Thị trường âm nhạc Việt Nam thay đổi liên tục thông qua thị hiếu người nghe ở từng thời đại khác nhau. Nền âm nhạc Việt chuyển biến không ngừng, từ đó đã giúp cho nhiều thể loại nhạc khác nhau vụt lên nhưng cũng sẽ có lúc nhường lại ánh hào quang cho một dòng nhạc khác. Vậy thì đâu là những dòng nhạc đang được ưa chuộng nhất hiện nay? Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu nhé.
1. Thời đại hoàng kim của thể loại nhạc Pop Việt
Nhạc pop có nguồn gốc từ rock and roll, là một thể loại âm nhạc phổ biến và rộng lớn, thường được tạo ra để có sức ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng người nghe. Nhạc pop Việt có đặc điểm chung là dễ nghe, dễ nhớ và thường mang tính chất thương mại cao. Nhạc pop là một thể loại của nhạc đương đại trong làng nhạc đại chúng. Các ca khúc trong nhạc Pop thường nói tới tình yêu, xúc cảm và sự nhảy múa với giai điệu và nhịp điệu, âm nhạc cũng mềm hơn. Một số ca sĩ nổi trội trong làng nhạc Pop Việt như Sơn Tùng MTP, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, Tóc Tiên, Bích Phương,… Trong đó, Sơn Tùng MTP được gọi mệnh danh là “Hoàng Tử Vpop” với bản hit “Nơi này có anh” đạt hơn 326 triệu lượt xem trên nền tảng youtube.
Hiện nay, V-pop ngày nay chịu ảnh hưởng bởi nền âm nhạc C-pop, K-pop, Âu-Mỹ,… tạo nên những màu sắc khác nhau cho nền âm nhạc Việt Nam thêm phong phú. Thể loại này thường phản ánh xu hướng và thị hiếu âm nhạc của thời đại, do đó nhạc Pop Việt thường xuyên biến đổi theo thời gian. Nghệ sĩ Pop Việt nổi tiếng thường được biết đến với sự đa dạng trong âm nhạc và họ thường có sức ảnh hưởng lớn đến nền thị trường âm nhạc Việt.
2. Sự lên ngôi của Rap
Bắt nguồn từ nền âm nhạc Âu – Mỹ và cùng với sự phát triển vượt bậc của giới underground trong Vpop, nhạc Rap Việt đã có bước chuyển mình đầy ấn tượng trong thời gian gần đây. Năm 2020, sân chơi âm nhạc Việt được “thống lĩnh” bởi hai chương trình dành cho dòng nhạc Rap, gồm Rap Việt và King of Rap, mở ra một thời kỳ hoàng kim mới cho dòng nhạc Rap Việt.
Rap đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng lúc thịnh lúc suy, bởi lẽ có xuất thân từ underground. Và để có câu thần chú để chính thức đánh thức dòng nhạc đầy thú vị và nổi loạn này chính là phát súng khởi đầu của chương trình Rap Việt với sự góp mặt của dàn Rapper nổi tiếng khắp Việt Nam.
Từ “thế giới ngầm” đến trở thành một thị trường đại chúng, dòng nhạc Rap Việt đang nổi lên như diều gặp gió nhờ thị hiếu và gu âm nhạc của thế hệ mới. Rap Việt hiện đang là một dòng nhạc chiếm lĩnh các bảng xếp hạng âm nhạc trong thị trường Việt Nam. Một số các Rapper nổi bật hiện nay như Đen Vâu, Binz, TLinh, Justatee, Double 2T,… Các Rapper cũng collab với các ca sĩ nhạc Pop Việt cho ra mắt các sản phẩm âm nhạc ấn tượng, mới lạ và thu hút hàng triệu lượt xem trên các nền tảng âm nhạc.
3. Dòng nhạc Ballad sâu lắng, nhẹ nhàng
Nhạc Ballad là một thể loại âm nhạc mà chủ đề chính thường xoay quanh tình cảm, cảm xúc sâu sắc và thường được biểu đạt qua các bản nhạc slow tempo với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng cùng ca từ chân thành, tình cảm. Các bản nhạc Ballad thường là một câu chuyện tình yêu, đau khổ hoặc các chủ đề cảm xúc khác. Nhạc Ballad thường da diết, êm ái nhưng đôi khi lại khiến cảm xúc của người nghe phải dấy lên những hồi thổn thức, cũng vì tính chất đó mà nhạc Ballad thường rất được chuộng nghe nhiều tại thị trường âm nhạc Việt Nam, chiếm giữ một phần thị trường âm nhạc Việt trong suốt những năm qua mà chưa bao giờ có dấu hiệu vơi đi.
Dòng nhạc Ballad không giới hạn trong việc sử dụng các yếu tố âm nhạc khác nhau và có thể xuất hiện trong nhiều dạng khác nhau như pop ballad, rock ballad hay R&B ballad. Các ca sĩ thể hiện dòng nhạc Ballad thường là những ca sĩ theo trường phái nội lực cảm xúc, có kỹ thuật thanh nhạc ở mức tốt bởi một bài Ballad cần phải được thể hiện qua các cao trào, nút thắt đưa người nghe từ khung bậc cảm xúc này đến một khung bậc cảm xúc khác. Các ca sĩ như Hồ Quỳnh Hương, Noo Phước Thịnh, Bảo Anh, Trung Quân Idol, Bùi Anh Tuấn, Uyên Linh, Anh Tú,… là những cái tên thể hiện dòng nhạc Ballad thành công nhất Việt Nam. Các khúc như “ Duyên do trời, phận tại ta” (ca sĩ Anh Tú), “Gặp lại năm ta 60” (ca sĩ Orange), “Sau lời từ khước” (ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh),… đang là những bản nhạc chiếm lĩnh thị trường ballad hiện nay.
4. Bolero – Những bản tình ca vàng bất hủ
Dòng nhạc Bolero đã quá quen thuộc với chúng ta, đây là những bản nhạc tồn tại và song hành cùng với năm tháng. Bolero là dòng nhạc trữ tình có nguồn gốc từ Tây Ban Nha du nhập sang Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1950.
Các bài nhạc Bolero thường mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng lại mang một chút hoài niệm, cổ xưa. Bolero được thực hiện bởi các nhạc sĩ với nhiều phong cách khác nhau, tạo ra một loạt các bản nhạc với sự đa dạng. Các nhạc sĩ thường thổi vào lời ca của dòng nhạc Bolero những ngôn ngữ đầy tình cảm và lãng mạn, tạo ra một câu chuyện về tình yêu đôi lứa, về tình yêu đất nước, về tình yêu gia đình,… Dòng nhạc Bolero có nhịp điệu chậm, lời ca đầy tình cảm, âm nhạc đa dạng, sử dụng nhiều loại nhạc cụ, và đã cho ra đời nhiều những tác phẩm nổi tiếng, vang danh một thời như “Liên khúc Qua cơn mê”, “Chiều Tây Đô”, “Quê hương bỏ lại”, “Một mai giã từ vũ khí”,…
Trong thế giới âm nhạc Việt Nam, Bolero là một thể loại âm nhạc đã tồn tại từ rất lâu đời và có một chỗ đứng khá vững trên thị trường âm nhạc Việt Nam. Mặc dù ngày nay, âm nhạc Việt đã và đang du nhập khá nhiều các thể loại âm nhạc khác nhau có sức hút và mang tính mới lạ hơn dòng nhạc Bolero nhưng dù vậy, Bolero vẫn luôn là một biểu tượng đặc trưng đẹp đẽ cho nền âm nhạc Việt, bằng minh chứng trong việc Bolero đã được UNESCO chính thức tôn vinh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo đề nghị của Cuba và Mexico.
5. Làn sóng R&B hiện đại
R&B là dòng nhạc mang sự kết hợp hài hòa của 3 dòng nhạc: Jazz, Blues và Nhac phúc âm. Ba dòng nhạc này hòa vào nhau tạo nên những bản nhạc tuyệt vời, lúc mềm mại, nhẹ nhàng, lúc gai góc, mạnh mẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người nghe. R&B được mệnh danh là âm nhạc của trái tim và linh hồn, bởi lẽ đây chính là dòng nhạc mà người hát phải đặt cả linh hồn nghệ sĩ và cảm xúc của trái tim, cùng hòa làm một mới có thể thể hiện trọn vẹn được ý nghĩa sâu xa của dòng nhạc này.
Nếu vài năm trước, R&B vẫn bị xem là khá kén khán giả ở Việt Nam thì giờ đây, cùng với sự lớn mạnh của thế hệ nghệ sĩ Gen Z, điều ấy đã và đang dần có sự thay đổi đáng kể. Các ca khúc R&B xuất hiện thường xuyên trong những danh sách phát nhạc phổ biến trên các nền tảng nhạc số là minh chứng rõ ràng nhất.
Khác với các dòng nhạc khác, R&B Việt không theo một khuôn khổ của bất kỳ sự quy định nào, các ngôn từ, âm điệu và ý nghĩa của bài hát thường có sự biến hóa đa dạng không theo quy củ, tùy vào người sáng tác. Đa phần các nghệ sĩ đi theo con đường R&B là các nghệ sĩ Gen Z với niềm cảm hứng sáng tác vô tận, và đặc biệt là các ca khúc thường chỉ được sáng tác bởi đúng người hát. Các các tên đang gây bão nền âm nhạc Việt Nam theo phong cách R&B phải kể đến như Wren Evans, Mỹ Anh, Hoàng Dũng, Kim Chi Sun,… Đặc biệt là dòng nhạc R&B được biết đến rộng rãi nhờ sự thành công của album “Loi Choi” do Wren Evans sáng tác và thể hiện.
Nền thị trường âm nhạc Việt Nam biến chuyển không ngừng với liên tục những sự du nhập của nhiều các dòng nhạc khác nhau trên thế giới. Thị hiếu người nghe nhạc Việt Nam thay đổi dựa trên những đặc điểm mới lạ, thu hút, ý nghĩa và tính sáng tạo của các ca khúc Việt ở bất kỳ dòng nhạc nào. Hy vọng qua bài viết sau, bạn đọc có thể biết được đâu là những dòng nhạc đang có vị trí quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam.
Comentários