top of page
Lê Tuấn Luân

SỬ DỤNG INSERTS VÀ SENDS NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG? THẾ NÀO LÀ SIDECHAIN COMPRESSION?

  1. Inserts và Sends là gì?

Khi mở bất cứ mixer console phần mềm nào (trong Studio nhấn F3 để hiển thị mixer console), bạn cũng sẽ thấy có các tùy chọn cho phép sử dụng hiệu ứng trên đường Inserts hoặc đường Sends. Mình đã giải thích sơ qua về Inserts và Sends trong bài viết Cách sử dụng Reverb cơ bản rồi nhưng hôm nay muốn đi sâu hơn 1 chút về 2 cách chèn hiệu ứng này.


2. Inserts – Sắp xếp tuần tự

Khi bạn chèn, đấu nối thiết bị vào đường Inserts, các thiết bị này sẽ tác động và thay đổi trực tiếp âm thanh gốc một cách tuần tự. Thiết bị đặt phía sau sẽ sử dụng “sản phẩm âm thanh” của thiết bị đặt trước làm “nguyên liệu gốc” và cứ thế tới thiết bị cuối cùng.


Bạn có thể hình dung mỗi thiết bị là mỗi chặn trong dây truyền sản xuất khoai tây chiên. Chặn đầu tiên bốc dỡ từng thùng khoai tây rồi sắp lên dây chuyền. Chặn thứ 2 bắt đầu công cuộc làm sạch củ khoai tây và cắt vỏ chúng đi. Chặn thứ 3 sau khi đã cắt hoàn toàn các lớp vỏ thì sẽ qua bước chế biến tẩm gia vị,... 




Với phương thức đấu nối này, thứ tự của các thiết bị ảnh hưởng tới âm thanh cuối cùng. Từ đây chúng ta có một thuật ngữ trong việc bố trí thiết bị xử lý tín hiệu tuần tự: Serial (tuần tự).


Tại đường Inserts, chúng ta có 2 lựa chọn là Pre-Fader (trước Fader) và Post-Fader (sau Fader). Fader (cái cần gạt điều khiển Volume của kênh Audio các bạn vẫn thấy trong mixer) sẽ quyết định âm lượng của Track Audio đó to hay nhỏ bất kể output của các Plugin đặt trong Inserts. Điều này có nghĩa là Fader của kênh Audio đó điều khiển cường độ tín hiệu đầu vào của các plugin này chứ không phải cường độ âm thanh tổng thể của kênh Audio.




Thông thường chúng ta sử dụng Post-Fader Inserts ít hơn so với Pre-Fader. Mình sẽ nói về vấn đề này cụ thể hơn trong phần tiếp theo. Các bạn lưu ý, không phải tất cả các Analog Mixer/Console đều có Post-Fader Inserts như DAW hiện đại.


3. Sends – Gửi tín hiệu song song

Khi thiết lập đường Sends cho một kênh audio, Studio sẽ tạo một bản sao (kênh sends) của tín hiệu đầu ra kênh audio. Thiết bị/plugin của bạn dùng tại đường Sends sẽ tác động lên bản copy này chứ không ảnh hưởng gì vào kênh audio gốc. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng 1 hoặc nhiều thiết bị trên đường Sends.



Âm thanh cuối cùng bạn nghe được sẽ là sự hòa trộn giữa kết quả của chuỗi xử lý tín hiệu tại đường Inserts và kết quả của chuỗi xử lý tín hiệu bên đường Sends. Một kênh Audio có thể gửi bản copy tín hiệu tới nhiều kênh Sends khác nhau. Thứ tự các kênh Sends không ảnh hưởng tới âm thanh. Thuật ngữ dành cho cách xử lý này là Parallel Compression (song song).


Sự lợi hại của kênh Sends nằm ở chỗ nhiều kênh Audio có thể cùng gửi bản copy tín hiệu đến 1 kênh Sends chung. Kênh Sends này lại có thể thiết lập Pre-Fader hay Post-Fader với từng kênh Audio một. Sự linh hoạt của kênh Sends là món quà bằng vàng những nhà thiết kế Analog Console mang đến cho chúng ta!


4. Nên dùng cái gì trên Inserts/Sends?

Đây là thứ các bạn học mix nhạc được một thời gian ngắn thường bâng khuâng do chưa hiểu được bản chất cũng như chưa biết nhiều phương pháp làm việc đặc biệt với các thiết bị phổ thông EQ, Compressor, Gate, Limiter, Reverb, Delay, Chorus… Việc đặt thiết bị trên kênh nào ảnh hưởng rất lớn tới phương pháp làm việc, cách tiếp cận bản mix, âm thanh. Nhưng đôi khi, nó chỉ là thói quen, sở thích làm việc.


Trong bài hướng dẫn sử dụng Reverb, mình đã bàn về các loại hiệu ứng dựa trên thời gian như Reverb, Delay nên đấu trên đường Sends vì chúng cần nguồn tín hiệu gốc để xử lý. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đặt chúng trên Inserts nếu muốn dù sẽ hạn chế rất nhiều sự linh hoạt, mất đi khả năng tinh chỉnh sâu vào âm thanh tạo ra bởi Reverb, Delay.


Mình xin đưa ra một danh sách ngắn gọn các thiết bị thường dùng trên 2 đường đấu nối Inserts/Sends để các bạn mới học tiện tham khảo như sau:

Inserts: Noise-Gate, Compressor, EQ, Limiter, De-esser, Limiter,...

Sends: Reverb, Delay, Chorus, Flanger, Tremolo,..


5. Một điều bạn cần biết về Sidechains/ Ducking Reverb-Delay

  • Vậy Sidechain là gì?

Nói một cách khác, Sidechain Compression là một công cụ tối ưu để tinh chỉnh các hiệu ứng 'kéo dài' như reverb và delay, tất cả đều có thể dễ dàng kiểm soát các âm thanh riêng lẻ và thậm chí toàn bộ hỗn hợp nếu không được chọn. Để bắt đầu cho việc Sidechain Compression thì mình sẽ đưa ra hướng dẫn để các bạn dễ hình dung hơn.


Bước 1: Reverb và Delay là những hiệu ứng mang lại tính hiệu quả cao trong bài nhac, tuy nhiên những điều này không có nghĩa là càng bỏ nhiều thì nó sẽ càng hay và đôi khi những việc này sẽ gây ra ảnh hưởng rất nhiều làm mờ đi bản nhạc của bạn. Nếu bạn là một người cẩn thận trong các bản mixing thì việc sử dụng Sidechain là điều không thể bỏ qua cho chúng. Chúng ta gửi tín hiệu Sidechain của Reverb hoặc đưa tín hiệu Bus trả về Delay là một cách để tránh điều này, đặc biệt là với synths hoặc vocal chính.


Bước 2: Bây giờ ta hãy Mute phần Bus Delay ngay và thêm adding vào một plugins Compressor vào Bus Reverb, sử dụng kênh Lead làm nguồn Sidechain để dẫn tín hiệu vào. Đặt Ratio khoảng 4: 1, Attack thành 0,1ms và Release khoảng 40-50ms. Bây giờ hãy nhấn phát và kéo Ngưỡng xuống khoảng -30dB cho đến khi bạn nghe thấy tiếng cắt dẫn xuyên qua Reverb.



Bước 3: Thêm một máy nén vào Delay Return, một lần nữa sử dụng Kick Drum làm nguồn sidechain và đặt Threshold thành khoảng -33dB, Attack thành 0ms và Release khoảng 50ms và tỉ lệ Ratio cho đến khi bạn nghe thấy việc Pumping chậm trễ trong thời gian với nhịp khuông bài.


Với mình kiến thức là sẽ chiếm 30% và 70% còn lại là thực hành. Nên hãy bắt tay vào thử nghiệm liền những gì đã biết được hôm nay nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi kênh Sản Xuất Âm Nhạc.

Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page