Các dân tộc thiểu số thuộc các khu vực vùng Tây Nguyên, Việt Nam hầu hết đến nay vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống thờ đa thần, phúc thần, yêu thần với quan niệm vạn vật hữu linh và luôn thờ cúng theo phong tập quán truyền thống riêng của mỗi dân tộc. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, một số tín ngưỡng truyền thống thờ thần, thờ thánh nào vẫn còn được duy trì đến ngày nay.
1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng, một tập tục truyền thống có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tâm linh lẫn tinh thần của người dân tộc thiểu số miền núi và trung du. Sống với quan niệm “con người có tổ , có tông” được người dân tộc thiểu số hết mực bảo tồn trong văn hóa sinh hoạt và gìn giữ trong cõi tâm linh, lưu truyền qua bao thế hệ với niềm tin rằng tổ tiên mình thiêng liêng, ra đi là đi vào cõi vĩnh hằng của thế giới bên kia sự sống. Tổ tiên đi vào thế giới bên kia sẽ giúp phù hộ con cháu của thế giới sự sống có một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc, vượt qua mọi tai ương, khó khăn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và quở trách khi chúng làm điều tội lỗi.
Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến không chỉ ở đại bộ phận người dân tộc Kinh mà còn được lưu giữ trong cộng đồng người các dân tộc người thiểu số. Với người Mường, người Thái, người Tày tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong các tín ngưỡng được đặt lên hàng đầu trong phong tục thờ cúng của người trong cộng đồng các dân tộc thiểu số này. Trong gia đình của cộng đồng những dân tộc thiểu số này, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất, đó là gian voóng (gian khách), đây là nơi thờ linh thiêng nhất nên kiêng kỵ không được nằm hướng chân về phía bàn thờ dù là từ bất cứ đâu trong nhà. Người của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên thường lấy ngày đưa người chết đi chôn làm ngày giỗ và thờ tổ tiên trong vòng 4 đời.
Khác với đại đa số các khối dân tộc thiểu số khác, tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Mông có phần khác lạ hơn hẳn. Với đời sống văn hóa tín ngưỡng khá phong phú và đa dạng, người Mông ở khu vực tỉnh Đắk Lắk có ý thức về tổ tiên và thờ cúng tổ tiên không rõ nét như cộng đồng người dân tộc thiểu số khác. Người Mông không lập bàn thờ tổ tiên, cũng không cúng giỗ tổ tiên giống như người Kinh, người Mường,… mà lễ cúng tổ tiên chỉ được người Mông thực hiện mỗi khi gia đình có công việc hệ trọng như lễ cưới, lễ cơm mới, Tết dân tộc,… Mỗi khi cần cúng, người Mông mới lập bàn thờ cúng tổ tiên theo tập tục của riêng mình. Nhưng dù là có thờ cúng thường xuyên hay không thì người dân tộc Mông vẫn lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên qua nhiều thế hệ khác nhau.
2. Tín ngưỡng thờ cúng cộng đồng
Ngoài thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc còn có một số tín ngưỡng chung của cộng đồng. Người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số không chỉ biết ơn các vị thần thánh, tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đủ đầy mà họ còn thờ cúng tín ngưỡng linh hồn của tất cả mọi thành viên trong cùng một đơn vị cộng đồng người dân tộc thiểu số, trong đó linh hồn của người đầu tiên “khai sơn phá thạch” lập ra bản hoặc mường, là linh hồn chủ.
Người Mường có hệ thống tín ngưỡng liên quan đến cộng đồng khá đa dạng, phong phú như thờ thần núi Tản Viên, thờ Quốc Mẫu Vua Bà, thờ thần đất, thờ thần hoàng làng. Quốc Mẫu Vua Bà là vị thần được tôn thờ cao nhất và được đặt ở vị trí trang nghiêm nhất trong các thần điện công cộng ở nhiều địa phương người Mường.
Theo truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, Vua Bà chính là mẹ của thần núi Tản Viên, bà đã chia tay chồng mình đem theo các con cùng mình đi mở mang, khai phá vùng thượng nguồn sông Đà, lập nên các vùng đất Mường Bỉ, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, Mường Âm, Mường Lão. Từ điển tích trên, người Mường coi Vua Bà chính là người khai sinh ra cộng động dân tộc người Mường mà hằng năm đều thờ cúng rất linh đình cho trọn vẹn.
Ngoài người Mường, người trong cộng đồng dân tộc thiểu số khác cũng có các hình thức tín ngưỡng cộng động khác nhau như người Thái thờ ma bản, mường, người Tày thờ thổ công (Cốc bản), người Dao có tục thờ Bàn Hồ (thủy tổ của người dân tộc Dao),… Nhiều các dân tộc thiểu số khác nhau sẽ thờ những người “khai thiêng lập địa” khác nhau nhưng trên cơ bản, các dân tộc đều thờ chung một tín ngưỡng cộng động là thờ người phúc đầu tiên.
3. Tín ngưỡng liên quan đến tự nhiên
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện vẫn còn tôn thờ rất nhiều các hiện tượng tự nhiên. Theo quan niệm của cộng đồng người dân tộc thiểu số, bất cứ nơi nào trong tự nhiên cũng đều có ma và ma sẽ luôn tìm cách phá hoại người dân sinh sống nơi đây. Vì vậy mà, người dân tộc thiểu số cũng phải thờ các vị thần của tự nhiên như thần đá, thần cây, thần đất, thần sông,… để có thể bảo hộ cho buôn làng quanh năm không bị các linh hồn ma quấy nhiễu.
Trong hầu hết các gia đình của người Mường, người Thái đều lập bàn thờ thần đất ở trước sân hoặc ở đầu hồi nhà. Người Mường còn thờ những hòn đá có hình thù kỳ lạ, thờ các loại quả như bầu, bí, mía, lúa,… Thậm chí là cộng đồng người dân tộc thiểu số này còn thờ các loại động vật như hổ, báo, hươu, nai và các vật nuôi trong nhà như bò, trâu, gà, lợn,… Bên cạnh đó, người Mường còn thờ cóc (chàng hạc) có công gọi mưa, thờ mó nước (vó rác), thờ thần mưa (ma khú) với mong muốn mưa thuận gió hòa, người Thái thì thờ ma chủ đất cai quản các cánh đồng, ma nương trông coi các khu rừng,…
Người Mông, người Nùng, người Xơ Đăng,… ở một số địa phương trong khu vực thờ thần rừng với những truyền thuyết cổ xưa về sự linh thiêng của những khu rừng cấm, rừng thiêng với những quy định “bất khả xâm phạm”. Tín ngưỡng thờ tự nhiên này của người dân tộc thiểu số được cho là bắt buộc có, không chỉ thể, họ còn tổ chức các ngày lễ, hội trong buôn làng để thể hiện tình cảm chân thành của cả tộc người trong buôn đến với các vị thần không tên nhưng luôn kề cận, bao quanh họ.
4. Tín ngưỡng cầu phúc sản xuất
Đa phần các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên đều sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt. Bởi nên thế các người dân tộc thiểu số đều rất tin và gần như phụ thuộc khá nhiều vào tín ngưỡng liên quan đến sản xuất, mà đặc biệt là cầu phú cho mùa màng bội thu, cho nuôi nấng đầy đàn. Chính vì vậy mà các loại hình tín ngưỡng sản xuất của người dân tộc thiểu số có mặt trong đời sống tâm linh, tôn giáo của hầu các đồng bào.
Phần lớn cộng đồng người dân tộc thiểu số hoạt động kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp lúa nước, vì vậy mà hệ thống tín ngưỡng mùa màng của các dân tộc thiểu số rất phong phú đa dạng. Người Mường có hệ thống các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến mùa màng theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa như: tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp vua Dol, tín ngưỡng vía lúa. Trước khi bắt đầu một mùa gặt mới, gia đình người Mường phải làm lễ cúng vua Dol để vị thần này bảo trợ cho các hạt giống nảy mầm, phát triển tươi tốt, giúp cho mùa màng bội thu, năng suất cao. Ngoài ra, người Mường còn có tín ngưỡng trong săn bắt và đánh cá cùng những nghi lễ nhất định nhằm cầu xin thần rừng, thần núi, thần sông phù hộ cho việc săn và đánh bắt cá thuận lợi.
Bên cạnh đó, người Tày, người Nùng, người Thái, người Dao,… đều tin rằng vạn vật tất cả đều có linh hồn, tin các vị thánh, vị thần sẽ phù hộ cho mùa màng sản xuất, từ đó mà tín ngưỡng liên quan đến sản xuất của các dân tộc trên có vô cùng nhiều hệ thống nghi lễ khác nhau. Vì vậy, cứ vào mỗi mùa xuân, đồng bào các dân tộc thiểu số trên đều có những nghi lễ xuống đồng khác nhau, lễ này được gọi là lễ lồng tồng, lễ cầu mùa. Mục đích của các nghi lễ trên nhằm để cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng của họ bội thu, vạn vật phóng đãng. Ngoài ra, người Thái và người Ê-đê còn có các nghi lễ cầu mưa vào những năm hạn hán kéo dài, với ước mong các vị thần sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cho trời đất hòa làm một mà giúp cho cây lúa nên mùa.
5. Tín ngưỡng về vòng luân hồi (vòng đời, vòng tái sinh)
Tín ngưỡng vòng luân hồi là những nghi lễ được thể hiện trong đời sống cá nhân con người từ khi sinh ra đến khi họ mất đi để qua đến thế giới bên kia. Nghi lễ vòng đời con người là nghi lễ mà gia đình, tộc họ, cộng đồng thực hiện cho mỗi con người qua các giai đoạn như sinh nở, trưởng thành, lễ hội, chữa bệnh, tang ma, cưới xin,… Tín ngưỡng vòng luân hồi ở mỗi dân tộc thiểu số là khác nhau, có thể đều giống về mặt đời sống tinh thần nhưng đều khác nhau về hình thức thực hiện.
Các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên có một hệ thống các nghi lễ về vòng tái sinh của con người rất đa dạng, phong phú. Mỗi dân tộc đều có những kiêng kỵ và những nghi lễ nhất định phải thực hiện trong các cột mốc thời gian khác nhau riêng mình, và các cột mốc này được tính theo chu kỳ của một đời người từ khi sinh ra đến lúc mất đi.
Giai đoạn sinh nở và tang ma là hai giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số, vì đây là lúc một con người được hình thành linh hồn trong một cơ thể mới và là lúc mà người đó được các vị thần đưa về thế giới bên kia để phù hộ con cháu. Ở giai đoạn sinh nở, với đa phần các người dân tộc thiểu số ở các khu vực vùng cao Nam Trung Bộ, người phụ nữ phải kiêng kỵ rất nhiều thứ như: phụ nữ khi mang thai phải kiêng không được ăn ốc, không uống nước đựng trong ống bương chặt vát đầu, không ăn cá, không ngồi ở bậc thang lên sàn nhà, không bước qua dây buộc trâu và đặc biệt không được tham gia và các lễ hội và các nghi thức cúng tế của làng, xóm.
Nghi lễ trong tang ma cũng vậy, đây được coi là phong tục chứa đựng nhiều nghi lễ tín ngưỡng, mang đậm nét bản sắc văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các khu vực vùng cao Nam Trung Bộ. Đối với người Thái, khi có người chết bắt buộc phải có hai người dẫn đường hát cúng đưa hồn người chết về mương trời và khi đưa tang, quan tài không được đưa đi lối cửa và cầu thang thông thường mà phải phá vách nhà, làm cầu thang mới được đưa quan tài xuống sân.
Còn đối người Mường, chết không phải là sự kết thúc mà khi đó hồn người tiếp tục sống một cuộc sống ở thế giới khác. Với những người trẻ tuổi và người mất bất đắc kỳ tử, tang lễ thường được tổ chức đơn giản, còn những người mất bình thường, tang lễ được tổ chức theo nghi lễ rất cầu kỳ. Người chết sẽ được tắm bằng nước với lá thơm, được mặc quần áo, áo mới xổ gấu, xổ vạt, và con trai, con gái, con dâu, cháu chắt có những quy định về trang phục khác nhau. Người mất không được đưa đi chôn ngay mà nhất thiết phải tổ chức những đêm mo, tùy theo địa vị kinh tế, xã hội của gia chủ, độ tuổi mà người chết có những đêm mo đơn giản hay cầu kỳ.
6. Tín ngưỡng cầu an, cầu bình
Hầu hết các dân tộc thiểu số đều theo tín ngưỡng đa thần. Vì vậy, khi ốm đau, bệnh tật, sinh đẻ, hôn nhân, họ đều thường cầu cúng các vị thần linh phù hộ và đuổi trừ tà ma. Họ tin rằng, nếu như cầu các vị thần linh, đứa trẻ mà họ sinh ra sẽ mạnh khỏe bình thường, người đau ốm sẽ khỏi bệnh thần kỳ và vợ chồng sẽ thuận hòa, hạnh phúc.
Đứa trẻ khi mới được sinh ra phải được thực hiện rất nhiều nghi lễ như lễ gọi hồn, lễ đầy cử, lễ đặt tên, lễ cúng báo ma nhà, lễ mừng cháu, lễ mừng tuổi, lễ tạ ơn Mụ,…Khi cho trẻ đi chơi xa, gia đình thường lấy nhọ nồi bôi lên mặt trẻ và đem theo một con dao để ma quỷ và vía dữ trên đường không dám đến gần, không nhận dạng bắt vía làm hại trẻ.
Đối với những người đang bị bệnh, người Thái quan niệm rằng con người được sống là nhờ có linh hồn (khuôn, văn) ngụ trong thể xác, và khi các linh hồn tách khỏi thể xác thì lập tức bộ phận nào đó của con người sẽ bị đau ốm. Vì thế, người ta phải cúng để hồn nhập về xác, để phần hồn tiếp tục bảo vệ phần xác khỏi bệnh tật.
Còn người Mường thì quan niệm, mỗi con người sinh ra đều có hồn, vía nên vì vậy khi một người bị bệnh, người Mường sẽ làm lễ mở đường cầu vía cho họ để dẫn lối cho cái vía về cùng với hồn. Hay người Mông lại quan niệm người đau ốm là do cái hồn đi chơi vắng hoặc có một loại ma nào đó đang quấy phá, cố bắt hồn đi, vì vậy khi trong nhà có đau ốm, người dân tộc Mông sẽ mời thầy cúng để tìm hiểu nguyên nhân, sau đó làm lễ đuổi ma hoặc tạ lỗi cho người ốm.
Tín ngưỡng thờ thần, thánh tự phát
Cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các vùng Tây Nguyên có tập tục tín ngưỡng thờ đa thần, nhiều thánh, cho nên có lẽ sẽ rất khó để nhận định được hết đâu là các vị thần, thánh mà họ đang cầu nguyện. Chính vì điều đó, ở một số bộ phận của những người dân tộc thiểu số có tình trạng thờ các vị thần, thánh tự phát.
Các thành phần thần, thánh tự phát, tạo lập thành các tín ngưỡng riêng biệt xuất hiện nhiều ở bộ phần các người dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận với nền tri thức hiện và họ bị các thành phần trên mê hoặc, làm cho mụ mị đầu óc, mang trong mình niềm tin mù quáng. Các hiện tượng tự phát xuất hiện trong các năm qua có thể gọi tên như sau: hiện tượng Vàng Chứ, Dương Văn Mình, Phạ Tốc, đạo Chữ Thập, Sề Chu Hà Ly Cha, Giê Sùa, Bà Cô Dợ, Sự Cứu rỗi đời đời,… đây là một số hiện tượng tự xưng thánh nhằm tạo nên cho mình một tín ngưỡng “dân tộc” riêng.
Những hiện tượng thần thánh trên lợi dụng sự tôn thờ tín ngưỡng đa thần, yêu thánh của các đại đa số người dân tộc thiểu số để lừa gạt và lôi kéo, tạo nên các hội giáo với nhiều tín đồ. Một số vị “thần thánh” trên còn đã từng gây ra các hậu quả cho người dân tộc thiểu số. “Tín ngưỡng” Phạ Tốc đã từng gây nên sự kiện thảm khốc khi có 53 đạo hữu đã tiến hành tự kết liễu cuộc đời tập thể vào năm 1993.
Đồng bào các dân tộc thiểu số nhìn chung đều có đời sống tinh thần tôn giáo, tín ngưỡng thờ thần khá phong phú, đa dạng. Hệ thống tín ngưỡng của của các đồng bào dân tộc thiểu số chứa đựng nhiều giá trị văn hóa mang đậm dấu ấn bản sắc tộc người. Tuy nhiên, sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều những hủ tục lạc hậu gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, chính vì vậy đã dẫn đến nguyên nhân chuyển đổi đức tin ở các dân tộc thiểu số.
Biên tập và tổng hợp bởi đội ngũ Thầy Đoàn Nhược Quý dựa trên Kiến Thức, Trải Nghiệm Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc của Thầy Đoàn Nhược Quý trong dự án Lifelong Learning nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, kết nối và chia sẻ kiến thức Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc đến các Học Viên Thầy Đoàn Nhược Quý trong Chương Trình Phát Triển Nghệ Sĩ Online 1 kèm 1.
Comments