top of page
Huỳnh Sơn YT

VIOLIN - Những Thứ Cần Biết Về Đàn Violin

Như mọi người đã biết thì trên thế giới có rất nhiều loại đàn phổ biến trên thế giới. Mỗi loại đàn sẽ có cách chơi và âm sắc khác nhau, đã tạo nên cho thế giới âm nhạc vô cùng phong phú.


Có lẽ chúng ta ai cũng đã từng nghe qua về 1 loại nhạc cụ có tên là PIANO. Một loại đàn vô cùng phổ biến trên thế giới mà hầu như trong các buổi hòa nhạc nào sẽ cũng có 1 người chơi loại nhạc cụ này. Hơn thế nữa, nhạc cụ PIANO là một trong các loại nhạc cụ có sức hút nhất hiện nay và được mệnh danh là vua của các loại nhạc cụ. Nếu trong thế giới nhạc cụ, có vua thì ắt hẳn sẽ có nữ hoàng. Và trong thế giới nhạc cụ thì loại đàn được mệnh danh là nữ hoàng của các nhạc cụ được gọi tên là VIOLIN.


1. Violin là gì?


Đàn Violin hay còn được gọi theo tên gọi tiếng Việt là đàn Vĩ cầm và còn có tên gọi khác là Tiểu Đề cầm. Là một loại đàn có kích thước nhỏ nhất và có âm vực cao nhất trong họ Vĩ cầm. Ngoài Violin thì họ Vĩ cầm có thêm những loại khác như Viola, CelloContrebasse.



2. Kích cỡ


Vĩ cầm có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với người chơi đàn. Ngoài cỡ lớn nhất 4/4, còn có cỡ 3/4, 1/2, 1/4, 1/8, 1/10, 1/16, 1/32, thậm chí là 1/64. Đàn với kích cỡ nhỏ thường hiếm được sản xuất và chủ yếu là được đặt hàng riêng. Độ dài của riêng phần hộp đàn đối với cỡ 4/4 là khoảng 14 inch (35 cm), cỡ 3/4 là khoảng 13 inch (33 cm) và cỡ 1/2 là khoảng 12 inch (30 cm).



3. Cấu tạo đàn Violin


Đàn Violin gồm có 4 dây, mỗi dây cách nhau 1 quãng 8 đúng. Thân Vĩ cầm hầu như được làm toàn bộ bằng gỗ và thường được làm chủ yếu bằng các loại gỗ như gỗ phong, vân sam... Hai bên hông và cổ được làm bằng gỗ thông.


Nhìn từ phía trước, thân vĩ cầm có thể chia làm ba bộ phận: phần trên và phần dưới nở rộng, phần giữa hẹp giới hạn bởi hai chữ C quay lưng vào nhau. Hai khe hình chữ S và tấm nâng nằm ở gần như chính giữa thân đàn. Phía trên thân đàn là cần đàn, tiếp đến là hộp chốt và cuộn xoắn ốc.


Cần đàn, hộp chốt và cuộn xoắn thường được tạc từ một mảnh gỗ nguyên. Gắn liền với cần đàn và kéo dài xuống đến phần giữa của thân đàn là bàn phím. Bàn phím là một thanh gỗ, thường là gỗ thông, được đẽo cong về hai bên và được dán lên cần đàn. Nơi tiếp nối giữa bàn phím và hộp chốt có một mảnh gỗ nhô lên đỡ lấy dây đàn gọi là mấu. Hộp chốt gồm bốn chốt lên dây. Người ta thường dùng gỗ mun để làm các chốt lên dây, bàn phím và mấu, ngoài ra có thể dùng các loại gỗ khác có màu tối như hoàng dương hoặc hồng mộc.


Chốt mắc dây gắn ở phần dưới thân đàn, thường được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối, nhưng ngày nay có thể làm bằng nhựa hoặc các vật liệu tổng hợp.

Chốt mắc dây vừa dùng để gắn dây với thân đàn, vừa có thể dùng để lên dây với biên độ hẹp và độ chính xác cao.


Ngựa đàn là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn, truyền dao động của dây đến cột trụ và thanh dọc bên trong. Ngựa đàn không bị gắn chặt vào thân đàn mà được các dây đàn giữ ở đúng vị trí.


Các khe hình chữ S ở hai bên ngựa đàn, làm nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn, tạo nên âm thanh. Ngoài ra các khe hình chữ S còn cho phép tiếp cận với những phần bên trong hộp đàn nếu cần sửa chữa.


Bên trong vĩ cầm có hai bộ phận quan trọng: que chống và thanh dọc. Que chống bị kẹp giữa mặt trước và mặt sau của đàn, còn thanh dọc thì được dán lên phía trong của mặt trước, song song với dây đàn.

Ngoài chức năng tăng cường sức chịu lực của mặt đàn, hai bộ phận trên còn có tác dụng truyền dao động của dây xuống hộp đàn.


Dây vĩ trước kia được làm từ ruột ngựa (hoặc trâu, bò, cừu). Ngày nay dây đàn có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp và được bọc ngoài bởi dây kim loại.

Dây mi thường không được bọc ngoài và làm bằng thép trần hoặc được mạ vàng. Người chơi vĩ cầm thường phải thay dây khi nó không còn giữ được âm thanh và độ căng như ban đầu.


Theo truyền thống, vĩ được làm bằng gỗ còn dây vĩ được làm từ lông đuôi ngựa, nhưng cũng có lúc lông nhân tạo được dùng để thay thế. Ngày nay, người ta còn dùng thủy tinh hữu cơ và sợi carbon để làm vĩ. Dây vĩ được phủ colophane (nhựa thông) định kì để làm tăng độ ma sát với dây đàn.


Dây vĩ được kéo căng nhờ một con ốc gắn ở quai (bộ phận mà người chơi giữ lấy khi đang chơi đàn). Vĩ dành cho Violin dài khoảng 29 inch (75 cm), rộng 3 cm và nặng khoảng 60g.


4. Cách lên dây đàn

Cách lên dây của đàn Vĩ cầm thường được điều chỉnh bằng cách vặn chốt hoặc dùng dụng cụ chỉnh gắn trên chốt mắc dây. Dây vĩ cầm được lên với cao độ Sol - Rê - La - Mi (từ dây 1 đến dây 4).


Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người chơi có thể lên dây không đúng với cao độ chuẩn, ví dụ dây Sol được điều chỉnh lên một cung thành La. Cách lên dây không đúng chuẩn này được gọi là ''scordatura'' hoặc ''cross-tuning''. Ví dụ như trong ''Danse Macabre'' của Saint-Saëns, đàn violin solo có dây mi được hạ thấp xuống thành mi giáng hoặc trong chương thứ ba của bản ''Contrast'' (Béla Bartók), dây mi cũng được hạ xuống thành mi giáng và dây sol được nâng lên thành sol thăng.


Thông thường, người chơi lên dây la trước tiên (440 Hz) sau đó kéo hai dây liền một lúc để kiểm tra cao độ.


5. Một số ưu điểm của đàn Violin


Có kích thước nhỏ gọn và có thể mang đi đến bất kỳ nơi đâu, bất kể thời điểm đêm ngày, rất thích hợp cho những bạn vì công việc hoặc học hành chỉ có thể tập buổi tối mà sợ phiền người khác.

Với cây Violin và tai nghe, bạn có thể thỏa sức vùng vẫy và phiêu diêu trong không gian của chính bạn mà không gây ảnh hưởng đến người khác.


6. Lịch sử


Theo ghi nhận của lịch sử thì nhạc cụ bộ dây này đã xuất hiện từ rất lâu, từ những cây đàn có cấu trúc đơn giản và còn chưa được nhiều người sử dụng, thì hiện nay cấu trúc của Violin đã hoàn thiện hơn và cũng được sử dụng phổ biến hơn.


Nhạc cụ dây dùng vĩ theo ghi nhận đã xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ thứ IX ở khu vực Trung Á. Song ở các khu vực và các quốc gia khác nhau nhạc cụ này sẽ có những đặc điểm khác biệt riêng. Sau đó nhạc cụ dây được phát triển sang các nước khác như Ba Tư, Ả Rập, Bắc Phi và khu vực Châu Âu.

Những người thuộc dân tộc TurkMông Cổ được xem như là những nhạc công đầu tiên sử dụng nhạc cụ dây dùng vĩ.


Nhạc cụ dây trước đây gồm có 2 dây, cả dây đàn và vĩ đều được làm từ lông đuôi của ngựa. Ở thời điểm này, nhạc cụ dây được chia làm 2 loại là the "rebec" xuất xứ từ Tây Ban Nha và Ả Rập. Loại thứ hai là "fiddle", loại nhạc cụ này được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu cho đến thế kỷ XVI.

Nhạc cụ dây lan rộng đến Trung Quốc, Ấn Độ, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) và Trung Đông, sau đó được phát triển thành đàn erhu, đàn rebab, đàn lyra và đàn esraj.


Vào cuối thế kỷ XV, sự kết hợp của các đặc điểm nhạc cụ dây thời trung cổ đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của 2 họ nhạc cụ gồm the viola da gamba khi chơi được giữ bằng hai đầu gối và the viola da braccio khi chơi được giữ bởi vai và cánh tay. Không chỉ khác nhau về cách sử dụng đàn trong khi chơi, mà 2 họ nhạc cụ này cũng có sự khác nhau về đặc điểm, cấu tạo và âm thanh.


Chính họ nhạc cụ the viola da braccio đã là tiền đề cho Violin xuất hiện vào khoảng 1520 – 1550 ở Ý. Và Ý trở thành “cái nôi” của nhạc cụ Violin. Ban đầu, Violin chỉ được thiết kế và sản xuất với 3 dây, sau này vào năm 1550, đàn mới xuất hiện với cấu tạo gồm 4 dây, đó là thành quả của nghệ nhân Amati.


Cũng chính từ thời điểm này mà Violin đã phát triển mạnh mẽ, thay thế tất cả các nhạc cụ dây khác. Lịch sử âm nhạc phương Tây thời điểm đó cũng chịu những ảnh hưởng sâu sắc bởi kỹ thuật chơi và khả năng biểu diễn đàn Violin. Nhưng thời điểm này, hầu như Violin chỉ được sử dụng cho tầng lớp quý tộc và thương gia.


Thời kỳ hoàng kim của nhạc cụ dây này được ghi nhận vào khoảng năm 1660 – 1750 với sự xuất hiện của nhiều trường nổi tiếng như trường Cremonese, Brescian,…đây là những trường chuyên đào tạo các nghệ nhân sản xuất đàn Violin có tiếng.


Các cuộc cách mạng ở Pháp trong khoảng những năm 1800 đã tác động mạnh mẽ đến thế giới âm nhạc, nếu như trước đây Violin chỉ được sử dụng cho giới quý tộc và tầng lớp tư sản thì hiện tại, Violin đã sử dụng trong những buổi biểu diễn công chúng.


Với những đòi hỏi về âm thanh và kích thước mà đàn có những cải tiến mới, cải tiến được xem là cột mốc của Violin diễn ra ở thế kỷ XIX, ngựa đàn được thiết kế tang lên để tang âm cho âm thanh, các góc bấn của phím đàn cũng theo đó mà thay đổi, vĩ lúc này cũng được gia tăng về chiều dài.


7. Top những nghệ sĩ chơi Violin hay nhất thế giới mà có thể bạn đã biết


Niccolo Paganini (1782-1840) là một nghệ sĩ chơi violin, guitar và nhà soạn nhạc người Ý. Ông được coi là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử, dù rằng không thể xác thực điều này bằng những băng ghi âm các tác phẩm ông trình diễn.


Nhưng dù thế kỷ 19 có nhiều nghệ sĩ xuất chúng, thì cái tên Paganini vẫn được nhắc tới như một bậc thầy xuất chúng nhất. Người ta đồn thổi rằng ông đã “ bán linh hồn cho quỷ dữ” để có được khả năng thần kỳ này.


Pablo de Sarasate (1844 – 1908) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin người Tây Ban Nha. Ông bắt đầu biểu diễn trước công chúng từ năm 8 tuổi. Từ năm 1859, sarasate lưu diễn với nhiều thành công vang dội tại các quốc gia châu Âu, Á, Bắc, Nam Mỹ.

Các sáng tác của ông có âm thanh mềm mại và phong cách hết sức tinh tế.


Antonio Vivaldi (1678 -1741) là một nhà soạn nhạc người Ý thời kỳ Baroque. Ông chính là đối thủ của Corelli. Âm nhạc của ông nhạt dần và rơi vào quên lãng sau khi ông chết. Cho đến khi Fritz Kreisler và Alfred Casella làm sống lại ở thế kỷ 20. Ở độ tuổi hai mươi ông đã trở lên nổi tiếng tại Ý và Pháp. Bộ concerto cho vĩ cầm mang tên Bốn mùa ( Le Quattro stagioni) trở thành bất hủ.


Arcangelo Corelli (1653-1713), và bạn sẽ tự hỏi “làm thế nào biết ông ấy đã chơi ra sao?”. Vâng, ngay cả ngày nay, hầu hết các nghệ sĩ Vĩ cầm vẫn bị ảnh hưởng bởi ông. Corelli là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin, nhà sư phạm nổi tiếng người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng nhất thời Baroque.


Corelli có những cống hiến lớn về sáng tác với những bản Sonata da camera và những bản Concerto Grossi, các bản sonata độc tấu. Các bản Concerto cuar Johann Sebastian Bach và George Frideric Handel đều dựa vào đó mà phát triển lên.


Jascha Heifetz (1901-1987) là một nghệ sĩ lớn của thời đại ghi âm hiện đại. Heifetz (1901-1987), là một trong số rất ít hiếm có, người có thể chơi nốt cao cuối bản Violin Concerto của Tchaikovsky với kỹ thuật 5 lần rung trong một giây hoặc lâu hơn chút. Nó đã đã trở thành bản ghi âm huyền thoại.


Ngoài ra còn phải kể đến cái tên Sarah Chang - Nghệ sĩ vĩ cầm hàng đầu thế kỷ 20. 6 tuổi bước chân vào trường dạy nhạc danh tiếng Juilliard với người thầy đầu tiên - Dorothy DeLay huyền thoại, 25 năm qua tiếng đàn của Sarah Chang luôn trói người nghe trong một cảm giác duy nhất: Nghe để suy nghĩ.


Nhạc cụ này có lịch sử khá lâu đời và những biến động trong lịch sử về Violin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có cái nhìn khác về Violin.







Tác giả bài viết: Huỳnh Sơn YT

Học viên Thầy Đoàn Nhược Quý

Related Posts

See All

Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page