top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

Top 10 Bài Thơ Nhắc Đến Địa Danh Văn Hóa Việt Nam

Quê hương đất nước, những cảnh đẹp thiên nhiên là một trong những địa danh của đất nước khơi nguồn lên cảm hứng tuyệt vời cho thơ ca Việt Nam, là nguồn cảm hứng sáng tác đầy phong phú tạp tạo nên nhiều bài thơ huyền thoại của nền văn học Việt Nam. Vậy thì không biết đâu sẽ là Top 10 bài thơ lấy chất liệu từ những địa danh của Việt Nam ? Để có thể tìm hiểu cụ thể hơn thì các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.


1. Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 


Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay nhất của thi sĩ Hàn Mặc Tử về chủ đề tình yêu nằm trong tập “Thơ Điên” đại diện cho hồn thơ mãnh liệt và luôn sáng tạo. Đối với Hàn Mặc Tử, thôn Vĩ Dạ chất chứa sự nuối tiếc, ông yêu thôn Vĩ Dạ như yêu người con gái ông thương. Bài thơ được viết trong giai đoạn Hàn Mặc Tử đang lâm bệnh nặng, cả thể xác lẫn tinh thần bị đau đơn và bệnh tật giằng xé. Nhưng thể hiện qua bài thơ, đọc giả dường như chỉ nhìn thấy khung cảnh thôn Vĩ Dạ đầy chất thơ nhẹ nhàng, phác họa nên một thôn xóm đầy trữ tình. Với những hình ảnh đầy nội tâm, gợi tả cùng với ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu tính thơ đã vẽ nên một bức họa miền quê Việt Nam đầy tình yêu của tác giả. 


Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Thôn Vĩ Dạ trong áng thơ của Hàn Mặc Tử được nhiều người biết đến và thôn Vĩ Dạ ngoài đời thực lại khiến du khách thương nhớ bởi chính nét đẹp bình yên, cổ xưa, tinh khôi của xứ Huế mộng mơ. Thôn Vĩ Dạ được mệnh danh là cái đảo nhỏ lặng im giữa lòng cố đô Huế. Thôn Vĩ Dạ (nay đã đổi tên thành Cồn Hến) thuộc xã Hương Lưu, phường Vỹ Dạ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km đường xe chạy. Thôn Vĩ Dạ dù không hùng vĩ, tráng lệ nhưng lại mang trong mình một nét đẹp cổ xưa, trông xa xa tựa như mảnh ngọc xanh trong vắt giữa lòng sông mênh mông.


Và đặc biệt, thôn Vĩ Dạ hay Cồn Hến chính là nơi mà nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý đã từng có cơ hội được đặt chân đến và tại nơi đây, nhạc sĩ đã có những trải nghiệm hết sức đáng nhớ và chân thật. Theo những dòng cảm xúc mà nhạc sĩ đăng tải trên trang Facebook cá nhân thì có lẽ những món ăn làm từ hến được ra đời từ khi thôn Vĩ Dạ đổi tên thành Cồn Hến nhưng hiện tại bây giờ thì “hiện không còn cào nữa, do cào hến thì đục nước, ảnh hưởng du lịch sông,…”, và nhạc sĩ cảm thấy đáng tiếc vì điều đó. Bên cạnh đó, theo dòng chia sẻ của nhạc sĩ, “các khu nhà cổ, vườn cổ gần như không còn và không đẹp, không liền kề đồng bộ nữa…” có thể thấy được Cồn Hến có vẻ đã không còn cái không khí cổ xưa mà các du khách như nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý muốn cảm nhận. Nhưng “Điểm cộng là rất nhiều lũy tre xanh, và sông Hương lúc nào cũng xanh rì rất đẹp”, vẫn có những cảnh thiên nhiên tồn tại theo năm tháng. 


2. Bài Thơ Phú sông Bạch Đằng 


Phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm hay và ý nghĩa của tác giả Trương Hán Siêu được viết khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Và đóng góp to lớn cho chiến thắng chung cuộc của 50 năm kháng chiến đó, không thể không nhắc đến Bạch Đằng giang, con sông hùng vĩ đầy mạnh mẽ của Việt Nam ta. Con sông Bạch Đằng hùng vĩ, với muôn vàn chiến công đầy mình chính là minh chứng cho sự chân thật của “Phú sông Bạch Đằng” ngàn năm tuổi. 


Phú Sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng còn gọi là sông Vân Cừ nằm ở vị trí ở giữa thị xã Quảng Yên ở Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên ở Hải Phòng. Điểm đầu của sông Bạch Đằng là Phà Rừng và điểm cuối là cửa Nam Triệu ở Hải Phòng. Con sông có chiều dài 32km với hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với địa hình núi non hiểm trở, nằm cách cửa Lục của Vịnh Hạ Long khoảng 40km và nằm trên hệ thống sông Thái Bình. Dòng sông Bạch Đằng với tên gọi “con sông anh hùng” đã ghi dấu biết bao chiến công thắng lợi vẻ vang của nước ta trước kẻ thủ. Chính vì vậy, sông Bạch Đằng vẫn luôn là niềm cảm hứng cho các biết bao bài thơ, các tác phẩm văn học của nước ta. 


3. Bài Thơ Thăm quê Bác 


Bài thơ Thăm quê Bác do tác giả Đoàn Xuân Miền sáng tác là bức tranh phác họa lại hình ảnh ngôi nhà của Bác – Làng Sen, nơi Bác được sinh ra và đã trải qua những ngày thơ ấu ở quê Bác. Hành trình về quê Bác được phác hoạ đầy sinh động, dường như chính tác giả đang đưa bạn đọc đi trên đoạn đường ấy. Ngôi nhà tranh đơn sơ, những vật dụng xưa cũ, hương sen bát ngát và tình yêu quê hương, tình yêu người Cha già vĩ đại của đất nước Việt Nam là những chất thơ cho những cả bài thơ Thăm quê Bác


Thơ Thăm Quê Bác
Ngôi nhà của Bác - Ảnh: Báo Nghệ An

Làng Sen nằm trong khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa – lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tới năm 1979, khu di tích Làng Sen được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Từ trước đến nay, Làng Sen, quê Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho bất kỳ nhà thơ Việt Nam yêu nước, thương quê nào. Làng Sen quê Bác được xem là di tích lịch sử, niềm tự hào của người dân xứ Nghệ nói riêng và Việt Nam nói chung. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, có biết bao nhiêu đoàn du khách trong lẫn ngoài nước tìm đến Làng Sen như một cách để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc và cũng để tìm lại đâu đó hình bóng của vị lãnh tụ vĩ đại. 


4. Bài Thơ Qua Đèo Ngang


Một trong những địa danh nổi tiếng được biết đến và là nguồn cảm hứng cho nền thơ ca Việt Nam đó là bài Qua Đèo Ngang được chấm bút bởi đôi bàn tay điệu nghệ của nữ tác giả Bà Huyện Thanh Quan. Ngay ở mở đầu bài thơ ta đã được tác giả giới thiệu về địa điểm nơi đây là cảnh đèo ngang. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ. Bức tranh con đèo Ngang hùng vĩ, với cảnh đẹp tự nhiên của nào là cây cỏ, hoa và lá cây kết hợp tạo thành một bức chân dung tĩnh lặng, thoáng đãng. 


Bài thơ Qua Đèo Ngang

Nhắc đến đèo Ngang, đèo Ngang tọa lạc trên dãy núi Hoành Sơn, là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang được biết đến đến là một trong những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, nên thơ nhất, và là chất liệu tuyệt vời cho nền thơ ca Việt Nam. Đèo Ngang có chiều dài hơn 6km, cao 250m so với mực nước biển, cung đường đèo quanh co, hiểm trở khá khó di chuyển.


Vẻ đẹp của đèo Ngang được biết tới là một trong những hình ảnh đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam. Và ở cuộc sống hiện đại, đèo Ngang đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thu hút nhiều bạn trẻ khám phá. Vẻ đẹp của đèo Ngang chính là nguồn cảm hứng cho thơ ca Việt Nam, và được nhiều người biết đến với những nét đẹp đơn sơ, mộc mạc, mang trong mình nét đẹp bình yên đến lạ thường. 


5. Bài Thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn


“Bài ca phong cảnh Hương Sơn” đã miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, muôn trùng núi non ẩn hiện. Qua đó tác giả Chu Mạnh Trinh đã gửi vào đó một tình yêu quê hương, đất nước da diết gắn với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt được khắc họa bằng những nét chữ đầy mê hoặc lòng người. Núi rừng Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc xanh ngát muôn trùng, non nước mây trời trùng trùng điệp điệp, ẩn vị đầy chất thơ hữu tình. 


Hương Sơn là một quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thành phố Vinh khoảng 55km. Bên cạnh đó, Hương Sơn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Hương Sơn trở thành một trong những địa điểm du lịch rất được du khách săn đó.


Đến với Hương Sơn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Việt Nam, những dòng sông hữu tình và những đồi núi tráng lệ. Đến với Hương Sơn, du khách không thể bỏ qua hai địa điểm du lịch đẹp nhất vùng này mà nhất định phải ghé thăm một lần chính là Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông toát đầy văn hóa Việt Nam và Thác Xai Phố hữu tình. Đặc biệt khi đến với Hương Sơn, du khách không nên bỏ qua đặc sản bưởi đường và cam bù, đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của người dân Hương Sơn nơi đây. 


6. Bài Thơ Đất nước


Trong bài thơ “Đất nước” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm có câu “Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ long thành thắng cảnh” và câu “Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm” đã gợi nhắc về các địa danh thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Ta có thành phố Hạ Long đẹp ngút ngàn, với muôn vàn vẻ đẹp ẩn hiện, sông Ông Đốc, cồn Ông Trang, núi Bà Đen và xã Bà Điểm là những địa danh mà Nguyễn Khoa Điềm nhắc đến. Điều đặc biệt của bài thơ “Đất nước” chính là ở chỗ, tác giả không nhắc đến một địa danh cụ thể nào mà ông luôn ca ngợi bất kỳ địa danh nào thuộc đất nước Việt Nam. 


Núi Bà Đen xuất hiện trong Thơ Đất Nước

Nguyễn Khoa Điềm đã rất tinh tế dùng cái “có” của quê hương để làm nổi bật lên hình ảnh của địa danh Việt Nam. Lấy cái đơn sơ, giản dị làm tiền đề nối tiếp cho cái lịch sử xa xưa. Gắn liền với hình ảnh của quê hương, cả bài thơ “Đất nước” như một khúc anh hùng ca, ngợi ca vẻ đẹp của đất nước Việt Nam hùng vĩ và lồng ghép vào đó những địa điểm đẹp của đất nước rồng thiêng này. Và với bất kỳ địa danh thắng cảnh nào của Việt Nam vẫn luôn là một nguồn cảm hứng dạt dào cho thơ ca Việt Nam, luôn là một đất nước đậm chất thơ bất kể là nơi nào đi nữa. 


7. Bài Thơ Thăm hồ Hoàn Kiếm


Điều đặc biệt ở bài thơ này chính là đây là bài thơ được biên soạn nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhắc đến Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Gươm với làn nước xanh êm dịu, mát lành như một tấm gương xanh biếc lung linh phản chiếu giữa lòng thành phố. 


Bài Thơ Thăm Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là tên gọi chính thức của khu di tích từ khi được công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia và nay là di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Cảnh quan khu vực Hồ Hoàn Kiếm không hùng vĩ như những ngọn núi sừng sững mà lại mang nét đẹp của chiếc gương soi cô thiếu nữ dịu dàng bên nhành hoa nhài đang tỏa hương sắc với trung tâm tín ngưỡng là đền Ngọc Sơn vốn đã tọa lạc từ rất lâu đời trên mặt hồ, là điểm đến của du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu và du lịch sinh thái đã trở thành một trong những biểu tượng và hóa đặc biệt của Thủ đô. Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm) là nơi lý tưởng hội tụ bốn mùa rực rỡ, mát mẻ, thơ mộng và mơ màng. Được mệnh danh là “trái tim” của Thủ đô Hà Nội, Hồ Hoàn Kiếm luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến với nơi này nhằm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đẩy cổ kính và đậm chất thơ. 


8. Bài Thơ Vịnh Vân Yên tự phú 


“Vịnh Vân Yên tự phú” là thơ được viết theo thể Phú, do Huyền Quang thiền sư chấp bút. Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm, miêu tả về vùng đất Hoa Yên, là đất gieo trồng cội phước và nhiều vô số kể. Đặc biệt, trong bài thơ trên, Huyền Quang thiền sư muốn nhắc đến một ngôi chùa mà ông theo tu hành xuống bấy lâu, chính là Chùa Vân Yên . Cả bài thơ như được nhuộm màu vàng êm dịu của miền đất Phật kỳ vĩ, linh thiêng. 


Chùa Vân Yên (hay còn được gọi là chùa Hoa Yên) thuộc hệ thống chùa Yên Tử tọa lạc tại Uông Bí (Quảng Ninh) là một danh lam thắng cảnh lâu đời của nước ta. Ngôi chùa cao ngút ngàn nằm yên giữa đỉnh trời bạc ngàn mây trắng mang vẻ đẹp hùng vĩ của mỹ cảnh nhân gian và là nguồn cảm hứng cho nhiều những bài thơ sau này. Kiến trúc chùa Vân Yên hiện đã không còn. Mây vốn là biểu tượng của sự phiêu bồng, thoát tục, còn khói lại xuất phát từ cuộc đời, chùa Vân Yên thể hiện sự giao hòa giữa trời đất. Mang trên mình nét đẹp hữu tình, đậm chất thơ, nơi mây và núi cùng song hành hát nên bài ca của đất trời miền đất Phật yên bình. 


9. Bài Thơ Hành Yên Bang Phủ


Theo tài liệu, bài thơ sớm nhất về Vịnh Hạ Long là thơ của vua Trần Thánh Tông. Căn cứ vào các chuyến vi hành của nhà vua, có thể ước đoán bài thơ “Hành Yên Bang Phủ” được viết khoảng từ năm 1265 – 1275. Bài thơ được cho là thơ tả cảnh Vịnh Hạ Long đậm chất thơ nhất từ trước đến nay. Từng câu thơ được vua Trần Thánh Tông mài dũa một cách sắc sảo và rõ nét nhất về thiên nhiên Vịnh Hạ Long hùng vĩ. 


Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam là điểm dừng chân quen thuộc của khách du lịch bốn phương. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và năm 2000. Vịnh Hạ Long rộng hơn 1.500km với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ với đủ các hình dáng nằm rải rác, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ, tráng lệ của vùng đất non nước bạc ngàn. Vịnh Hạ Long hiện lên trước mặt du khách bằng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo và đầy vẻ thiên nhiên của trăm nghìn hòn đảo lớn nhỏ với những hình thù riêng biệt. Đi thuyền ngắm cảnh ban ngàn, ngủ đêm trên vịnh, bay thủy phi cơ nhìn toàn cảnh từ trên cao,… là những trải nghiệm du khách nên thử ít nhất một lần. 


10. Bài Thơ Lên Tây Bắc


Bài thơ “Lên Tây Bắc” của Tố Hữu được viết vào năm 1948 và được xem là một trong những bài thơ hay nhất của ông. Bài thơ nói về cuộc chiến tranh giải phóng miền Bắc của Việt Nam. Núi rừng Tây Bắc được Tố Hữu lồng ghép vào các chi tiết trong bài thơ, thiên nhiên Tây Bắc cùng các chiến sĩ anh dũng ngày đêm chống giặc, là nơi nương tựa vững chắc cho chiến khu miền Bắc Việt Nam. 


Thơ Lên Tây Bắc

Nhắc đến Tây Bắc, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những dãy núi non hùng vĩ trùng điệp, mây giăng mắc đầy đèo, tầng tầng lớp lớp ruộng bậc thang và muôn vàn những cánh rừng nở rộ đầy hoa,…Tất cả các khung cảnh như hòa huyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp vô cùng quyến rũ trên vùng cao của đất nước. Đến với Tây Bắc, chúng ta sẽ không thể bỏ qua thung lũng Mai Châu, mùa hoa cải trắng ở Mộc Châu, con đèo Pha Đin kỳ vĩ, hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm nào,… Đến năm 2022, thiên nhiên Tây Bắc được Nhà nước ưu ái phát triển mở rộng, và gọi với cái tên là “chìa khóa phát triển du lịch bền vững”. 


Thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng trùng điệp trải dọc bất cứ nơi đâu trên mảnh đất chữ S này luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho nền thơ ca Việt Nam từ trước đến nay. Bất cứ nhà thơ người Việt Nam yêu nước đều sẽ luôn mang hình ảnh thiên nhiên đất nước đậm chất thơ lồng ghép vào từng câu thơ như một cách để thể hiện lòng yêu nước luôn ẩn trong mỗi con người Việt Nam. 


Biên tập và tổng hợp bởi đội ngũ Thầy Đoàn Nhược Quý dựa trên Kiến Thức, Trải Nghiệm Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc của Thầy Đoàn Nhược Quý trong dự án Lifelong Learning nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, kết nối và chia sẻ kiến thức Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc đến các Học Viên Thầy Đoàn Nhược Quý trong Chương Trình Phát Triển Nghệ Sĩ Online 1 kèm 1.

Related Posts

See All

Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page