top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

Khí nhạc “bà chúa của vương quốc âm nhạc” trong thị trường âm nhạc hiện nay

Khí nhạc đã tồn tại trên thế giới từ cách đây hơn 300 năm. Nếu để so về tuổi đời thì khí nhạc tại Việt Nam có tuổi đời còn khá trẻ. Tưởng như với sức trẻ này, những tác phẩm được dàn dựng theo phong cách giao hưởng thính phòng từ các loại nhạc cụ bằng khí sẽ thăng hoa và phát triển ở Việt Nam. Nhưng không, nhạc khí đang ngày càng “lép vế” và chỉ tiếp cận được với một bộ phận khán giả. Vậy hãy cùng doannhuocquy.vn tìm hiểu khái quát về lĩnh vực này trong bài viết nhé.


Khí nhạc được mệnh danh là “bà chúa của vương quốc âm nhạc” (Nguồn: flypro.vn)
Khí nhạc được mệnh danh là “bà chúa của vương quốc âm nhạc” (Nguồn: flypro.vn)

Khí nhạc là gì?


Khí nhạc (instrumental music) được mệnh danh là “bà chúa của vương quốc âm nhạc”. Danh xưng này đủ để cho thấy sự quý phái, sang trọng nhưng cũng vô cùng đỏng đảnh mà không phải ai cũng tiếp cận được. 

Định nghĩa khí nhạc trước hết là để chỉ những loại nhạc cụ được sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng. Tuỳ theo cấu tạo của từng loại nhạc cụ sẽ cho chúng ta những âm thanh khác nhau. 


Khía cạnh thứ hai cũng sử dụng để giải thích cho định nghĩa khí nhạc đó là những tác phẩm viết riêng cho nhạc cụ. Chúng được thể hiện thông qua nhiều hình thức biểu diễn khác nhau từ độc tấu, song tấu cho đến tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, hoà tấu… Khái quát lại được gọi là âm nhạc giao hưởng.

Hai khía cạnh này của định nghĩa Khí nhạc có sự liên quan mật thiết đến nhau. Bởi để tạo nên những tác phẩm khí nhạc thì tác giả phải sử dụng khí cụ trong quá trình sáng tác. Đồng thời, người nghệ sĩ phải dùng các loại nhạc cụ để truyền tải đến khán giả. 


Để tạo nên bản sắc văn hoá của một tác phẩm khí nhạc, ở mỗi một quốc gia khác nhau lại có sự vận dụng sáng tạo nhạc cụ dân tộc của mình và đưa vào kết hợp với dàn khí nhạc giao hưởng. Tất cả hòa quyện để tạo nên một bản nhạc lúc du dương, êm đềm, lúc lại cao trào, sôi nổi. Thưởng thức khí nhạc người xem phải nghe bằng tai, nhìn bằng mắt và cảm nhận bằng con tim thì mới thấy trọn vẹn cái hay của nó.


Khí nhạc được chia thành nhiều khía cạnh khác nhau (Nguồn: dautuplus.vn)
Khí nhạc được chia thành nhiều khía cạnh khác nhau (Nguồn: dautuplus.vn)

Nguồn gốc của khí nhạc

Để nói về nguồn gốc của thể loại này, chúng ta sẽ cùng nhau khái quát trong nền âm nhạc thế giới và âm nhạc Việt Nam. Từ đó, thấy được dòng chảy chung và riêng của chúng một cách sâu xa hơn.


Nguồn gốc khí nhạc thế giới


Khí nhạc bắt nguồn từ các nước phương Tây có sử dụng ngôn ngữ Latinh. Trong đó, chia thành 2 dạng là nhạc thính phòng và nhạc giao hưởng. Nhạc thính phòng xuất phát từ thời Trung Cổ và trước đây chỉ được biểu diễn trong các gia đình quý tộc. 


Trong quá trình sáng tạo ra những tác phẩm, nhạc sĩ sẽ phải lựa chọn nhạc cụ để kết hợp với nhau. Đặc biệt chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng loại nhạc cụ. Từ đó, tạo nên sự cân bằng cho tác phẩm. Làm sao âm nhạc phải phát ra thật tinh tế và cô đọng.


Tác phẩm đầu tiên được coi là đại diện tiêu biểu cho dòng nhạc khí đó chính là "L'antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vicentino. Sau đó, đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, tác phẩm khí nhạc đã phát triển cực kỳ mạnh. Lúc này, khí nhạc và giọng hát hoàn toàn không có sự tách biệt. Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sự tách biệt này mới bắt đầu xuất hiện rõ. Bởi theo nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc thì bản thân khí nhạc đã có sự phong phú trong cảm xúc và hình tượng nghệ thuật đã vô cùng uyển chuyển rồi.


Thể loại này đã có lịch sử 300 năm phát triển (Nguồn: sbs.com.au)
Thể loại này đã có lịch sử 300 năm phát triển (Nguồn: sbs.com.au)

Khí nhạc tại Việt Nam


Nói về khí nhạc cổ truyền của Việt Nam có thể thấy chúng ta đã phát triển chủ yếu từ hệ thống bát âm của Trung Hoa. Đây là 8 loại âm thanh căn bản được phát ra từ 8 loại vật liệu khác nhau. 


Các loại nhạc khí trong âm nhạc cổ truyền của Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

  • Nhóm nhạc khí gõ: Sử dụng dụng cụ hoặc tay của người chơi nhạc để gõ vào nhạc cụ giúp chúng phát ra âm thanh. Ví dụ như: Chập chõa, Chiêng, Chuông, Trống…

  • Nhóm nhạc khí dây gảy hoặc kéo dây: Bao gồm các loại nhạc cụ sử dụng dây để tạo ra âm thanh như: Đàn Bản, Đàn Bầu, Đàn Nguyệt…

  • Nhóm nhạc khí thổi hơi: Với loại nhạc cụ này, người chơi phải sử dụng luồng hơi của mình thổi vào bên trong. Thông qua cấu tạo của dụng cụ mà âm thanh phát ra đối với mỗi loại sẽ có đặc trưng riêng. Có thể kể đến như: Kèn, Khèn, Sáo, Tiêu…


Thực tế những bản nhạc khí của Việt Nam đã xuất hiện từ khá sớm. Chúng biểu hiện qua hình thức những bài Khèn của các chàng trai dân tộc Mông, tác phẩm độc tấu đàn T’rưng hay đỉnh cao hơn là Nhã Nhạc Cung Đình Huế. 


Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh âm nhạc bác học hiện đại thì phải đến năm 1950 mới được du nhập vào Việt Nam. Cho đến thời điểm này, khí nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam mới ở tuổi “U70”, nếu để so với hơn 300 năm phát triển của thế giới thì còn khá ngắn ngủi.


Khí nhạc Việt Nam gắn liền với các loại nhạc cụ dân tộc (Nguồn: vienamnhac.vn)
Khí nhạc Việt Nam gắn liền với các loại nhạc cụ dân tộc (Nguồn: vienamnhac.vn)

Phác đồ thị hành trình 70 năm khí nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam

Phác đồ của khí nhạc Việt Nam được chia thành các giai đoạn cụ thể gồm:


Thời kỳ kháng chiến chống Pháp


Trước năm 1950, khí nhạc tại Việt Nam bắt đầu có sự xuất hiện nhưng vẫn còn manh mún và chưa có sự đồng nhất trong cách thể hiện. Nhưng đây được coi là bàn đạp để thăng hoa của giai đoạn sau.


Vào những năm trước cách mạng tháng 8, các địa chỉ đào tạo âm nhạc ở nước ta rất ít, chỉ có duy nhất Nhạc viện Viễn Đông mở ra từ 1927 đến 1930. Nơi đây đã đào tạo ra một vài nhạc sĩ sau này trở thành nòng cốt của phong trào đầu cách mạng. Có thể kể đến như Nguyễn Xuân Khoát (contrabass), Nguyễn Hữu Hiếu (piano), Đỗ Tình (violon). 


Ngoài ra, một vài người đã học nhạc thông qua phương pháp học gửi thư qua nhạc viện Pháp. Từ đó, xuất hiện một vài bản nhạc lẻ tẻ chịu ảnh hưởng của phương Tây như:  “Ra khơi” của Tạ Phước hay “Trống Tràng thành” của Nguyễn Xuân Khoát…


Đầu cách mạng tháng 8, trong không khí sôi sục của những ngày khởi nghĩa, các nhóm nhạc nhỏ tại địa phương đã xuất hiện và hoạt động một cách đa dạng. Những nhạc cụ được sử dụng chủ yếu là accordion (hoặc harmonica) + banjo+violin+trống+guitar thậm chí có cả những chiếc thìa.

 

Từ trong kháng chiến, khí nhạc đã có cơ hội phát triển (Nguồn: redsvn.net)
Từ trong kháng chiến, khí nhạc đã có cơ hội phát triển (Nguồn: redsvn.net)

Khí nhạc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ


Nhìn vào phác đồ thị hành trình hơn 70 năm của thể loại khí nhạc chuyên nghiệp và hiện đại của Việt Nam, chúng ta thấy, khúc có bước tiến nhanh nhất đó chính là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ở giai đoạn này xuất hiện liên tiếp những tác phẩm khí nhạc giúp cho nền âm nhạc của Việt Nam  vượt qua được giới hạn của những ca khúc đơn thuần.


Sáng tác khí nhạc chủ yếu tập trung vào các nhạc sĩ được đào tạo chính quy. Mỗi người đều có cho mình ít nhất 1 tác phẩm tốt nghiệp viết riêng cho dàn nhạc để làm “vốn”. Mặc dù con số này là khá khiêm tốn song đã góp phần giúp cho gia tài khí nhạc của Việt Nam trở nên phong phú hơn. 


Thể loại được các tác giả Việt nam ưa chuộng hơn cả đó chính là giao hưởng một chương vì nó hợp với “cái tạng” của các nhà soạn nhạc Việt Nam. Vào thời điểm đó, cơ hội biểu diễn không có nhiều, nếu cứ viết nhiều chương thì chắc chắn là tác phẩm đó không có “đất dụng”.


Sau này, các tác giả lại tập trung nhiều đến thể loại concerto dành cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc. Với thể loại này, những nhạc công solist đã xuất hiện. Họ được tạo sân chơi để phô diễn tài năng của mình trong cuộc đua cùng với cả một tập thể dàn nhạc.


Đánh dấu cho sự phát triển của khí nhạc tại Việt Nam chính là sự kiện Trường Âm nhạc Việt Nam - cái nôi  âm nhạc của cách mạng khai giảng khóa đào tạo nhạc sĩ đầu viên vào năm 1956. Tiếp đó, Nhà hát Vũ Kịch, Nhà hát Giao hưởng được thành lập tạo điều kiện để nâng cao trình độ biểu diễn nhạc khí của nghệ sĩ.


Liên tiếp những thành công đến với các nghệ sĩ chơi nhạc khí của Việt Nam như:

  • Năm 1962, nghệ sĩ Tạ Bôn đoạt giải nhì thi violon liên hoan Thanh niên sinh viên thế giới tại Henxinki, Phần Lan. 

  • Năm 1974, Tôn Nữ Nguyệt Minh, Ngô Văn Thành được vào vòng 2 thi piano và violon giải Trai cốp xki.


Đến năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều trường nhạc được mở ra ở cả 3 miền trong đó đều có dàn nhạc giao hưởng cho riêng mình. Bên cạnh đó, Hội nhạc sĩ cũng hoạt động mạnh mẽ, các ấn phẩm dạy đàn được in ấn hàng loạt, các chương trình biểu diễn nhạc dân tộc, thính phòng, giao hưởng được biểu diễn trên vô tuyến truyền hình giúp khí nhạc lại gần với đông đảo quần chúng.


Khí nhạc Việt Nam dần có sự thay đổi qua các thời kỳ (Nguồn: wowweekend.vn)
Khí nhạc Việt Nam dần có sự thay đổi qua các thời kỳ (Nguồn: wowweekend.vn)

Giai đoạn đổi mới


Không chỉ xây dựng nền âm nhạc xã hội chủ nghĩa, Việt Nam sau khi đổi mới còn được tiếp xúc với nền âm nhạc của thế giới. Từ đó, khí nhạc của Việt Nam có điều kiện được giới thiệu ra nước ngoài nhiều hơn.

Các cuộc trình diễn nhạc cụ dân tộc của Việt Nam ở nước ngoài được hoan nghênh nhiệt liệt. Nhiều nghệ sĩ đoạt giải khi tham gia thi quốc tế như:

  • Năm 1980, Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ X tại Ba Lan và trở thành nghệ sĩ dương cầm châu Á đầu tiên đoạt giải nhất tại cuộc thi này.

  • Năm 1985, Đỗ Phượng Như đoạt giải cao tại Ba Lan trong cuộc thi violin quốc tế. 

Các tác phẩm nhạc khí được sáng tác với đủ các thể loại như:

  • “Câu chuyện về một dòng sông” - Minh Khang là bài ca không lời mang tính chất êm ả viết cho violon và piano.

  • “Trở về đất mẹ”- Nguyễn Văn Thương dành riêng cho piano và violoncello.

  • “Khúc hát ru”- Ngô Sĩ Hiển, mang  tính chất tự do, khoáng đạt


Quy mô biểu diễn ngày càng được mở rộng (Nguồn: truyenhinhvov.vn)
Quy mô biểu diễn ngày càng được mở rộng (Nguồn: truyenhinhvov.vn)

Khí nhạc đang bị lép vế


Nền âm nhạc Việt Nam càng phát triển thì khí nhạc lại càng có phần lép vế hơn so với thanh nhạc khi khó khăn cả về sáng tác, tác phẩm và đất diễn. Những thập niên gần đây, sáng tác khí nhạc của Việt Nam được giới trong nghề đánh giá là chỉ “di chuyển” chậm chạp theo kiểu đi bộ.

Thực trạng của khí nhạc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau là:


Nhân lực yếu và thiếu


Nguyên nhân chính khiến cho khí nhạc ngày càng bị lép vế, mất thị phần trước hết phải kể đến hạn chế về nhân lực. Khi người dạy hạn chế, người học không mặn mà, khán giả không yêu thích thì chẳng thể nào vực dậy được. 


Đơn cử, năm 2013 trong khi ngành Thanh nhạc thi vào Nhạc viện TP Hồ Chí Minh có khoảng 700 hồ sơ thì khoa nhạc khí không được đến 300 hồ sơ. Những hồ sơ đăng ký khoa nhạc khí chủ yếu tập trung vào khoa piano, còn lại chỉ đến trên đầu ngón tay các học viên.


Tình hình chung của khoa khí nhạc của các trường đào tạo về nghệ thuật khác cũng “ảm đạm” không kém. Để có học viên theo học, nhiều trường đã phải đến tận vùng sâu, vùng xa để tìm kiếm tài năng. Đồng thời, hỗ trợ chi phí để các em an tâm theo học. 


Những ai đã có định hướng theo học khí nhạc thì lại thường lựa chọn các trường quốc tế. Sau đó, đầu quân cho các dàn nhạc nước ngoài chứ ít khi trở về Việt Nam để phát triển.

Đây là thực trạng điều đáng báo động của khí nhạc. Bởi nếu không có sinh viên để đào tạo thì ngày này không khí ngày càng yếu đi mà thậm chí còn bị “khai tử”.


Đào tạo nhân lực cho khí nhạc là điều quan trọng nhất cần chú ý (Nguồn: thuonghieuvaphapluat.vn)
Đào tạo nhân lực cho khí nhạc là điều quan trọng nhất cần chú ý (Nguồn: thuonghieuvaphapluat.vn)

Không được quảng bá rộng rãi


Nếu thường xuyên theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, khán giả Việt có thể thấy sự “ảm đạm” của thị trường nhạc khí. Trên hầu hết các kênh sóng của đài truyền hình đều không có chương trình dành riêng cho khí nhạc. Nếu có, thì thường chiếu vào các khung giờ trưa hay đêm muộn mà theo nhiều khán giả thì đó là cách giúp họ dễ vào giấc ngủ hơn.


Trong khi đó, những chương trình dành cho âm nhạc đại chúng thì lại liên tiếp được tổ chức như “Bài hát Việt”, “Sao Mai điểm hẹn”, “Con đường âm nhạc”… Các chương trình trao giải, tôn vinh các nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc cũng chưa có phần dành cho khí nhạc. 


Các nghệ sĩ biểu diễn phía sau có cả một ekip để lăng xê và quảng cáo. Trong khi đó, các nghệ sĩ khí nhạc mặc dù có tài năng nhưng lại không được truyền thông quan tâm. Vì vậy, họ cũng không được mấy người biết đến.


Các chương trình nghệ thuật biểu diễn khí nhạc cũng không bán được vé. Chủ yếu là khán giả quốc tế và những người am hiểu về khí nhạc.  


Thị hiếu và trình độ của người nghe


Thực tế cho thấy, trên thị trường âm nhạc Việt Nam, ca khúc đại chúng đang dần thống lĩnh. Bởi ca từ bắt tai, âm nhạc sôi động, dễ nghe rất phù hợp với các bạn trẻ sống trong thời đại “mì ăn liền”, “thức ăn nhanh” hiện nay. 


Điều này cũng phản ánh thực trạng đáng buồn của khí nhạc khi không có khán giả hiểu và yêu thích. Một phần cũng là bởi trình độ và thị hiếu của công chúng. Để có thể nghe và cảm khí nhạc, khán giả cũng phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó. Nếu không, dù dàn nhạc có chơi hay đến mấy thì cũng chỉ như “đàn gảy tai trâu” mà thôi.


Các bạn trẻ thích nhạc hiện đại, sôi động vì những thần tượng được xây dựng với hình mẫu đẹp trong mắt họ và tác phẩm trình diễn hấp dẫn. Họ chỉ cần nghe qua một lần thôi là đã có thể nhớ ngay một giai điệu, một ca từ. Vậy thì chẳng có lý do gì thuyết phục để khán giả tìm đến khí nhạc cả.


Cần phải có sự thay đổi theo thị hiếu người nghe (Nguồn: congly.vn)
Cần phải có sự thay đổi theo thị hiếu người nghe (Nguồn: congly.vn)

Khí nhạc muốn thăng hoa phải tìm tòi, sáng tạo


Một người nghệ sĩ có thể viết hàng trăm ca khúc được yêu thích. Thế nhưng, không cảm thấy “đã” bằng viết xong một tác phẩm khí nhạc khiến cho chính bản thân mình hài lòng. Điều này cho thấy việc làm khí nhạc nói chung và tại Việt Nam nói riêng là rất khó, đòi hỏi nghệ sĩ phải “rút ruột rút gan”, vận dụng “trí óc” thì mới có thể tạo ra được tác phẩm chất lượng.


Thế nhưng sáng tạo đến đâu đi chăng nữa mà không có khán giả thì cũng chỉ “bỏ đi”. Chính vì thế, muốn khí nhạc phát triển thì việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và truyền thông cho nó mới thực sự là điều cần phải làm.


Âm nhạc ngày càng sáng tạo. Chúng có nhiều biến thể khác nhau và khí nhạc cũng vậy. Thể loại này cần có sự thay đổi để bắt kịp với xu thế chung. Không nên chỉ “một mình một ngựa”, lầm lũi đi trên con đường của mình và tự hào vỗ ngực “tôi có đối tượng công chúng riêng của mình”.


Khí nhạc cần tìm hướng đi mới hơn bằng cách kết hợp với những tác phẩm âm nhạc hiện đại trong việc phối khí. Hay có những buổi biểu diễn kết hợp cùng với các nghệ sĩ trẻ, hiện đại từ đó giúp phủ sóng mạnh mẽ hơn với lớp khán giả thị trường hiện nay. Còn việc làm sao để phát triển âm nhạc hàn lân đó là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, chúng ta không đủ chuyên môn để bàn tới.


Trong thời gian gần đây, chúng ta thấy khí nhạc đã “liều mình” hơn khi đã biết hoà vào cùng dòng chảy của âm nhạc đương đại chứ không còn “làm cao” như trước. Có thể kể đến như đêm nhạc “Gặp gỡ mùa thu Hà Nội 2022” được tổ chức tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm với sự tham gia của Dàn nhạc giao hưởng Trẻ với hơn 140 sinh viên âm nhạc chuyên nghiệp của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.


Hay như trước đó là Trại hè âm nhạc được tổ chức tại Cam Ranh với sự tham gia của hơn 200 học sinh, sinh viên. Các bạn đều hoạt động trong Dàn kèn sinh viên, Dàn nhạc Dây thính phòng và cả các nhóm nhạc cụ dân tộc…


Bên cạnh đó là các chương trình giao lưu âm nhạc, chắp cánh cho những tài năng giao hưởng Việt Nam có thể vươn ra thế giới như dự án “Âm thanh của tình anh em” được tổ chức vào tối ngày 6 và 10/4/2024 vừa qua. Chương trình có sự góp mặt của 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, giao lưu cùng với 41 nghệ sĩ giao hưởng đến từ 20 quốc gia trên thế giới. 


Không chỉ dừng lại ở đó, các dàn nhạc giao hưởng còn đến gần với khán giả hơn khi diễn phi lợi nhuận tại các rạp hát, quảng trường hay đứng sau hỗ trợ cho liveshow của các ca sĩ như Hà Anh Tuấn hay Tuấn Hưng…. Tất cả đã góp phần giúp cho khí nhạc của Việt Nam phát triển và được nhiều người biết đến hơn để có cơ hội bùng nổ trong tương lai.


Tự bản thân khí nhạc cần tìm lối đi riêng cho mình (Nguồn: truyenhinhvov.vn)
Tự bản thân khí nhạc cần tìm lối đi riêng cho mình (Nguồn: truyenhinhvov.vn)

Đó là khái quát về khí nhạc cũng như quá trình phát triển tại Việt Nam. Hy vọng thông qua đó, các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ vị trí của khí nhạc trong thời điểm hiện tại trong dòng chảy âm nhạc Việt và có cho mình lựa chọn chính xác giúp thể loại này phát triển hơn trong tương lai.


Related Posts

See All

Comments


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page