Ngày nay có lẽ, âm nhạc chính là món ăn tinh thần hữu hiệu cho những ai đang trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và mọi áp lực, bộn bề, lo toan trong cuộc sống. Âm nhạc mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc và những giây phút giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực và giúp cho đầu óc của chúng ta nhẹ nhàng hơn. Chính vì thế, hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua 1 loại kèn rất được mọi người yêu thích vì âm thanh trong trẻo của nó mang lại. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu loại kèn Harmonica thông qua bài viết này nhé.
1. Kèn Harmonica Là Gì ?
Kèn Harmonica, còn gọi với từ Hán Việt là khẩu cầm, kèn Harp... là một nhạc cụ bộ hơi sử dụng trên toàn thế giới trong nhiều thể loại âm nhạc, đặc biệt là trong nhạc Blues,Pop, Folk,country, Jazz, và nhạc Rock n Roll. Nhiều người còn ví harmonica như "một chiếc đàn piano bỏ túi".
Kèn Harmonica có đặc điểm ngậm vào miệng để chơi nên đây là loại nhạc cụ có thể sử dụng cho nhiều phong cách âm nhạc. Kèn Harmonica là loại nhạc cụ dễ học dễ chơi nhất trong các loại nhạc cụ âm nhạc hiên nay.
2. Phân loại
Harmonica có 3 loại phổ biến:
- Tremolo (Tradition, folk, nhạc Á Đông): Kèn có các loại 21 22 24 lỗ, dài từ 16~18cm. Kèn có 2 hàng lỗ, cho âm thanh kép, réo rắc, hạn chế về thăng giáng, cấu tạo note đơn giản, số lỗ tương ứng với số nốt nhạc, phổ biến ở các nước Á Đông.
- Diatonic (Blue, Rock, Folk....): Có 10-12 lỗ, mỗi lỗ sẽ có 2 nốt, tức là bạn có thể chơi được 20-24 nốt nhạc, chiều dài 10~12 cm, hình dáng nhỏ gọn, âm thanh đơn, ấm chắc, chơi được đa dạng dòng nhạc và kỹ thuật, có đủ mọi mức giá, được ưa chuộng nhiều nhất trên thế giới.
- Chromatic (Classical, Concert, Jazz, Blue, Folk....): Có các loại 12 14 16 lỗ, mỗi lỗ có thể chơi lên đến 4 nốt nhạc, tức là số nốt nhạc tương ứng là 48 46 và 64 nốt, chiều dài 15~18 cm, có Cần bấm (slide) để chuyển từ nốt thường lên nốt thăng. Cấu tạo note đầy đủ 3 đến 4 quãng 8 full âm giai Chromatic (đầy đủ các note thăng giáng). Dòng kèn chuyên nghiệp, chơi được mọi thể loại nhạc, luyện tập khó, giá cao.
Đây là 3 loại Harmonica được nhiều người sử dụng nhất. Mỗi loại chỉ được thiết kế để chơi 1 tune (tone) nên mỗi loại lại có nhiều key khác nhau. Tùy theo sở thích mà người chơi có thể chọn cho mình một key nào đó.
Ngoài ra còn các loại kèn Bass, Chord, Octave, mini harp...
Hầu hết người chơi đều khuyến khích chọn key C. Nhưng những người chơi chuyên nghiệp bao giờ cũng có rất nhiều loại với các key khác nhau để chơi được nhiều bài hơn và phù hợp với thể loại mà mình chơi.
TREMOLO
Tremolo Harmonica là loại Harmonica có 2 hàng lỗ, thường gồm các loại: 16, 22, 21 và 24 lỗ. Đây là loại được bán nhiều nhất ở Việt Nam và các nước châu Á (Nhật, Đài Loan, TQ...), với đặc điểm là giá rẻ, cấu tạo note phù hợp với hầu hết thể loại nhạc Việt Nam, châu Á (trữ tình, tiền chiến, nhạc trẻ, nhạc ngoại quốc lời Việt,....)
Đặc điểm của Tremolo Harmonica:
- Có 2 hàng lỗ, âm thanh dày, réo rắc.
- Nếu sử dụng Harmonica key C có thể chơi những bài có tone C và Am
- Được sử dụng nhiều ở các nước Đông Á, thích hợp với những thể loại nhạc truyền thống, dân ca....
- Hạn chế về chơi thăng giáng (có thể chơi được một số note thăng bằng cách sử dụng kỹ thuật bend)
- Có rất nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến nâng cao có thể chơi trên kèn tremolo. Các Master of Harmonica ở Nhật Bản chính là những Master của Tremolo Harmonica.
DIATONIC
Diatonic Harmonica là loại kèn thường gồm 10-12 lỗ (holes). Đây là loại kèn mà tôi rất thích chơi vì âm thanh ấm, chắc, phát ra âm đơn (single sound), dễ sử dụng các kỹ thuật: wahwah (hand effect), bend hoặc overblow, vibrato....
Thế nhưng, trong dòng Diatonic Harmonica lại có rất nhiều loại khác nhau về key, về cấu tạo....để thích hợp cho những thể loại nhạc nào đó. Ví dụ: Hiện nay Diatonic có: Blues Harp, Folk Harp, Cross Harp, Straight Harp, Soloist Harp....
Hiện nay, diatonic 10 holes là loại được sử dụng nhiều nhất trên thế giới vì tính nhỏ gọn của nó. Thế nhưng hầu hết các diatonic được bán ở VN đều là loại Straight Harp (Standard diatonic) -chỉ thích hợp với các thể loại nhạc phương Tây (Blue, rock....) nên cấu tạo của nó thiếu mất một note La (A) ở hole 3 (nếu sử dụng key C), điều này làm khó khăn trong việc chơi các bản nhạc dạng truyền thống (traditional) nhất là đối với các thể loại nhạc Châu Á.
Muốn chơi nhạc Truyền thống, Việt Nam, Châu Á, bạn phải tập kỹ thuật bend khá phức tạp, hoặc điều chỉnh lại lưỡi gà (reed) để tạo ra note bị thiếu trên kèn, hoặc chọn một cây kèn 12 lỗ chuyên solo (Solo Harp).
CHROMATIC
Harmonica Chromatic là loại kèn phức tạp quá khó chơi nhất, nó đòi hỏi người chơi phải có được kiến thực nhạc lỹ vững. Vì vậy mà các bạn sẽ phải luyện tập rất nhiều thì mới có thể làm quen với nó. Nếu như bạn là một nghệ sĩ yêu thích dòng kèn harmonica này thì loại kèn này sẽ đáp ứng được cho bạn mọi yêu cầu về âm thanh tốt, âm thanh phong phú, lớn.
Nếu bạn là người thích chơi những bản nhạc mà mình yêu thích bất kể bản nhạc đó là khóa gì và có bao nhiêu thăng gián thì Chromatic là sự lựa chọn số một của bạn. Đây là loại rất thích hợp để chơi các thể loại như Classic, Jazz và các nhạc truyền thống các nước.
MỘT SỐ LOẠI HARMONICA KHÁC
Mini harp
Các loại Harmonica mini không thiên về kỹ thuật nhưng lại thiên nhiều về tính trang trí, nó chỉ có 4 hoặc 5 lỗ (tức là 8 - 10 note) và rất nhỏ nên không phải ai cũng dễ dàng chơi được.
Thông thường bất cứ người chơi harmonica lâu năm nào cũng có 1 chiếc mini harp như vậy bên mình. Ngày nay miniharp không chỉ được ưa chuộng trong giới harmonica làm đồ trang trí mà nó còn trở thành quà tặng, quà lưu niệm cho bạn bè, người thân trong những dịp đặc biệt.
Harmonica Ensemble
Là bộ kèn harmonica dùng để chơi đệm trong một band nhạc harmonica, có 2 loại là Bass harmonica - chơi note Trầm và Chord harmonica để đệm hợp âm, tạo nhịp điệu và nhạc nền cho band nhạc. Chơi 2 loại kèn này hoàn toàn khác với các loại harmonica thông thường phía trên, bạn cần biết rất nhiều về nhạc lý, nhịp, điệu mới có thể phối hợp tốt với nhau. 2 Loại kèn này có giá rất khủng. Các nhãn hiệu hohner hay suzuki đều có giá từ 1000 USD, nhưng cũng có một số lựa chọn khác như các nhãn hiệu swan, kaine.z của TQ với giá thấp hơn rất nhiều tầm vài triệu VND.
Bass harmonica
Chord harmonica
3. Cấu Tạo
Harmonica Diatonic là loại harmonica phổ biến nhất và có số lượng người chơi nhiều nhất trên thế giới, điều đó đồng nghĩa những tài liệu học và hướng dẫn về loại kèn này cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ giới thiệu với các bạn về cấu tạo của kèn Diatonic Harmonica, loại phổ biến 10 lỗ.
Thanh Reed – Bộ phận tạo ra âm thanh
Mỗi lỗ trên kèn Diatonic đều có 2 thanh đồng mỏng đối diện nhau (đây được gọi là reed) chính là bộ phận quan trọng nhất tạo ra âm thanh của kèn. Reed có độ dài khác nhau, được sắp xếp theo thứ tự như ở hình dưới. Reed càng dài thì note được tạo ra càng trầm. Trong mỗi lỗ, sẽ có một Reed thổi và một Reed hút. Do đó, khi các bạn thổi ra hoặt hít vào mỗi lỗ thì chỉ có 1 trong 2 thanh đồng rung. Mỗi lỗ khi bạn thổi hoặc hút sẽ tạo ra 2 note khác nhau.
Reed Plate – Nơi cố định các thanh đồng
Những thanh reed này được gắn trên một tấm kim loại mỏng. Có thể được làm bằng đồng hoặc bằng thép, mà người ta gọi là reed plate (tấm đặt reed). Như vậy 1 cây Diatonic Harmonica sẽ có 2 tấm reed plate (1 tấm gắn các reed thổi và 1 tấm gắn các reed hút). Nếu các bạn tháo ra xem thì sẽ thấy 2 tấm này có cách đặt reed ngược nhau.
Comb – Bộ phận ảnh hưởng đến chất âm
Reed được gắn lên reed plate, và 2 tấm reed plate này được ốp lại với nhau bằng một miếng gỗ hoặc nhựa hay kim loại ở giữa nhìn giống cái lược. Miếng này được gọi là Comb (lược). Chất liệu làm ra comb cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng hay đặc tính âm thanh của Harmonica. Ví dụ comb nhựa, kim loại thì bền, âm thanh sẽ giữ được ổn định. Comb gỗ tuy có tình trạng nở comb vì độ ẩm, nhưng âm thanh có cảm giác nghe ấm và tròn hơn.
Cover Plate – Bảo vệ lõi kèn
Và bộ phận cuối cùng (không kể đến mấy cái ốc) là 2 miếng vỏ kim loại bên ngoài cây Diatonic. Bộ phận này thường được gọi là Cover Plate. Chất liệu làm cover plate cũng đa dạng như thép, hợp kim nhôm…. Ngoài tác dụng là bảo vệ Reed thì miếng Cover này còn là nơi đặt môi, đặt tay và điều hướng âm thanh phát ra.
4. Các phụ kiện Harmonica
Thiết bị biến đổi âm (ampli)
Kể từ những năm 1950, nhiều người chơi diatonic blues đã khuếch đại tiếng kèn của họ bằng micro và bộ khuếch đại tự nhiên bằng cách dùng các kĩ năng bằng tay như wah wah, hay chính tay của họ cũng là một dạng khuếch đại.
Nhiều người khác lại nhận ra rằng sử dụng các công cụ hỗ trợ như ly cốc, các hộp nhựa bịt kín, hay gần nhất là 1 sản phẩm thương mại như Harp Wah thiết kế bởi Roly Platt cho ra các chất âm rất đặc trưng. Nhưng các sản phẩm hay phương pháp này chỉ tạo ra tiếng vang phần nào ở không gian hẹp.
Một số người nhận ra có thể biến tiếng Harmonica tự nhiên thành các âm như nhạc cụ điện như guitar điện, violin điện.. Một trong những người đầu tiên sử dụng phương pháp này là Marion "Little Walter" Jacobs, người đã chơi kèn bằng micro "Bullet" được bán từ các nhân viên ở đài phát thanh. Cách chơi này giúp cho tiếng Harmonica của anh có âm thanh biến đổi âm như một cây guitar điện. Đồng thời, ampli tạo ra những dải tần số âm có thể biến đổi theo ý muốn của người sử dụng để cho ra những âm thanh theo tỉ lệ trộn của Treb, Bass, Echo. Walter khi sử dụng cách chơi này thường khum vòm cả 2 tay và bịt kín âm thanh tạo ra như một chiếc saxophone, do đó Walter có đưa ra thuật ngữ "saxophone Mississippi".
Một số người chơi kèn Harmonica phổ thông khi đó sử dụng mic Shure SM 58 và micro này được ví như sinh ra là để dành cho Harmonica, mang lại âm thanh mộc, tự nhiên. Thế nhưng thật sự người chơi Blue ở phương tây vẫn ưa thích các âm sắc tạo ra từ micro biến tiếng kèn của họ thành các tiếng nhạc cụ điện. Kể cả khi công nghệ âm thanh đã phát triển, người chơi kèn Harmonica cũng có nhiều lựa chọn hơn về các phụ kiện biểu diễn thu âm của họ nhưng cách chơi blue của nhiều nghệ sĩ vẫn lựa chọn các sản phẩm tạo âm như guitar điện: Kalamazoo Model Two, Fender Bassman và Danelectro Commando.
Rack or holder
Rack hoặc holder là các giá đỡ hay kẹp cố định kèn để người chơi có thể kết hợp trình diễn harmonica với các nhạc cụ khác sử dụng tay như piano, trống cajon, guitar..
Các giá đỡ này có chức năng kẹp kèn và sẽ đeo lên cổ người thổi để cố định vị trí cho người thổi.
Silencer or Mutes
Là các phụ kiện hỗ trợ làm giảm âm lượng kèn về tối đa 20%. Dành cho những người có nhu cầu tập thổi mà không muốn làm phiền người xung quanh, hay không gian hẹp.
5. Lịch Sử
Giai đoạn khởi đầu xuất xứ
Xuất hiện đầu tiên vào khoảng thế kỉ 12 ở khu vực Châu Á (Indo, China), người Trung Quốc là những người chơi loại nhạc cụ này đầu tiên và họ gọi nó là "Sheng" với lưỡi gà làm bằng tre. Sheng trở thành một nhạc cụ quen thuộc trong nền âm nhạc truyền thống của Châu Á. Đến cuối thế kỷ 18, Sheng bắt đầu được mang sang Châu Âu và nhanh chóng phổ biến.
Như vậy, người Châu Á vào thế kỷ 17 đã chế tạo ra các loại kèn thổi làm từ các quả bầu và các ống sậy.
Mãi đến năm 1826, nó mới được một nhà chế tạo nhạc cụ người Bohemian, tên là Richter, làm thành loại kèn 10 lỗ, chạy sóng đôi từng cặp - mỗi lỗ đều có thể thổi ra hoặc hít vào tạo ra 2 âm giai.
Âm giai của nó gọi là Mundharmonica, tiếng Đức nghĩa là "Khẩu cầm".
Năm 1857, một thợ làm đồng hồ người Đức, tên Mathias Hohner, chế tạo cây khẩu cầm mang tên Hohner, một thương hiệu nổi tiếng cho đến ngày nay.
Châu Âu và Nam Mỹ
Các kèn khẩu cầm ban đầu, đều chỉ chơi được một âm giai. Phải tới thập niên 1920, kèn có nốt tăng bán cung mới ra đời. Nhờ vậy, tiếng khẩu cầm mới lọt vào dàn nhạc giao hưởng. Dĩ nhiên vào thời này, khẩu cầm đã được mọi sắc dân, chủng tộc ở Mỹ nhiệt liệt đón nhận vào làng nhạc dân gian. Tiếng kèn có tác dụng khơi dậy nỗi niềm bi ai hay giây phút huy hoàng chợt tắt, chợt hiện...được từ các em bé cho đến cụ già mến mộ, giá cả lại rẻ, ai cũng có thể mua về thổi ò í e..Trong giới nhạc sĩ, các tay gạo cội cổ điển như Larry, George Fields hay các tay nhạc Jazz lừng lẫy như Tools T. đã đi tiên phong trong việc chơi các thể loại nhạc quý tộc bằng Harmonica một cách trơn tru và khá thành công.
Vào thập niên 1920, 1930, khẩu cầm đã đến giai đoạn thăng hoa, đặc biệt là dòng nhạc Blue. hàng trăm tay chơi khẩu cầm, đã dựa vào âm điệu độc đáo của nnó mà phát huy tài năng của mình. Harmonica hồi mới du nhập vào Mỹ, đã được gọi là "French Harp" - mặc dù nó được người Đức cải tiến, và trở thành một phương tiện chuyển tải tình cảm một cách thú vị và đa dạng.
Đến thập kỷ 1960, Harmonica được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc Pop. Đứng đầu là hiện tượng sôi động của ca sĩ Bob Dylan, ban nhạc The Rolling Stones và The Beatles…
Trong suốt thế kỷ 20, Harmonica phát triển rất mạnh mẽ, số lượng nghệ sĩ và các ban nhạc chơi loại nhạc cụ này càng ngày càng tăng, giúp cho chúng trở nên phổ biến. Nắm bắt được xu hướng này, các hãng sản xuất Harmonica danh tiếng như Suzuki, Yamaha, Hohner, Tombo... đã nhanh chóng cho ra đời các mẫu Harmonica khác nhau cho phép người chơi dễ dàng hơn trong việc tập luyện cũng như biểu diễn.
Ở Hoa Kỳ, Harmonica được chơi với dòng nhạc Blues khá phổ biến. Trong những năm 30 và 40, người ta biết đến John Lee (Sonny Boy Williamson) như một người nổi tiếng với loại nhạc cụ này.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dòng nhạc Blues phát triển khá mạnh ở Chicago với những nghệ sĩ chơi Harmonica nổi tiếng như Rice Miller (Sonny Boy Williamsom II) và Little Walter. Nhiều người tin rằng Little Walter là nghệ sĩ vĩ đại nhất, ông qua đời vào năm 1968, một ngày đáng buồn trong lịch sử Harmonica.
Khi Harmonica đã được biết đến chủ yếu như một loại nhạc cụ chơi dòng nhạc Blues thì năm 1960, rất nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu đưa Harmonica đến với dòng nhạc folk/ country mà điển hình là Bob Dylans. Hiện nay, những nghệ sĩ có tiếng như Kim Wilson hay Rod Piazza vẫn đang tiếp tục phát triển dòng nhạc Blues truyền thống. Bên cạnh đó, những nghệ sĩ như Jason Ricci và John Popper đã phát triển những phong cách chơi Harmonica khá mới lạ và thú vị.
Châu Á
Năm 1898, Kèn Harmonica đã được cải tiến về Tremolo, tuy nhiều tranh cãi là Nga hay Nhật mới là nơi khai sinh ra tremolo, vì cùng thời điểm cả Nhật và Nga đều cho ra các dòng kèn tremolo tương đồng nhau, nhưng hiện tại Nhật vẫn là vua của dòng kèn này, cả về chế tác, chất lượng cũng như số người chơi, cuộc thi về nó.
Cộng đồng Harmonica ở Nhật rất phát triển và là nơi sản sinh, kế thừa mọi tinh hoa của dòng kèn này, niềm tự hào của Nhật Bản cũng như châu Á nói chung.
Ở châu âu hay châu mỹ, tremolo cũng được các hãng cải tiến về quy chuẩn note của phương tây. Năm 1913, Shōgo Kawaguchi, được biết tới là cha đẻ của tremolo harmonica đã giới thiệu về dòng kèn tremolo và cũng đã có những phiên bản valley (tuning theo các note nhạc phương tây chuyển đổi từ dòng kèn diatonic sang) để phục vụ cho cộng đồng châu âu, và sau đó chính ông cũng đã cải tiến thêm các dòng Octave (cấu tạo hàng trên và dưới cách nhau 1 quãng 8) để sử dụng cho các cách chơi soloist, độc tấu.
Cải tiến dòng kèn âm thứ
Harmonica ban đầu chỉ được tạo theo quy luật note âm trưởng, nhưng năm 1931, Hiderō Satō là người đưa ra ý tưởng về tạo các dòng kèn âm thứ để phục vụ các cách chơi mở rộng như âm thứ tự nhiên (Nature minor key) với kí hiệu tone + mN ví dụ AmN và âm thứ hòa thanh (minor key) với kí hiệu tone +m ví dụ Am. Các cải tiến này làm cho phong phú cách chơi cũng như giai điệu các bài hát mà không ảnh hưởng tới quy luật cụ thể chặt chẽ như kèn chromatic.
Harmonica ở Hong Kong – China
Harmonica phổ biến ở Hong Kong, Đài loan, Trung Quốc từ những năm 1930. Tổ chức harmonica lớn nhất còn tồn tại ở khu vực này là The Chinese Y.M.C.A. Harmonica Orchestra, the China Harmonica Society (hiệp hội Harmonica Trung Quốc), và Heart String Harmonica Society (hiệp hội Harmonica bền vững).
Tới những năm 1950, chromatic harmonica trở nên phổ biến ở Hong Kong, các nghệ sĩ Larry Adler và John Sebastian Sr. là những khách mời thường xuyên trong các sự kiện cộng đồng ở khu vực.
Một số nghệ sĩ bản địa như Lau Mok và Fung On là những người truyền bá về Chromatic nổi tiếng nhất thời đó và là dòng kèn chính sử dụng trong dàn nhạc Chinese Y.M.C.A. Harmonica Orchestra. The Chinese YMCA Harmonica Orchestra với 100 thành viên bắt đầu luyện tập khi. Để làm phong phú dàn nhạc ông chỉ đạo thêm các thành viên kết hợp double bass, accordion, piano, timpani and xylophone để tạo thêm những tiết tấu bổ trợ cho Harmonica.
Tới 1970, Haletone Harmonica Orchestra thành lập nên Wong Tai Sin trung tâm cộng đồng. Fung On và các thành viên kì cựu tiếp tục truyền cảm hứng và dạy harmonica để duy trì bổ sung đội ngũ vào dàn nhạc.
Năm 1980s, số lượng thành viên dự bị và chính thức của dàn nhạc lên tới gần 1000 người. Và cho tới 1990, với phong trào quá phát triển các tổ chức của Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong kết nối tạo các cuộc thi quốc tế về Harmonica, bao gồm cả đăng cai nhiều sự kiện harmonica quốc tế World Harmonica Festival ở Germany và Asia Pacific Harmonica Festival (Liên hoan harmonica châu Á Thái Bình Dương).
Tới năm 2000, Hong Kong Harmonica Association (H.K.H.A.) tức Hiệp hội Harmonica Hồng Kong chính thức được cả cộng đồng quốc tế công nhận.
Lịch sử Harmonica ở Đài Loan được manh mún từ những năm 1945 nhưng tới những năm 1980 mới có những bước tiến cụ thể về hoạt động và tới thời điểm này Harmonica Đài Loan dù chưa thật sự mạnh và tổ chức chặt chẽ như Hồng Kông nhưng các hoạt độing cộing đồng của họ tại từng địa phương rất được chú trọng, các dàn nhạc và câu lạc bộ được đầu tư, xây dựng nhiều hơn.
6. Top Những Hãng Kèn Harmonica Tốt Cho Người Mới Tập Chơi
Harmonica Suzuki Promaster
Suzuki Promaster là một cây kèn mang đến những bản hòa âm tuyệt vời với âm thanh tuyệt đẹp. Mặc dù so với mặt bằng chung giá thành của cây Harmonica này nhỉnh hơn một chút, nhưng chất lượng xây dựng cao cấp được thể hiện rất rõ ràng trên sản phẩm. Đây là lý do cây kèn này đứng đầu trong danh sách bình chọn này, được các chuyên gia đánh giá rất cao với khả năng âm thanh của nó.
Harmonica Suzuki Promaster được xây dựng cho những người chơi chuyên nghiệp, nhưng sẽ rất tuyệt nếu bạn bắt đầu hành trình khám phá với Promaster. Sản phẩm này là một bản hòa âm, được tạo nên từ 10 lỗ hơi, do vậy dễ điều khiển và hoàn toàn phù hợp cho những người mới bắt đầu học Harmonica.
Thiết kế của Promaster sử dụng đồng phốt pho, hợp kim nhôm phủ bóng, các chi tiết đều được cắt bằng laser và hoàn thiện cuối cùng bằng lớp thép không gỉ chất lượng. Giúp loại nhạc cụ này bền bỉ với thời gian.
Harmonica Suzuki HA-20-C
Sản phẩm này được Suzuki thiết kế nhỏ gọn, di động, có thể tạo ra âm thanh đặc biệt réo rắt, mang đến những bản hòa âm ấn tượng cho người nghe, nhận về sự đánh giá cao của giới chuyên môn.
Harmonica Diatonics HA-20-C có giai điệu khá êm tai, sâu lắng rất thích hợp cho những người chơi có tính cách hướng nội và yêu thích những bản nhạc có tiết tấu chậm. Nhưng khi bạn chạy những kỹ thuật khó, những nốt nhanh, HA-20C vẫn có thể đáp ứng tốt, khiến cho nó trở thành một cây kèn rất linh hoạt.
Hơn nữa Suzuki thiết kế model HA-20C để dành cho dòng nhạc Blues, với kế hoạch hoàn thiện tỉ mỉ, cây kèn này đảm bảo ở việc không xuất hiện sự rò rỉ hơi, ảnh hưởng đến âm thanh khi chơi. Cho phép bạn được sở hữu một cây đàn cao cấp với mức giá phải chăng.
Jinwode Harmonica
Đây cũng là một trong những thương hiệu tốt nhất cho người mới bắt đầu, kèn Harmonica Tremolo Jinwode có âm thanh rất đẹp, chất lượng xây dựng cao với lò xo âm thanh hợp kim đồng, bạn có thể yên tâm rằng có thể cùng Jinwode tạo ra âm thanh đẹp mọi lúc mọi nơi.
Bên cạnh đó, giá thành của cây Harmonica này cũng rất cạnh tranh, mang đến cơ hội sở hữu cho bất cứ ai có ý định học nhạc cụ một sản phẩm chất lượng.
Anwenk Harmonica
Đây là một cây Harmonica dành riêng cho trẻ em, với âm diatonic ấm áp, trẻ sẽ rất hứng thú học chơi trên nhạc cụ này mà không cảm thấy có bất cứ khó khăn gì. Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ cũng là một điểm cộng cho cây Harmonica này. Vỏ bọc của nhạc cụ hoàn toàn trơn tru, ngón tay của trẻ sẽ cảm thấy thoải mái với việc này.
Ngoài việc được thiết kế bằng các chất lượng cao cấp như đồng, thép không gỉ cộng với âm thanh đa dạng, phong phú sẽ khiến trẻ không hề nhàm chán khi chơi. Mức giá mà Anwenk đòi hỏi ở người chơi cũng không cao, bất cứ cha mẹ hay người thân nào cũng có thể mua để làm quà tặng cho trẻ.
Lee Oskar Harmonica
Đối với những người mới bắt đầu, có lẽ ngoài những cây Harmonica Suzuki, Lee Oskar là cây Harmonica được nhiều người khuyên dùng nhất. Cây Harmonica này có một chất lượng đáng nể, mang đến hiệu suất học tập vượt trội với một mức giá phải chăng cho bất cứ ai.
Giá tiền không phản ánh hiệu suất chơi của Harmonica Lee Oskar, bạn sẽ kinh ngạc vì những gì mình nhận được. Âm thanh của nó sáng, trong trẻo thích hợp đặc biệt với giai điệu Rock và Country music. Một trong những tính năng nổi bật là bạn có thể thay thế phần lõi cây kèn khi nó bị hư hỏng, ăn mòn và các chi tiết phụ kiện không quá đắt tiền.
Nhìn chung đây là một nhạc cụ đáng để người mới chơi Harmonica tìm kiếm và trải nghiệm.
Kèn Harmonica là 1 loại kèn khá là nhỏ nhắn và thuận tiện. Những ai yêu thích âm nhạc thì đừng nên bỏ qua loại kèn này nha. Âm thanh nó mang lại vô cùng trong trẻo. Mong rằng qua bài viết này, phần nào đó sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn về loại nhạc cụ đặc nhỏ nhắn, xinh xắn này.
Nguồn hình ảnh: https://harmonica.vn/ https://solg.vn/ https://www.target.com/ https://amazon.com/ https://vietthuong.vn/
Tác giả bài viết: Huỳnh Sơn YT
Học viên Thầy Đoàn Nhược Quý
Comments