Nếu là người chuyên nghiên cứu về âm nhạc hay chỉ cần tinh ý một chú là chúng ta có thể tìm ra được “công thức” tạo nên tên của các tác phẩm nhạc cổ điển. Thông qua đó, người nghe cũng như người hoạt động về âm nhạc có thể nắm rõ được những thông tin quan trọng về tác phẩm. Hãy cùng doannhuocquy.vn khám phá về những điều thú vị xoay quanh tên của các tác phẩm âm nhạc từ trước đến nay nhé.
Âm nhạc cổ điển là gì?
Trước khi giải mã những sự thật thú vị đằng sau cách đặt tên của các tác phẩm âm nhạc cổ điển, hãy cùng tìm hiểu một chút về thể loại này nhé. Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật đã có thời gian tồn tại từ rất lâu. Chúng được cho ra đời từ khoảng thế kỷ XI sau đó phát triển mạnh mẽ và duy trì cho đến nay.
Nhạc cổ điển bao gồm các thể loại: truyền thống lễ tết, nhạc tôn giáo và nhạc thế tục có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ lại có những tác phẩm riêng. Từ năm 1550 đến 1990 chính là giai đoạn nhạc cổ điển đưa ra được các tiêu chuẩn hệ thống hoá.
Điểm khác biệt của dòng nhạc này so với các loại nhạc truyền thống, dân gian đó là sử dụng các ký hiệu âm thanh để quy định. Từ đó, giúp cho tất cả những người chơi nhạc thể hiện được nhịp điệu của dòng nhạc này một cách chính xác.
Các nhận biết nhạc cổ điển
Để nhận biết nhạc cổ điển, chúng ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Trong đó, phổ biến phải kể đến các tiêu chí sau:
Thời đại: Thể loại âm nhạc cổ điển được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm: Baroque, Renaissance, Classical, Romantic và Modern xếp theo trình tự thời gian.
Quốc gia: Mỗi một quốc gia khác nhau sẽ phát triển dòng nhạc cổ điển theo từng cách riêng giúp người nghe dễ dàng nhận biết như nhạc Pháp, nhạc Đức, nhạc Áo, nhạc Nga và nhạc Italia.
Thể loại: Các thể loại nhạc cổ điển bao gồm symphony, opera, sonata, concerto, fugue và nhiều thể loại nhạc khác.
Nhà soạn nhạc: Thể loại âm nhạc cổ điển với nhiều nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng như Bach, Beethoven, Mozart, Chopin, Haydn…
Dàn nhạc: Việc phân loại nhạc cổ điển có thể dựa theo loại dàn nhạc sử dụng. Trong đó bao gồm: nhạc giao hưởng, nhạc phòng và nhạc thính phòng.
Với sự phân biệt này, người nghe sẽ hiểu hơn về sự phát triển của dòng nhạc này cũng như sự đang dạng của chúng. Đồng thời, giúp việc nghiên cứu và thưởng thức âm nhạc cổ điển của bạn được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Đặc điểm của nhạc cổ điển
Ngoài những đặc điểm thú vị về cách đặt tên tác phẩm, nhạc cổ điển còn sở hữu những điểm đáng chú ý đó:
Tính hoàn chỉnh: Đầu tiên, nhạc cổ điển được xây dựng theo hình thức hoàn chỉnh. Mỗi một tác phẩm cổ điển được xây dựng một cách hệ thống và có tính logic cao. Từng phân đoạn được chia ra riêng biệt theo một tiêu chuẩn nghệ thuật nhất định.
Sự phát triển về âm sắc: Các giai đoạn phát triển của nhạc cổ điển như chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Ở mỗi một thời kỳ khác nhau, âm nhạc cổ điển được phát triển theo phong cách âm sắc khác nhau. Âm thanh từ đơn giản, tĩnh lặng, đến phức tạp, đa dạng tạo nên cao trào, thu hút người nghe.
Sự đa dạng về nhạc cụ: Có nhiều loại nhạc cụ khác nhau được sử dụng trong âm nhạc cổ điển đó là piano, guitar, violin cho đến các loại nhạc cụ cổ đại như kèn, lute, cello... Mỗi một loại nhạc cụ sẽ có những tính chất khác nhau tạo nên sự đa dạng cho âm thanh.
Tính thể hiện nghệ thuật cao: Để chơi được nhạc cổ điển, đòi hỏi các nghệ sĩ phải có kỹ năng, kiến thức âm nhạc cũng như trình độ. Ngay từ tên của tác phẩm cho đến các ký hiệu âm nhạc bên trong. Từ đó, tạo nên những tác phẩm theo đúng nhịp điệu, tông màu cũng như cảm xúc. Mang lại cho người nghe một thế giới âm nhạc thật tuyệt vời.
Phong cách trang trọng và trau chuốt: Khi nghe nhạc cổ điển, chúng ta có thể cảm nhận được ngay sự trang trọng, quý phái. Phải chăm chút đến từng chi tiết của tác phẩm mới có thể cảm nhận hết được những giá trị mà tác phẩm mang lại.
Cách đặt tên các tác phẩm cổ điển
Một trong những điều thú vị của thể loại nhạc cổ điển nằm ở cách đặt tên các tác phẩm. Để đặt tên các tác phẩm âm nhạc cổ điển, các nhạc sĩ thường lựa chọn một trong hai cách sau đây:
Cách cơ bản
Theo cách đặt tên cơ bản, một tác phẩm cổ điển sẽ được đặt tên theo hình thức sau đây:
Thể loại + Tên tác phẩm (nếu có) + No. (Số thứ tự tác phẩm trong tập tác phẩm) + Giọng của tác phẩm + Opus (số thứ tự của tập tác phẩm)
Ví dụ: Nocturne No. 1 in B-flat minor, Op. 9
Trong đó:
Nocturne: Tên thể loại (có thể dịch sang tiếng Việt là Dạ khúc)
No. 1: Số thứ tự của tác phẩm trong tập tác phẩm
B-flat minor: Giọng của tác phẩm, ở đây là giọng Si giáng thứ
Op. 9 (Opus 9): Số thứ tự của tập tác phẩm (ví dụ "tập tác phẩm số 9 của Chopin")
"Nocturne No.1 In B Flat Minor, Op.9" có nghĩa là "Bản nocturne số 1 giọng Si giáng thứ" trong tập tác phẩm số 9. Hiểu một cách đơn giản, đây là tác phẩm thuộc thể loại Dạ khúc, khúc nhạc đầu tiên, viết ở giọng Si giáng thứ, thuộc tập tác phẩm đánh số 9 trong số 74 tập tác phẩm Chopin đã sáng tác.
Đặt tên theo số thứ tự bản nhạc
Ngoài cách đặt tên cơ bản, việc đặt tên tác phẩm âm nhạc cổ điển theo số thứ tự như sau:
(1)Thể loại + (2)Tên tác phẩm (nếu có) + (2) No. (Số thứ tự tiểu phẩm trong tập nhạc) + (3) Giọng của tác phẩm + (4) Số thứ tự của tập nhạc (thường là Op. HOẶC D. HOẶC K. HOẶC S...)
Ví dụ: Drei Klavierstücke, No. 3, E-flat minor D. 946 của Schubert
- Drei Klavierstücke (tiếng Đức): tập nhạc có tên "3 khúc nhạc cho piano"
- No. 3: Khúc nhạc thứ 3 trong tập nhạc
- E-flat minor: giọng Mi giáng thứ
- D. 946: tập nhạc số 946
Như vậy, đây là khúc piano số 3 trong tập nhạc đánh số 946 của Schubert, khúc nhạc được viết ở giọng Mi giáng thứ.
Trong công thức đặt tên tác phẩm âm nhạc ở trên, Opus còn được viết tắt là Op.. Nếu bạn thấy trong tên tác phẩm có Opus số 60 thì có thể hiểu đó là tác phẩm số 60. Hầu hết các nhà soạn nhạc đều áp dụng Opus để chỉ số thứ tự của tập tác phẩm theo thời gian sáng tác.
VD: Opus số 11 hoàn thành trước Opus số 35 mà tác giả sáng tác. Chúng ta thấy Beethoven có bản violin concerto với số opus 61. Đều này có nghĩa đây là tác phẩm số 61 của ông.
Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp đặc biệt, như:
Đối với Mozart, ông đánh số ký hiệu K.
Liszt chọn đánh số ký hiệu là S.
Schubert dùng D tương đương với Opus.
Bach sử dụng Bwv.
Một số tác phẩm cổ điển nổi tiếng được đặt tên theo cách cơ bản và số thứ tự
Sau đây, hãy cùng điểm qua một vài tác phẩm được đặt tên theo cách trên nhé.
"Symphony No. 5" của Beethoven
"Symphony No. 6” của Beethoven
Aria: "Ah, perfido", Op. 65
Rondo a La Turka (từ Sonata cho Piano trong A Major; K. 331)
Concerto số 4 cho Piano (chơi bởi Beethoven)
Fantasia in D minor K.397
12 Biến thể "À, con sẽ nói với mẹ"; K.265 - 12 Variations on “Ah, vous dirai-je, Maman”; K.265
Bản hòa tấu piano số 21 tại C Major K. 467
Đó là những điều thú vị liên quan đến việc đặt tên tác phẩm âm nhạc cổ điển dành cho những ai đang quan tâm. Hy vọng thông qua đó, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về thể loại âm nhạc này.
Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?
Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?
Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?
Comments