top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

THỜ Ơ CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN CHO NHỮNG THẤT THOÁT HÀNG TỶ VÀ NHIỀU HƠN

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khá mệt mỏi, vô tâm trong cách bảo quản các thiết bị âm thanh của mình. Việc bạn sở hữu các thiết bị là một chuyện nhưng bảo quản nó lại là một chuyện khác. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một số thói quen gây ra sự thờ ơ trong bảo quản vật chất.


I. Nguyên nhân của sự thờ ơ 


Việc lặp lại một hành động quá nhiều lần, đôi lúc việc thực hiện đi thực hiện lại quá nhiều lần một hành động sẽ dễ dàng dẫn đến việc trở nên nhàm chán, thờ ơ, vô cảm với hành động đó. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự thờ ơ trong việc bảo quản vật chất và thiết bị âm thanh. Con người đôi lúc sẽ tự động cảm thấy một việc cứ lặp lại nhiều lần là không quan trọng và từ đó họ sẽ nảy sinh cảm giác làm qua loa, sơ sài, hời hợt. Điều này đồng nghĩa với việc phần trăm các thiết bị âm thanh bị hư hỏng, kém chất lượng ngày càng tăng cao. Hiệu quả công việc của việc nảy sinh cảm giác trên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc bảo quản các thiết bị. 


Lặp lại một hành động quá nhiều lần dễ khiến sinh ra cảm giác nhàm chán (nguồn: Báo Thanh Niên)
Lặp lại một hành động quá nhiều lần dễ khiến sinh ra cảm giác nhàm chán (nguồn: Báo Thanh Niên)

Cảm giác ỷ y, trong bảo quản các thiết bị âm thanh, việc theo dõi thường xuyên và sát sao tình trạng của mỗi thiết bị là điều thiết yếu và bắt buộc phải làm. Để âm thanh từ các thiết bị phát ra được trong, rõ, không bị nhiễu thì người bảo quản cần phải quan sát kỹ càng tình trạng mỗi ngày của các thiết bị này. Nhưng đôi lúc, khi hành động lau chùi, kiểm tra diễn ra hằng ngày thì việc sinh ra thái độ chủ quan, thiếu tự lực là điều có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Suy nghĩ của nhiều cá nhân trong việc bảo quản có thể chính là “ngày trước đã kiểm tra rồi, chắc sẽ không có vấn đề”, từ suy nghĩ này mà tình trạng của một số thiết bị âm thanh bị ảnh hưởng không ít. Các thiết bị phát ra âm thanh như loa, mixer, micro, equalizer, crossover… cần được kiểm tra kỹ càng trước mỗi buổi biểu diễn để tránh tình trạng hư hỏng bất chợt làm ảnh hưởng đến buổi diễn.


Không đủ kiến thức bảo quản thiết bị âm thanh, các thiết bị âm thanh khác nhau cần có những cách bảo quản và kiểm tra chất lượng khác nhau. Việc người bảo quản phải có những kiến thức nhất định trong công tác bảo quản là điều kiện tiên quyết. Một số những người bảo quản vì không có kiến thức bảo quản thiết bị âm thanh mà đã vô tình bỏ qua một yếu tố quan trọng chính là thiết bị âm thanh nào cũng cần phải được giữ gìn cẩn thận qua từng ngày hoặc sau mỗi lần sử dụng. Những người này, họ cứ ngỡ rằng chỉ cần lau chùi sơ qua các thiết bị âm thanh sau khi sử dụng là đã đủ, đó chính là một suy nghĩ sai lầm. 


II. Hậu quả 


Hư hỏng, việc thờ ơ trong công tác bảo quản thiết bị âm thanh sẽ khiến các thiết bị như loa, micro bị rỉ sét, phát ra âm thanh chập chờn, nhiễu hoặc dẫn đến chập điện, phát nổ do hiện tượng oxy hóa gây ra. Điều này vô hình chung sẽ gây ra thiệt hại khá lớn về tài chính cho người dùng, gây ảnh hưởng đối với chất lượng nghe của khán thính giả đang thưởng thức hoặc đôi lúc việc chập điện sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến người sử dụng thiết bị hư hỏng. Các thiết bị âm thanh rất dễ bị oxy hóa do việc tiếp xúc nhiều lần và thường xuyên với bụi, điện và chất nhờn từ bàn tay con người. 


Các thiết bị âm thanh dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản kỹ càng (nguồn: HD Audio)
Các thiết bị âm thanh dễ bị hư hỏng nếu không được bảo quản kỹ càng (nguồn: HD Audio)

Giảm độ bền, mỗi thiết bị âm thanh sẽ có độ bền theo thời gian khác nhau nhưng việc này tùy thuộc nhiều vào việc người sở hữu có bảo quản đúng cách và thường xuyên hay không. Độ bền của các thiết bị âm thanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc buổi biểu diễn có được diễn ra tốt đẹp và đúng thời lượng hay không. Ở một số các thiết bị như equalizer, crossover, việc hư hỏng là rất khó xảy ra nhưng việc không kiểm tra chất lượng thường xuyên sẽ khiến các thiết bị này trở nên kém chất lượng, giảm bền có thể dẫn đến hiện tượng không hoạt động hoặc tắt nguồn trong một khoảng thời gian ngắn. 


Giảm độ bền được coi là hậu quả của việc thờ ơ trong khâu bảo quản (nguồn: Pinterest)
Giảm độ bền được coi là hậu quả của việc thờ ơ trong khâu bảo quản (nguồn: Pinterest)

Gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người sử dụng lẫn người nghe, đối với những người đang sử dụng các thiết bị trong tình trạng hư hỏng, các thiết bị này liên tục phát ra những âm thanh chói tai, khó chịu hoặc không như mong muốn của người sử dụng, từ đó dễ gây ra cảm giác cáu gắt từ người sử dụng. Bên cạnh đó, âm thanh phát ra từ các thiết bị không được bảo quản kỹ càng, thường xuyên sẽ rất dễ khiến các khán giả bị sinh ra cảm giác phản cảm, khó chịu trong lúc thưởng thức một bài hát nào đó. Bởi lẽ không phải ai cũng bỏ tiền túi ra chỉ để được nghe những âm thanh xiêu vẹo, khó nghe.  


Người nghe dễ bị ảnh hưởng bởi các âm thanh rè, chập chờn (nguồn: iStock)
Người nghe dễ bị ảnh hưởng bởi các âm thanh rè, chập chờn (nguồn: iStock)

III. Hướng dẫn bảo quản thiết bị âm thanh đúng cách


Thứ nhất, tránh nước và hơi ẩm, những thiết bị âm thanh như loa, amply, đầu đĩa, micro,… thường rất nhạy cảm với nước, khí hậu ẩm thấp. Bởi vì đó hãy cẩn thận với các nguồn nước ở gần các thiết bị này, tránh để nước ngấm vào, hoặc vào mùa nồm, không khí ẩm tích tụ thành nước trong máy, gây phóng điện. Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ, chỉ cần duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm. 


Nước gây ra tình trạng rè, chập mạch các thiết bị âm thanh (nguồn: ProCARE24h)
Nước gây ra tình trạng rè, chập mạch các thiết bị âm thanh (nguồn: ProCARE24h)

Thứ hai, sắp xếp bảo quản thiết bị âm thanh cẩn thận, chú ý tuyệt đốt không để thiết bị âm thanh ở các vị trí gần những thiết bị tỏa nhiệt như lò sưởi, máy tính, tủ lạnh. Ít nhất hãy đặt thiết bị âm thanh cách xa các thiết bị sinh nhiệt tối thiểu 4 mét. Bên cạnh đó, không xếp chồng chéo các thiết bị âm lên nhau, hãy chuẩn bị môt tủ đựng hoặc kệ kê chuyên dụng để có thể để cân bằng các thiết bị lên đó. Không để các thiết bị âm thanh ở những vị trí mà đi lại thường xuyên vì sẽ dẫn đến những va chạm vào các thiết bị khiến chúng có khả năng hỏng. 


Thứ ba, tránh tác động ánh sáng trực tiếp vào hệ thống âm thanh, nếu ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa, tia cực tím sẽ làm phân hủy gân loa làm bằng cao su hoặc xốp, ánh sáng của đèn neon cũng gây ra tình trạng tương tự. Vì vậy tốt nhất nên làm ê-căng che màng loa nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến từ tia cực tím. 


Thứ tư, các đấu nối phải thật cẩn thật, cần lưu ý tránh làm ngắn mạch. Không để các thiết bị âm thanh amply/receiver bị quá tải quá nhiều. Nếu hai đầu loa chạm vào nhau thì sẽ tạo ra hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng amply ngay tức khắc. 


Thứ năm, vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn. Bụi bẩn được coi là tác nhân chính dẫn đến sự hư hỏng, giảm độ bền và chất lượng của các thiết bị âm thanh. Bụi sẽ bám lên bề mặt mạch điện và làm giảm tính truyền dẫn của các thiết bị âm thanh. Cần chú ý bảo quản thiết bị vệ sinh thường xuyên, làm vệ sinh bên trong các thiết bị âm thanh, đặc biệt bề mặt của các bo mạch. Khi tiến hành vệ sinh lau chùi, bạn nên sử dụng khăn mềm hoặc các thiết bị hỗ trợ lau chùi khác như cọ lông mềm, khăn lau ẩm,… Đặc biệt, những thiết bị như micro, loa cần được lau chùi ở các khe hở.


Thứ sáu, sử dụng bộ quản lý nguồn cho dàn âm thanh. Việc sử dụng bộ quản lý nguồn sẽ giúp hạn chế việc các thiết bị âm thanh hoạt động quá tải, hạn chế việc chập mạch và gây ra cháy nổ. 

Các thiết bị âm thanh cần được bảo quản kỹ càng và thường xuyên để tránh tình trạng hư hỏng, vì vậy nên sự thờ ơ trong công tác bảo quản chính là con đường ngắn nhất dẫn đến sự nhanh hỏng của các thiết bị từ đó gây ra một số các hậu quả không đáng có. 


Related Posts

See All

Hozzászólások


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page