với thiết kế giống kiểu dáng của guitả điện; ngoài ra chất lượng âm thanh của những cây đàn guitar Fender cũng khá hoàn hảo. Đây chính là yếu tố để thương hiệu Fender phát triển cho đến thời điểm hiện tại.


Takamine

Là một thương hiệu sản xuất đàn guitar của Nhật, Takamine được đánh giá là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu thích nhạc cụ guitar tại Việt Nam. Đàn guitar Acoustic của thương hiệu này không chỉ đẹp mắt về hình thức bên ngoài mà chất lượng âm thanh cũng khá xuất sắc song lại có mức giá khá hợp lý. Được kiểm định kỹ càng về chất lượng nên mặc dù có mức giá rẻ hơn so với dòng đàn guitar của các thương hiệu khác nhưng đàn guitar Acoustic của Takamine vẫn nhận được sự tin tưởng lựa chọn của người tiêu dùng.

Yamaha

Thương hiệu Yamaha là một cái tên đã khá quen thuộc trên thị trường nhạc cụ Việt Nam. Xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ thời kỳ đầu, Yamaha luôn nhận được niềm tin của người tiêu dùng. Dòng đàn guitar Acoustic của thương hiệu này tạo ra khá đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng chưa có sự dư giả về tài chính.

Martin

Guitar Martin là dòng sản phẩm thường được những nghệ sĩ guitar hàng đầu sử dụng. Âm thanh của guitar Martin cũng rất tuyệt vời, những thiết bị sử dụng cho cây đàn guitar này cũng thuộc vào hàng đắt tiền nhất thế giới, hiện tại Martin đang có xu hướng sản xuất những sản phẩm tầm trung có mức giá thấp, đó là dấu hiệu đáng mừng cho những người mới học guitar.

Samick

​Là một công ty Piano uy tín với mức giá hợp lý, Samick tiến vào dòng sản phẩm guitar cũng khá lâu và để lại nhiều tiếng tăm trên thị trường guitar Acoustic, với âm thanh cực chất và mức giá vô cùng hợp lý, samick là lựa chọn của nhiều bạn sẽ là học sinh, sinh viên.


Gibson

​Đây là một trong cái tên có uy tín nhất trên sân khấu âm nhạc. Guitar của họ có chất lượng cực cao của âm thanh, nhưng giá của nó cũng không ở mức có thể sử dụng được mặc dù nó cũng có một số sản phẩm ở mức giá vừa phải hơn. Nếu bạn không quan tâm về giá, bạn chỉ quan tâm đến thương hiệu và chất lượng, thì Gibson và Martin là 2 thương hiệu phù hợp với bạn.


Guitar là 1 nhạc cụ có cấu tạo cũng khá đơn giản nhưng âm thanh nó mang lại thì vô cùng là đặc sắc. Thiết kế nhỏ gọn và có mức giá rất thích hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhìn nó đơn giản như thế nhưng việc học và chơi thuần thục được nó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì và dành thời gian luyện tập nhiều với nó hơn. Thế nên, những ai yêu thích âm nhạc thì không thể bỏ qua dòng nhạc cụ này.



Tác giả bài viết: Huỳnh Sơn YT

Học viên Thầy Đoàn Nhược Quý



Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Hoà Âm Phối Khí

- Khoá học Sáng Tác 

- Khoá học Đào tạo Nghệ sỹ 

- Khoá học Thanh nhạc,...

LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.

Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học 1 kèm 1 - 20 Buổi, 7 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi, 7 Buổi

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page