top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN CA KHÚC TRONG THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, vấn đề bản quyền ca khúc trong lĩnh vực âm nhạc đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ nghệ sĩ và công chúng. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm và tranh chấp liên quan đến bản quyền vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi.


1. Bản quyền và tầm quan trọng của bản quyền 

1.1. Bản quyền bài hát là gì?


Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) quy định như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.


Ngoài ra, Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/02/2018 cũng quy định về tác phẩm âm nhạc như sau: “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.


Như vậy, bản quyền âm nhạc có thể hiểu đơn giản là quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mà mình tạo ra.


Tầm quan trọng của bản quyền
Tầm quan trọng của bản quyền. Ảnh: Dreamstime

1.2. Điều kiện bảo hộ bản quyền âm nhạc


Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), tác phẩm âm nhạc được bảo hộ “phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”.


Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), nhà nước “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.”


1.3. Nội dung bản quyền âm nhạc

Theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:


Điều 19. Quyền nhân thân 

Quyền nhân thân bao gồm:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.


Điều 20. Quyền tài sản 

Quyền tài sản bao gồm:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp;

- Sao chép tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào;

- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.


*Lưu ý: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.


Tìm hiểu kĩ về luật để tránh các rủi ro
Tìm hiểu kĩ về luật để tránh các rủi ro. Ảnh: LTT & Lawyers

1.4. Tầm quan trọng của bản quyền âm nhạc


Mỗi bản nhạc là chất xám, mang ý nghĩa to lớn đối với cả người sáng tác lẫn chủ sở hữu bản quyền. Vì vậy, việc đăng ký bản quyền âm nhạc chính là cách thức hữu hiệu nhất để tác giả, người sở hữu có thể bảo vệ, khai thác và phát triển các tác phẩm của mình.


Khi tạo ra tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên tiến hành xin giấy chứng nhận bản quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tác phẩm của mình được bảo hộ một cách tốt nhất theo quy định pháp luật, chống lại các hành vi xâm phạm quyền lợi của mình.


2. Thực trạng hiện nay của vấn đề bản quyền ca khúc


Bản quyền âm nhạc không chỉ đảm bảo quyền lợi cho tác giả và người sở hữu bản quyền mà còn góp phần giúp cho nền công nghiệp âm nhạc ngày càng trong sạch và lành mạnh hơn. 


Tuy nhiên, vấn đề về bảo vệ quyền tác giả âm nhạc hiện nay vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức chưa được giải quyết một cách toàn diện, cụ thể như sau:


2.1. Tác quyền âm nhạc trên môi trường số


Theo báo cáo tại Diễn đàn thường niên Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 tại TP.HCM, tại Việt Nam, công chúng chủ yếu nghe nhạc trên môi trường số, cụ thể là các nền tảng phát nhạc hoặc video. Vì vậy, có đến khoảng 80% doanh thu từ bản quyền âm nhạc đến từ các nền tảng này. Ngoài ra,  trong bối cảnh các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) đang phát triển rất nhanh, mô hình tiêu thụ và sáng tạo nội dung cũng đang có sự thay đổi đáng kể. Những điều kể trên đang đồng thời tạo ra cả những cơ hội lẫn thách thức dành cho thị trường âm nhạc hiện đại.


Các nền tảng phổ biến và tiêu chí lựa chọn nền tảng nghe nhạc của người dùng Việt. Ảnh: Đại học RMIT Việt Nam.
Các nền tảng phổ biến và tiêu chí lựa chọn nền tảng nghe nhạc của người dùng Việt. Ảnh: Đại học RMIT Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các nền tảng số và mạng xã hội đã tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến việc bảo hộ bản quyền âm nhạc trên Internet trở nên khó khăn và phức tạp hơn bao giờ hết.


2.2. Tranh chấp bản quyền âm nhạc giữa tác giả và nghệ sĩ


Dù nhận thức về bản quyền ca khúc đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên việc vi phạm bản quyền, tranh chấp bản quyền vẫn là câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết.


Vào cuối tháng 10/2023, ngành giải trí được dịp xôn xao khi vụ tranh chấp bản quyền âm nhạc giữa ca sĩ Noo Phước Thịnh và nhạc sĩ Đỗ Hiếu trở thành tâm điểm chú ý của công chúng. Từ vụ việc này, nhạc sĩ Đỗ Hiếu đã đăng bài viết trên trang chính thức để tuyên bố cấm Noo Phước Thịnh biểu diễn 8 ca khúc mà anh sáng tác. Tuy nhiên, những vụ tranh chấp về bản quyền âm nhạc giữa các nghệ sĩ và tác giả, cũng như giữa tác giả và các công ty sản xuất, khai thác sản phẩm âm nhạc không phải là điều hiếm gặp trong showbiz Việt. Ví dụ, trước đó, ca sĩ Đan Trường cũng bị nhạc sĩ Đình Dũng tố cáo về việc sử dụng ca khúc "Từng yêu" trong suốt 2 năm mà không có sự cho phép của anh, hay như câu chuyện giữa ca sĩ Ngọc Mai và Xesi với bản quyền ca khúc “Túy âm”,...


Vụ tranh chấp giữa nhạc sĩ Đỗ Hiếu và ca sĩ Noo Phước Thịnh. Ảnh: Saostar
Vụ tranh chấp giữa nhạc sĩ Đỗ Hiếu và ca sĩ Noo Phước Thịnh. Ảnh: Saostar

2.3. Thiếu rõ ràng khi thỏa thuận chuyển giao quyền tác giả


Trong năm 2023, Trung tâm Bảo vệ Bản quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thông báo khởi kiện hơn 40 vụ vi phạm bản quyền, trong đó có hơn 20 vụ vẫn đang trong quá trình xử lý. Ở nhiều vụ vi phạm, việc xử lý gặp nhiều khó khăn do các tác giả chỉ thỏa thuận bằng miệng, qua tin nhắn hoặc cuộc gọi với các công ty phát hành ca khúc chứ không hề thông qua các thủ tục giấy tờ pháp lý. Đặc biệt, do tác giả thiếu kiến thức về luật bản quyền nên việc bán đứt bản quyền ca khúc cũng gặp phải nhiều nguy cơ rủi ro. (2)


Trong năm 2022, theo ước tính có đến 80% số vụ vi phạm bản quyền tại Việt Nam xảy ra trên nền tảng số, gây thiệt hại lên đến 7.000 tỷ đồng. (3)


Website chính thức của Trung tâm Bảo vệ Bản quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC)
Website chính thức của Trung tâm Bảo vệ Bản quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC)

3. Các biện pháp bảo vệ bản quyền ca khúc

3.1. Vì sao cần bảo vệ bản quyền ca khúc?


Vấn đề vi phạm bản quyền ca khúc hiện nay vẫn đang diễn ra một cách ngang nhiên ở nhiều hình thức khác nhau, với sự tham gia của nhiều đối tượng. Tình trạng này không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tác giả và các công ty sản xuất, khai thác âm nhạc mà còn gây sức ép đến ngành công nghiệp âm nhạc.


Điều đáng lưu ý là vấn đề này không chỉ là lỗi từ các đối tượng vi phạm mà còn phần nào xuất phát từ sự vô ý hoặc thiếu hiểu biết của tác giả. Có nhiều trường hợp, tác giả hoặc người sở hữu tác phẩm không có đầy đủ kiến thức về quyền tác giả hoặc không quan tâm đến việc bảo vệ quyền tác giả của mình.


Theo thống kê của bộ phận pháp chế tại Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), số lượng các vụ vi phạm bản quyền ca khúc và quyền tác giả đang có dấu hiệu gia tăng. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với cả ngành công nghiệp âm nhạc và pháp luật, yêu cầu tăng cường áp dụng các biện pháp bảo vệ bản quyền cũng như sự nâng cao ý thức về quyền tác giả trong xã hội.


Tăng cường các biện pháp bảo vệ bản quyền, nâng cao ý thức về quyền tác giả. Ảnh Thư Viện Pháp Luật
Tăng cường các biện pháp bảo vệ bản quyền, nâng cao ý thức về quyền tác giả. Ảnh Thư Viện Pháp Luật

3.2. Nhạc sĩ, tác giả cần trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình


Theo nội dung trao đổi với báo Thanh niên trong bài đăng “Lại tranh chấp bản quyền ca khúc: Đâu là 'vấn đề của chúng ta'?” được đăng tải ngày 07/01/2023, Luật sư Phan Vũ Tuấn - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam cho rằng tác giả cần chủ động chứng minh quyền tác giả và quyền liên quan, cụ thể là: “Dù quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ tự động ngay khi tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình được định hình, nhưng bằng việc lưu giữ các bằng chứng hoặc đăng ký chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả, các nghệ sĩ có thể chủ động và đơn giản hóa việc chứng minh quyền của mình trong trường hợp phát sinh các tranh chấp liên quan”.


Luật sư còn cho biết thêm, về phía nghệ sĩ, việc tốt nhất để tự bảo vệ là nắm rõ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình: “Nghệ sĩ có thể tìm đến những người có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để nhận tư vấn về phạm vi và giới hạn của các quyền của mình, và nếu có thể, nên thực hiện ngay sau khi hoàn thiện tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình”. (4)


Luật sư Phan Vũ Tuấn - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam
Luật sư Phan Vũ Tuấn - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Anhe: Lawfirmvietnam

3.3. Ứng dụng công nghệ số vào việc bảo vệ bản quyền


Để hạn chế và đối phó với hành vi vi phạm bản quyền, nhiều đơn vị và tổ chức đã ứng dụng công nghệ số vào việc theo dõi, khai thác và quản lý việc sử dụng các tác phẩm giải trí trên Internet. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) là một ví dụ điển hình.


VCPMC đã áp dụng các phần mềm như Mis@asia và Cisnet để số hóa, lưu trữ và trao đổi dữ liệu quốc tế, đối soát tác phẩm và phân phối tiền nhuận bút từ việc sử dụng tác phẩm. Điều này cho phép VCPMC theo dõi và giám sát việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua một bảng điều khiển tương tác đa chức năng.


Bảo vệ bản quyền nội dung số DRM. Ảnh: Thủ Đô Multimedia
Bảo vệ bản quyền nội dung số DRM. Ảnh: Thủ Đô Multimedia

3.4. Mức phạt cho hành vi vi phạm bản quyền


Bên cạnh các nỗ lực hạn chế vi phạm bản quyền ca khúc, không thể không kể đến vai trò của pháp luật. Việc có những quy định rõ ràng và nghiêm túc trong văn bản pháp luật giúp tăng cường ý thức về việc tuân thủ quyền tác giả và ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền. Ngoài ra, chế tài pháp luật cũng giúp giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm một cách công bằng và hiệu quả.


Theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), tổ chức hoặc cá nhân nào có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền ca khúc nói riêng có thể bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hình sự, hoặc dân sự, phụ thuộc vào tính chất và mức độ của vi phạm.


Mức phạt cho hành vi vi phạm bản quyền. Ảnh: AccGroup
Mức phạt cho hành vi vi phạm bản quyền. Ảnh: AccGroup

- Xử lý vi phạm bằng biện pháp dân sự:“Điều 202. Các biện pháp dân sự

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”

- Xử lý vi phạm bằng biện pháp xử phạt hành chính:

“Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”


- Xử lý vi phạm bằng biện pháp xử phạt hình sự:

“Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”


Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật cũng cần sự phối hợp chặt chẽ và quyết liệt từ các cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời cần sự hợp tác từ cộng đồng và các bên liên quan. Chỉ khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp pháp luật, giáo dục ý thức và thực thi công bằng, việc bảo vệ bản quyền ca khúc mới thực sự có hiệu quả.


3.5. Quan trọng nhất vẫn là sự tôn trọng tác quyền


Hơn cả việc bảo vệ quyền tác giả từ các cơ sở pháp lý, điều tác giả cần nhất vẫn là sự tôn trọng từ các nghệ sĩ và công ty khai thác ca khúc. Việc một ca sĩ hay đơn vị sản xuất, khai thác tác phẩm dành sự tôn trọng đối với tác giả không chỉ mang lại sự động viên và khích lệ mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc nói chung.


Ca sĩ cần có sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: Advertising Vietnam
Ca sĩ cần có sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: Advertising Vietnam

Qua bài viết, chúng ta đã thấy rõ sự phức tạp của vấn đề bản quyền ca khúc trong thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường sáng tạo lành mạnh và minh bạch, nơi mà quyền lợi của tất cả các bên được tôn trọng và bảo vệ. Chỉ khi đó, ngành công nghiệp âm nhạc mới có thể phát triển bền vững và mang lại giá trị cao nhất cho cả những người sáng tạo và công chúng.


*NGUỒN THAM KHẢO:

(1) Các trích dẫn luật được trích từ Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(2), (3): Bảo vệ bản quyền âm nhạc: Rủi ro từ sự thiếu rõ ràng - vtv.vn

(4): Lại tranh chấp bản quyền ca khúc: Đâu là 'vấn đề của chúng ta'? - thanhnien.vn

(5): Ứng dụng công nghệ số vào việc bảo vệ bản quyền các tác phẩm giải trí - laodong.vn https://laodong.vn/cong-nghe/ung-dung-cong-nghe-so-vao-viec-bao-ve-ban-quyen-cac-tac-pham-giai-tri-1260723.ldo 



Comentários


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page