New Age là gì?
New Age là dòng nhạc với âm điệu chậm rãi nhằm tạo ra cảm hứng nghệ thuật, thư giãn và lạc quan. Dòng nhạc này thường được các thính giả sử dụng trong quá trình tập yoga, mát xa, thiền định và đọc, như một phương pháp quản lý căng thẳng hoặc để tạo ra một bầu không khí thanh bình như ở nhà hoặc các môi trường khác và thường gắn liền với chủ nghĩa môi trường và tâm linh New Age.
Thực tế, không có một lý thuyết nào cụ thể để định nghĩa một cách hợp lý cho dòng nhạc New Age. Một bài báo trong tạp chí Billboard năm 1987 đã nhận xét rằng “New Age là thể loại nhạc không xác định đạt được thành công nhất trong việc tiếp xúc ý thức cộng đồng”. Nhạc New Age thường được chia thành 2 dạng gồm acoustic và điện tử. New Age Acoustic bao gồm các nhạc cụ như sáo, piano, các nhạc mộc của các vùng miền địa phương trên khắp thế giới. Bên cạnh đó New Age điện tử dựa trên sự ngân vang của âm thanh synth pads (đàn tổng hợp âm thanh) hoặc các vòng âm kéo dài.
Hòa âm được sử dụng trong dòng nhạc New Age là phương thức hòa hợp hoặc bất hòa hợp hoặc bao gồm âm trầm “drone” và thường được cấu trúc như các biến thể trên một chủ đề. Các giai điệu đôi khi được ghi âm các âm thanh từ thiên nhiên và được sử dụng như phần giới thiệu ca khúc hay trong ca khúc. Nhạc New Age thường kéo dài khoảng ba mươi đến bốn mươi phút là phổ biến. Nhạc New Age không dùng những câu luyến láy du dương và nhịp điệu lặp đi lặp lại như nhạc pop, cũng không đặt nặng trọng âm như nhạc cổ điển. Nhạc New Age có xu hướng khá ổn định – cả về hòa âm và nhịp độ.
Người ta thường sử dụng nhạc New Age như một phương pháp chữa trị cho tâm hồn, tâm lý hoặc được sử dụng lồng ghép trong các bộ phim. New Age được thể hiện dưới dạng nhạc không lời (nhưng đôi lúc sẽ có lời hát do giọng nữ mềm, nhẹ thể hiện), các âm điệu, hợp âm được tích hợp từ các âm thanh của tự nhiên như tiếng nước, gió, lá cây,…
Lược sử về dòng nhạc New Age
Dòng nhạc New Age xuất hiện vào cuối những năm 1960 và 1970, và đây cũng chính là thời điểm mà phong trào New Age dần được phổ biến hơn. Ban đầu, dòng nhạc New Age chưa được phổ biến mà chỉ thường được các nghệ sĩ từ đa dạng các dòng nhạc khác nhau thu âm và sử dụng như một phương thức giúp giải tỏa căng thẳng cho ca sĩ, nhưng cho đến khi các bài hát thuộc dòng nhạc New Age được biết đến một cách rộng rãi hơn trong các cộng đồng nghệ thuật, lúc này dòng nhạc New Age đã chính thức được công nhận là một dòng nhạc chính thức.
Dòng nhạc New Age có ảnh hưởng bởi nhiều nghệ sĩ, ca sĩ từ nhiều các thể loại âm nhạc khác như nhạc dân gian (nhạc công John Fahley, Leo Kottke), nhạc cổ điển (Daniel Kobialka,…) hay nổi trội nhất là nhạc thiền của thiền tông Tony Scott. Các bản nhạc của thiền tông Tony Scott được xem như là bản ghi âm đầu tiên của dòng nhạc New Age, đánh dấu sự khởi đầu cho một dòng nhạc chữa lành của thời đại. Bên cạnh đó, Series của Irv Teibel bao gồm những âm thanh từ thiên nhiên và bộ Spectrum của Steven Halpern năm 1975 cũng là hai tác phẩm chính bắt đầu cho phong trào nhạc New Age. Những tên tuổi như Kitaro ở trời Đông, Yani ở trời Tây, cùng với Sojiro, Kuranesh, Lucia Hwong và các tên tuổi khác cũng đóng góp rất sâu sắc cho phong trào âm nhạc New Age.
Năm 1987, giải thưởng âm nhạc Grammy đã thêm một hạng mục cho nhạc New Age. Năm 1988, tạp chí Billboard đã thêm vào bảng xếp hạng Album của năm cho dòng nhạc New Age. Đến nay, New Age kết hợp nhiều hơn với dòng nhạc điện tử, hai dòng nhạc này cũng được cho là một sự kết hợp hoàn hảo của thời đại. Trong khi âm nhạc thời kỳ đầu thường sử dụng các nhạc cụ acoustic và âm thanh thiên nhiên, nhưng cho đến những năm gần đây, nhạc New Age có xu hướng dựa nhiều hơn vào nhạc tổng hợp điện tử.
Đặc điểm của dòng nhạc New Age
Đa số các bản nhạc của dòng New Age đều được sáng tác bằng một khóa chính với một vài sự thay đổi hài hòa, nhạc New Age không đòi hỏi số lượng nhạc sĩ và nhạc khí, đôi khi chỉ cần một đến hai nhạc sĩ, và họ thường hợp tấu theo ứng tác cùng với các nhạc cụ có sẵn. Do đó có thể nói, nhạc New Age được cấu tạo ban đầu để làm một phương pháp chữa trị hoặc đơn giản chỉ là các giai điệu êm dịu giúp thư giãn đầu óc.
Tĩnh lặng, được thu âm dưới dạng một bản nhạc không lời với các hợp âm không có độ lên xuống cao thấp, tiết tấu nhẹ nhàng, chậm rãi. Dòng nhạc New Age được một số các nhà khoa học cho rằng là có đặc điểm gần với các âm thanh trắng hoặc xanh giúp thư thái tinh thần. Thông qua sự ổn định và sự đơn giản hài hòa, nhạc New Age tạo ra một tâm trạng êm dịu, yên bình.
Không gian, nhạc New Age thường tạo ra một lượng âm thanh có khả năng tạo ra các cảnh quan âm thanh trong không gian rộng lớn. Đại đa số các thể loại nhạc khác cung cấp cho người nghe một không gian âm nhạc mang các yếu tố đa sắc màu, đa dạng hình thức nhưng riêng đối với dòng nhạc New Age, nó chỉ tạo ra duy nhất một không gian âm thanh yên bình với rất ít các yếu tố âm thanh khác nhau.
Âm thanh thiên nhiên, một số lượng lớn các bản nhạc theo thể loại này có các bản ghi âm thanh thiên nhiên – đa số từ các loài chim, cá voi, cây cỏ, suối đến mưa trong rừng. Tạo cảm giác yên bình và lặng yên. Hơn tất cả, nhạc New Age có ưu điểm đưa tâm hồn vào đến cả những nẻo hiểm hóc sâu thẳm nhất của con người, bắt đầu từ các âm thanh bình yên của thiên nhiên.
Âm thanh thiên nhiên và điện tử, đặc điểm này thường được tìm thấy nhiều ở dòng nhạc New Age hiện đại. Nhạc New Age thế hệ mới được kết hợp nhiều với dòng nhạc điện tử, có xu hướng phụ thuộc khá nhiều vào dòng nhạc này. Bởi sự phát triển của thiết bị âm thanh hiện đại, nhạc New Age không cần phải được ghi âm trực tiếp mà còn có thể sử dụng âm thanh có sẵn từ điện tử.
Dòng nhạc New Age trong nghệ thuật
Nhạc New Age được biết đến rộng rãi hơn và chính thức được công nhận trong nghệ thuật bắt đầu từ năm 2000. Phong trào New Age bắt đầu lan rộng hơn sau những thành tựu từ các bản thu của các nghệ sĩ người Đức, Nhật, Mỹ cho nền thị trường âm nhạc. Nhưng thành công nhất phải kể đến chính là việc nhạc New Age đã được điện ảnh đưa vào sử dụng như một công cụ gia tăng cảm xúc.
Giới điện ảnh đã thấy rõ sự thành công huyền diệu trong loại nhạc New Age này. Liên tiếp các phim nổi tiếng ăn khách như “Odyssey 2001”, “The Black Hole”, “Quest of Fire”,…tại thời điểm đó đã sử dụng nhạc New Age không lời nhằm giúp gia tăng các mức độ cảm xúc khác nhau của mỗi cảnh phim mà đạo diễn muốn chuyển tải đến khán giả. Nhưng thành công sáng giá nhất cho nhạc New Age phải kể đến phim “The Silk Road”, một bộ phim tài liệu dài sáu tiếng. Với bộ phim này nổi bật lên một thiên tài âm nhạc New Age, Kitaro, nhạc sĩ này đã có công mới đến sự thành công vang dội của phim “Heaven and Earth” ghi ông được mời viết hòa âm cho phim.
Dòng nhạc New Age tuy cũ nhưng lại mới hoàn toàn bởi cách phối âm mới của các thiết bị điện tử. Có thể nói nhạc New Age đã có công mở ra một thời đại mới cho nền điện ảnh của thế giới.
Comments