Hoàng thành Thăng Long Hà Nội là quần thể di tích gắn liền với các giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta và cũng là địa điểm tham quan đầy tính sử thi mà các du khách cần một lần trong đời đặt chân đến đây. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long cũng sở hữu khối công trình kiến trúc cổ xưa, đồ sộ mang đậm dấu ấn nghệ thuật dân tộc nghìn năm. Hôm nay, hãy cùng mình dạo một vòng Hoàng thành Thăng Long qua bài viết sau đây nhé!
1. Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long Hà Nội tọa lạc giữa trung tâm Thủ đô với điều kiện giao thông thuận lợi giúp du khách dễ dàng ghé thăm. Hiện nay, quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long (bao gồm thành cổ Hà Nội và di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) nằm trên một khuôn viên khá rộng: 18,395ha, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bao quanh Hoàng thành Thăng Long là đường Nguyễn Tri Phương nằm ở hướng Bắc, đường Độc Lập và đường Hoàng Diệu nằm ở phía Tây, đường Điện Biên Phủ nằm ở phía Tây Nam, đường Bắc Sơn và tòa nhà Quốc hội nằm ở phía Nam.
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách, bao gồm vòng ngoài cùng gọi là La Thành hoặc Kim Thành. Vòng thứ hai là Hoàng Thành, và lớp thành ở giữa là nơi cư dân sinh sống. Lớp thành còn lại là Tử Cấm Thành hoặc Cấm Thành, nơi ở của nhà vua. Khi xây dựng Hoàng thành Thăng Long, nơi đây được miêu ả là một địa điểm phồn thịnh, tươi tốt và hội tụ đủ tinh hoa của khí trời, với mô hình đất rộng, bằng phẳng không gập ghềnh, uốn khúc. Nơi đây được xem là nơi quan trọng của triều đại Việt. Việc dời đô đến Thăng Long đã thể hiện quyết tâm củng cố quyền lực của triều đại Lý.
Ngoài các công trình cung điện, Hoàng thành Thăng Long còn có nhiều công trình văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng như đền Quán thánh, chùa Chân Giáo, đài Chúng Tiên, và nhiều hồ ao được xây dựng để làm cảnh trong khu Hoàng thành. Các vườn ngự như Quỳnh Lâm, Thắng Cảnh và Xuân Quang cũng được xây dựng trong khu vực của Hoàng thành này.
2. Ý nghĩa lịch sử
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và Thủ đô Hà Nội. Hoàng thành có tiền trình lịch sử kéo dài trong suốt 13 thế kỷ và trải qua 7 vương triều cho đến giai đoạn chống Pháp. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là quần thể di sản, văn hóa tiêu biểu, phản ánh tiến trình lịch sử của một thời đại hào hùng chống giặc cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Trải qua nhiều biến động của các giai đoạn lịch sử, Kinh đô Thăng Long xưa kia đã không còn những tòa thành đồ sộ hay lầu son gác tía nhưng những di tích, dấu vết còn sót lại đã chứa đựng các giá trị lịch sử, văn hóa mang tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc dân tộc hào hùng. Tất cả là minh chứng cho lịch sử dựng nước, giữ nước của một nước Việt độc lập qua bao thời kỳ gian nan của thời đại.
Hoàng thành Thăng Long được xem là biểu tượng Thủ đô Hà Nội. Cả Hoàng thành toát lên một vẻ đẹp ý nghĩa của thời gian, là minh chứng cho một thời kỳ chống giặc cứu nước của quân dân ta.
3. Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long
Theo các bản ghi từ sử sách, kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long được xây dựng và thiết kế theo mô hình “Tam trùng thành quách” với hệ thống kiến trúc, họa tiết được các kiến trúc sư thời bấy giờ chú trọng vào hai điều là: thịnh vượng và đồ sộ.
Kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long là một ví dụ xuất sắc điển hình về sự tiến bộ trong kiến trúc của các thời kỳ trải qua. Không chỉ về diện tích và quy mô rộng lớn, mà cả về kiến trúc và phong cách trang trí nội thất bên trong cũng rất nguy nga và tráng lệ, thể hiện sự quyền quý của quý tộc. Các cung điện được các kiến trúc sư tài ba tỉ mỉ chọn từ màu sơn, họa tiết trang trí trên các cột điện được điêu khắc với hình ảnh của rồng, hạc, và tiên nữ, tạo nên vẻ đẹp nguy nga và tráng lệ của Kinh thành Thăng Long thời kỳ đó.
Nổi bật nhất của hệ thống kiến trúc Hoàng thành Thăng Long là kiến trúc mái nhà của Hoàng thành. Mái nhà của Hoàng thành được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam, các trụ cột hiên thường nằm gần cấp nền trên phần mái hiên của kiến trúc và không nhô ra nhiều. Mái cung điện được làm bằng ngói âm – dương, ngói phẳng. Các góc mái và đầu nóc được trang trí bằng các loại tượng tròn làm từ đất nung thành hình rồng, phượng, hoặc sư tử với sự tinh tế và đẳng cấp đáng kinh ngạc như đi vượt cả thời đại. Vẻ đẹp và sự hoành tráng của kiến trúc Hoàng thành Thăng Long được thể hiện qua việc sử dụng các loại ngói và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết.
4. Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận
Chính thức vào ngày 1/8/2010, Ủy ban di sản thế giới (WHC) thuộc UNESCO đã chính thức công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản Văn hóa thế giới. Sự công nhận được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí là Hoàng thành Thăng Long đã trải qua một giai đoạn lịch sử văn hóa kéo dài suốt 13 thế kỷ, quá trình hình thành nên Hoàng thành Thăng Long từ một trung tâm quyền lực lịch sử đến hiện tại và cuối cùng là sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích và di vật trong Hoàng thành đã mang lại một hình ảnh sống động về lịch sử và văn hóa.
5. Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hoàng thành Thăng Long
5.1. Khu khảo cổ Hoàng Diệu
Khu khảo cổ Hoàng Diệu là một tòa lâu đài cổ xưa bao gồm 3 tầng lầu, 4 mái hình tháp với tổng diện tích 1000m2 và chứa đựng khoảng 3 triệu hiện vật còn tồn tại cho đến ngày nay. Có thể nói rằng, khu khảo cổ Hoàng Diệu là một trong những công trình quan trọng và có giá trị văn hóa lịch sử vô cùng quý báu, được các nhà khảo cổ phát hiện.
5.2 Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1812 dưới triều đại của vua Gia Long. Cột cờ cao gần 60 mét với kiến trúc khác lạ mà các kiến trúc sư thời bấy giờ chú trọng vào hơn hết là sự chắc chắn đồ sộ. Với 3 phần chân đế, thân cột và vọng canh, các bộ phận của cột cờ Hà Nội bây giờ đã nhuốm màu cổ xưa của dấu vết thời gian.
5.3 Điện Kính Thiên
Điện Kính Thiên nằm ở vùng trung tâm của khu di tích Hoàng thành Thăng long. Phía trước cửa điện là Đoan Môn và cột cờ Hà Nội. Phía sau điện là Hậu Lạc và Cửa Bắc. Bên cạnh đó, các phía còn lại của điện được bao quanh bởi tường thành và có thể đi vào điện thông qua các cửa môn nhỏ. Điều đặc biệt của điện Kính Thiên chính là họa tiết của bậc thang thềm điện, gồm 10 bậc và 4 con rồng đá được điêu khắc vào thế kỷ 15. Đây là một tác kiến trúc với bốn con rồng đá, thể hiện sự tinh tế và nghệ thuật của thời kỳ Lê Sơn, và vẫn được bảo tồn đến tận ngày nay.
5.4 Cổng Bắc Hoàng thành
Cổng Bắc thuộc một trong năm cổng của cung điện Hoàng thành Thăng Long trong thời vua Nguyễn cai trị. Nơi đây đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều dấu vết đạn pháo, các vết nứt đổ là minh chứng cho một hiện vật kiên cường từ thời kỳ xâm lược của thực dân Pháp.
Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, Hoàng thành Thăng Long ngày nay là quần thể di tích đáng tự hào của dân tộc Việt ta khi vừa là minh chứng cho các thời kỳ chống giặc cứu nước mà còn chứa đựng các giá trị lịch sử văn hóa to lớn. Di tích Hoàng thành Thăng Long còn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm ý nghĩa trong chuyến du lịch Hà Nội.
Comments