Ẩn sâu dưới mỗi bài hát hoặc các phần trình diễn âm nhạc, người quyết định sự hoành tráng và thành công của một bài hát không phải phần lớn là các người trình diễn mà có thể nói chính những nhà soạn nhạc mới là yếu tố quyết định tất cả . Để có thể trở thành một music compose thực thụ không phải là một điều dễ, công việc này yêu cầu tính chuyên môn với một nền tảng kiến thức phải đạt ở mức uyên thâm sâu sắc. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu về sự uyên thâm của các nhà soạn nhạc.
I. Music composer là gì?
Music composer hay còn được gọi là nhà soạn nhạc là người sáng tác và viết giai điệu của hòa âm gốc cho một bản nhạc. Nhà soạn nhạc cũng là người sắp xếp bố cục âm thanh của một bản nhạc hoặc có thể nói nhà soạn nhạc sẽ viết nên nhạc lý của một bài hát. Bên cạnh đó, nhà soạn nhạc phải là một người có kiến thức sâu và uyên thâm trong âm nhạc, họ phải viết ra được âm nhạc cho nhiều loại nhạc cụ và cho nhiều các màu giọng khác nhau. Khái niệm nhà soạn nhạc đặc biệt được chỉ tới những người sáng tác âm nhạc bằng các dạng nốt nhạc, sau đó cho phép người khác biểu diễn tác phẩm âm nhạc của mình.

Không chỉ sáng tác nhạc trên cơ sở các bài hát đơn thuần, nhà soạn nhạc cũng là người soạn ra được vở nhạc kịch với nhiều hệ thống bè phối phức tạp và đan xen lẫn nhau, hoặc nhà soạn nhạc cũng sáng tạo ra những bản giao hưởng hoành tráng được thể hiện bởi một dàn nhạc lớn. Các nhà soạn nhạc phải viết ra được từng giai điệu, từng bè phối một cho mỗi nhạc cụ xuất hiện trong bài nhạc. Do đó, họ phải hiểu được đặc tính âm thanh, cảm xúc, màu sắc từng loại nhạc cụ.
Khái niệm nhà soạn nhạc thường cũng được dùng để chỉ những nhà soạn nhạc trong âm nhạc của phương Tây nhưng nếu đặt trong âm nhạc đương đại và âm nhạc dân tộc thì nhà soạn nhạc lại thường được gọi là nhạc sĩ, nhưng hai khái niệm này trên cơ bản là hoàn toàn khác nhau.
II. Ảnh hưởng của music composer
Nhà soạn nhạc có thể nói là người đầu tiên sáng tạo ra các nền móng cơ bản cho một bài hát hoặc cũng chính là người phát triển hoàn thiện cuối cùng cho bài hát, bản nhạc mà họ tạo ra. Như đã nói, nhà soạn nhạc không chỉ dừng lại ở việc tạo ra âm thanh và giai điệu cho các bản nhạc được biểu diễn trên sân khấu mà họ còn là những người biên soạn và sáng tác ra các thể loại nhạc khác nhau cho nhiều mục đích như nhạc kịch, opera, nhạc phim, nhạc hội nghị, broadway, nhạc giao hưởng… Đó có thể là nhạc không lời hoặc có lời tùy thuộc vào từng nhà soạn nhạc khác nhau.

Các nhà soạn nhạc nổi tiếng với tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các thể loại nhạc trên thế giới có thể kể đến như Mozart, Beethoven, Hans Zimmer, Yanni, George Gershwin,… Ảnh hưởng của những nhà soạn nhạc này đã được minh chứng qua các tác phẩm và sự lưu truyền theo thời đại của những bản nhạc của họ. Các nhà soạn có thể tạo ra được một sân khấu nhạc giao hưởng được thực hiện bởi một dàn nhạc lớn với vô số các nhạc cụ khác nhau hay tạo ra một sân khấu broadway hoành tráng với các bài hát được dẫn dắt và lồng ghép thông qua các lời thoại như hát của các nhân vật trong vở broadway.
Đa số các bài hát hiện nay đều lấy cảm hứng ít nhiều từ các bản nhạc từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên. Người ta vẫn thường sử dụng nhạc của Beethoven, Mozart trong các phần trình diễn nhạc giao hưởng tại các sân khấu lớn hay tại các hội nghị trang trọng thì thể loại nhạc New Age luôn chiếm chủ đạo.
III. Yêu cầu của một music composer
Một nhà soạn nhạc (music composer) phải làm việc với rất nhiều các nốt nhạc, hòa âm, hợp âm, đường giai điệu khác nhau trước khi cấu thành nên bố cục chính của một bài hát. Chính vì thế, một nhà soạn nhạc phải là một người có kiến thức uyên bác và sâu rộng, có khả năng truyền đạt một câu chuyện và phản ánh các chủ đề của nó trong chính lĩnh vực âm nhạc và cả thể loại nhạc riêng mà họ lựa chọn theo đuổi. Bởi lẽ, thuật ngữ “nhà soạn nhạc” dường như chỉ để dùng để ám chỉ một số ít các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc và có ảnh hưởng rõ rệt đối với âm nhạc của từng thời đại

Nhà soạn nhạc được yêu cầu phải có sự nghiên cứu sâu sắc đối với tất cả kiến thức của ngành âm nhạc, không bỏ qua bất kỳ yếu tố nào. Nhà soạn nhạc phải nắm rõ về giai điệu và đường giai điệu, phải biết vị trí đặt các hợp âm, biết đọc và viết nhạc lý, biết kết hợp bè, có khả năng điều chỉnh màu giọng của người trình diễn, đặc biệt là phải biết rõ về nốt nhạc và âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau.
Có thể nói, nhà soạn nhạc là những người “all – rounder” trong giới âm nhạc, tức là họ phải là người biết tất cả mọi thứ về lĩnh vực âm nhà và thể loại nhạc riêng mà họ sáng tác. Các nhà soạn nhạc được ví như giáo sư hay tiến sĩ của ngành âm nhạc, họ có thể không phải là người nghiên cứu ra âm nhạc nhưng lại là người có vốn kiến thức âm nhạc sâu sắc, uyên bác.
Một số các nhà soạn nhạc nổi tiếng cũng chính là chả đẻ của chính thể loại âm nhạc mà họ hướng tới, như Haydn được công nhận là cha đẻ của dàn nhạc giao hưởng và tứ tấu đàn dây, Richard Wagner đưa các vở opera trở thành bất hủ, George Gershwin đặt nền móng cho broadway hiện đại,…

IV. Sự khác biệt giữa music composer và song writer
Một số người vẫn thường nhầm lẫn và hiểu lầm về hai thuật ngữ music composer (nhà soạn nhạc) và song writer (nhạc sĩ sáng tác ca khúc). Khán thính giả và cả ở một số chương trình truyền hình đôi khi dùng từ composer cho nhạc sĩ sáng tác ca khúc và ngược lại.
Hai thuật ngữ này trên cơ bản là hoàn toàn khác nhau, nhà soạn nhạc là một người cần có chuyên môn rất sâu và cần rất nhiều kiến thức âm nhạc khác nhau, trong khi đó nhạc sĩ sáng tác ca khúc đôi khi có ít hoặc không có kiến thức âm nhạc. Nhạc sĩ sáng tác ca khúc thường sẽ viết giai điệu, lời nhạc cho một ca khúc, nhưng những nhà soạn nhạc không những viết giai điệu mà họ còn hình thành các cấu trúc phức tạp khác như cách phối bè, hòa âm, hợp âm và phối hợp giai điệu với các màu giọng khác nhau.

Một số nhạc sĩ sáng tác ca khúc tuy không qua đào tạo bài bản, không có kiến thức chuyên môn cao, nhưng với việc sáng tác dựa trên các bản nhạc nền có sẵn, họ cũng có thể hình thành nên một bài hát hoàn chỉnh. Trái ngược lại đó, nhà soạn nhạc phải là những người sáng tác ra các bản nhạc nền cơ bản đó, rồi từ đó biên soạn, cải biên thành một bản nhạc hoàn chỉnh với đầy đủ các cấu trúc hợp âm phức tạp.
Nhà soạn nhạc thường là người tự làm ra bản nhạc mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ một nhà soạn nhạc nào khác, nhưng nhạc sĩ sáng tác ca khúc phần lớn đều phải làm việc với các nhạc sĩ hòa âm, phối khí để chuyển hóa các giai điệu thành một bản nhạc, rất nhiều tác phẩm như vậy đã thành công trong nền âm nhạc. Thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay rất ưa chuộng âm nhạc của các nhạc sĩ sáng tác ca khúc, các tác phẩm âm nhạc được phối theo hướng này thường rất được yêu thích bởi giới trẻ.
Sự uyên thâm và sâu sắc trong vốn kiến thức của các nhà soạn nhạc chính là nền tảng duy nhất để phát triển nên một nền âm nhạc độc đáo và duy nhất. Các bản nhạc do các nhà soạn nhạc thực thụ sáng tác luôn là những tác phẩm để đời và được lưu truyền mãi về sau, đi đôi cùng với thời đại.
Comments