Trình diễn cùng ban nhạc đang ngày càng trở thành một xu thế thịnh hàng của các nghệ sĩ ngày nay. Chúng ta vẫn thường thấy những buổi liveshow của các nghệ sĩ trong những band nhạc nổi tiếng. Đặc biệt vào những dịp đặc biệt, tần suất các buổi trình diễn cao hơn so với những ngày thông thường khác. Trình diễn cùng với band nhạc mang tới nhiều xúc cảm cho các quý khán giả. Họ sẽ được cảm nhận một cách chân thực từ giọng hát của người nghệ sĩ truyền tải tới. Thông qua giọng hát cũng như âm thanh phát ra từ nhạc cụ của band nhạc hứa hẹn sẽ tạo nên một sự kết nối nhịp nhàng và dễ thúc đẩy dâng trào cảm xúc của tất cả mọi người trong không gian đó. Người nghệ sĩ, band nhạc và khán giả đều đọng lại trong mình một cảm xúc nhất định. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của DOANNHUOCQUY.VN để cập nhật những thông tin bổ ích về vấn đề này nhé!
1. Nguyên tắc quan trọng để trình diễn chuyên nghiệp trong Band nhạc
Để trở thành một người có lối trình diễn chuyên nghiệp, người nghệ sĩ buộc phải hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong quá trình phát triển bản thân trở nên tốt hơn, người nghệ sĩ - họ sẽ tự nhận ra và đúc rút thêm những yếu tố quan trọng khác. Tuy nhiên, trước đó, người nghệ sĩ cũng cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản sau đây:
1.1. Đúng giờ
Không phải chỉ riêng những người khao khát trở thành nghệ sĩ mới cần phải đúng giờ. Những nhóm người hoạt động ở tất cả các lĩnh vực khác cũng bắt buộc phải đảm bảo được yếu tố này. Nó chính là điều kiện đầu tiên để đánh giá bạn có phải là một người biết tôn trọng người khác hay không. Những người trễ hẹn thường là những người không chú tâm tới lời nói của người khác mặc dù đã quy định giờ giấc nghiêm chỉnh trước đó.
Tuy nhiên, sẽ có một số tình huống xảy ra bất ngờ khiến bạn không thể giải quyết tiếp. Nhưng cũng không thể đổ lỗi cho yếu tố khách quan để che đậy đi sai lầm của mình. Trong band nhạc, đúng giờ không phải chính xác giờ đã được quy định trước đó mà bạn buộc phải đến sớm hơn vài phút so với dự kiến. Chứ không phải là sát nút rồi mới tới. Như vậy thì không phải là đúng giờ.

Ví dụ, nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý có chia sẻ rằng: “Như những buổi tập của band, “Đúng giờ” có nghĩa là đến sớm 15 – 20 phút. Các bạn thường cần phải setup trước nhạc cụ, test âm thanh. Để chắc chắn sẵn sàng tập luyện khi đến giờ bắt đầu. Đối với những buổi diễn, trường hợp là chương trình lớn đã được rehearsal trước. Các bạn cần đến sớm khoảng một giờ để chắc chắn không có gì thay đổi, và để kịp ứng biến (nếu có thay đổi). Nếu chưa được rehearsal, cần đến trước khoảng hai giờ để xin thử nhạc cụ và soundcheck”.
1.2. Biết tôn trọng và lắng nghe từ đồng nghiệp
Những góp ý từ những người đồng hành xuyên suốt chặng hành trình của bạn chính là những tinh hoa mà bạn cần phải biết nắm giữ lấy. Vì họ luôn ở bên cạnh bạn nên sẽ biết bạn thiếu hụt những điều gì và biết rõ những điểm mạnh nào cần phải phát huy. Vì vậy, bạn cần phải tôn trọng những lời nhận xét, góp ý đó để tốt hơn mỗi ngày.
Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý đã chia sẻ một điều từ chính câu chuyện của bản thân anh rằng: “Có thời điểm mình cố chấp xử lý bài “Hoàng hôn tháng tám” một cách nặng nề, sử dụng quá nhiều nội lực vì cho rằng đó là chất riêng của mình, và như thế mới phù hợp với bài hát. Các thành viên khác cũng góp ý rất nhiều nhưng mình kiên quyết không nghe. Phải đến khi khách hàng complain với nhân viên mình mới chịu thay đổi”.

Khi bạn làm việc chung với một band nhạc, bạn cần phải ghi nhớ toàn bộ góp ý không chỉ riêng mỗi nhóm trưởng mà phải lắng nghe ở tất cả những thành viên khác. Khi bạn bị nhiều người góp ý, đó cũng là lúc bạn nên ngẫm lại bản thân và sửa đổi sao cho tốt hơn. “Một người nói thì không sao, nhưng nhiều người nói thì nên xem xét lại” - đây là một câu được trích dẫn trong phần chia sẻ của nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý.
1.3. Phải có tinh thần đóng góp và xây dựng
Một band nhạc thành công là khi tất cả thành viên trong nhóm đều cùng nhau cố gắng, cùng nhau đối diện với biết bao khó khăn. Các ý kiến, sự sáng tạo và những đề xuất của mỗi người chính là những chìa khóa vạn năng mở ra được nhiều điều mới mẻ cho band nhạc. Từ đó, nó sẽ giúp cho band nhạc ngày càng đi tới sự thành công trong tương lai nhanh hơn.
“Ví dụ như trong các bản phối mới, trưởng nhóm bảo bạn chơi như thế thì bạn chơi đúng như thế, bảo bạn hát như vậy thì bạn chỉ hát đúng như vậy. Bạn không thể chỉ chăm chăm làm tốt phần việc của mình. Bạn cần hiểu biết thêm những kiến thức khác như cách phát triển bài hát. Đưa ra ý kiến rằng đây là cách tốt nhất hay có cách nào tốt hơn mà band nên thử. Kỹ thuật hòa âm phối khí cũng là thứ bạn cần học để cùng band nhạc sản xuất ra những bài hát chất lượng” - là những lời chia sẻ từ trải nghiệm của nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý.

1.4. Hãy luôn nâng cấp bản thân trở nên tốt hơn
Bạn khao khát trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp các buổi trình diễn cũng band nhạc, bạn phải học hỏi từ tất cả mọi thứ. Không chỉ là những kiến thức nằm trong sách vở mà bạn phải học từ những trải nghiệm của mình và của người khác. Lắng nghe từ những thất bại, những kinh nghiệm, những bài học của những người có chuyên môn thì bạn mới tốt lên được. Mức độ chuyên nghiệp của bạn phụ thuộc vào những kinh nghiệm mà bạn gặt hái được trong chuỗi hành trình nâng cấp bản thân của mình.
Trong band nhạc, những người nghệ sĩ cần phải luôn luôn thay đổi những thiếu sót, nhìn nhận những khuyết điểm để sửa chữa. Một band nhạc muốn thành công thì phải biết cách nâng cấp sao cho không chỉ giữ được cái chất riêng mà còn làm sao cho mới và không bị nhàm chán để thu hút công chúng.
Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý đã nói rằng: “Band nhạc của mình đã từng phải thay đổi drummer để tiếp tục phát triển. Tụi mình bị gò bó bởi những riff trống đơn điệu, đôi khi là “rơi tempo” hay “báo hụt”. Chuyện gì phải đến cũng sẽ đến, đừng để bản thân rơi vào hoàn cảnh này”.

2. Cách trình diễn ấn tượng của nghệ sĩ cùng band nhạc trên sân khấu
Từ phòng trà cho tới những màn trình diễn ngoài trời, các nghệ sĩ cần phải có sự kết hợp với các band nhạc của mình thật nhuần nhuyễn. Tránh xảy ra những sai sót không đáng có, làm cho chất lượng buổi biểu diễn bị suy giảm. Từ đó, để lại những ấn tượng xấu trong mắt của khán giả. Dưới đây là một vài cách cơ bản để tạo nên một màn trình diễn hay bởi sự kết hợp của nghệ sĩ với band nhạc của mình.
2.1. Tương tác trên sân khấu giữa nghệ sĩ và band nhạc
Thay vì chỉ tự trình diễn ở mỗi cá nhân sẽ tạo cảm giác nhàm chán và tẻ nhạt đối với công chúng khi thưởng thức màn biểu diễn đó. Những người nghệ sĩ cần phải có sự tương tác qua lại với những người bạn đồng hành của mình để tạo nên sự thích thú và hấp dẫn cho người xem. Chẳng hạn như thông qua cách trao đổi ánh mắt, cử chỉ với nhau. Có thể là một cái gật đầu, bắt tay nhau hay di chuyển lại gần nhau tạo sự gần gũi.
Để có màn tương tác trông thật tự nhiên và không bị gượng khi trình diễn, vào lúc thử chạy sân khấu buộc nghệ sĩ với band nhạc phải có sự trao đổi và thống nhất với nhau cách tương tác. Để khi lên sân khấu, họ sẽ trình diễn một cách chân thật. Công chúng khi nhìn vào thì sẽ không nghĩ rằng có sự bàn bạc với nhau từ trước. Biểu cảm gương mặt của tất cả các thành viên cũng không bị sượng trân hay bị bất ngờ trước những hành động tương tác của bạn diễn cùng mình.

Ngoài ra, cách nghệ sĩ và band nhạc khi tương tác buộc phải lựa chọn đúng thời điểm. Ví dụ, những đoạn điệp khúc cao trào nên cần sự tương tác để thúc đẩy cảm xúc trào dâng của khán giả đi lên. Khi kết hợp với màn giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể qua lại giữa các thành viên và khúc nhạc cao trào sẽ đọng lại một khoảnh khắc đáng nhớ. Không chỉ riêng mỗi khán giả mà chính những người nghệ sĩ và band nhạc cũng sẽ cảm nhận được. Khoảnh khắc dù ngắn ngủi ấy nhưng đã trở thành một kỉ niệm khó quên của những người theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật.
2.2. Tạo ra các điểm nhấn trong phần trình diễn
Trong một số trường hợp, nghệ sĩ và band nhạc có thể thiết kế lại các phần trình diễn sao cho trở nên đặc biệt hơn so với những màn biểu diễn trước đó. Có thể sẽ sửa lại những nốt nhạc, cách phối nhạc. Thậm chí, họ có thể tạo ra phần solo cho từng người không chỉ riêng mỗi người hát mà những người chơi nhạc cụ cũng có thể tạo ra điểm sáng cho chính mình. Hoặc họ giao tiếp với khán giả để tăng sức hút cho màn trình diễn đó.
Trên sân khấu, nghệ sĩ có thể tự do di chuyển để tạo ra một buổi trải nghiệm trực tiếp với khán giả để chắc chắn mọi người đều có cơ hội được nhìn thấy rõ và kết nối với họ. Lúc đó, những người chơi nhạc cụ sẽ đảm nhận công việc đẩy mạnh những nốt nhạc cao trào lúc đó.
Nói tóm lại, để xây dựng một màn trình diễn tuyệt vời và để lại ấn tượng sâu sắc thì nghệ sĩ hãy cố gắng cùng band nhạc sáng tạo ra những điểm mới. Những điểm này phải thật sự có ý nghĩa và mang lại giá trị cho khán giả. Vì vậy, dù phải tạo điểm mới nhưng cũng cần phải đầu tư nghiêm chỉnh để đảm bảo chất lượng cho phần trình diễn đó. Đừng nản chí bởi vì nếu có quyết tâm ắt sẽ thành công.

2.3. Chia sẻ micro và sân khấu với nhau
Không nhất thiết rằng người nghệ sĩ sẽ là người cầm micro xuyên suốt trong phần trình diễn. Bên cạnh đó, họ có thể chia sẻ không gian trên sân khấu với các thành viên trong band nhạc. Để đảm bảo một điều là mỗi người đều có được một khoảng thời gian trình diễn và giao tiếp khán giả.
Ví dụ, người nghệ sĩ có thể đưa micro cho những người chơi nhạc cụ ở một khúc nhạc nào đó. Trước đó, họ cần phải trao đổi để lựa chọn ra đoạn nhạc phù hợp mà những người trong band nhạc đều có thể hát được. Cách trao micro như thế nào và di chuyển ra làm sao để không bị vấp sẽ được bàn bạc thật kỹ lưỡng trong khoảng thời gian tập luyện trước đó.
2.4. Phối hợp nhịp nhàng thông qua từng nốt nhạc
Mặc dù hát live cùng ban nhạc đem lại những cảm xúc vô cùng mới mẻ và thăng hoa. Thế nhưng, điều này thật sự rất khó để tạo nên những rung cảm chân thật cho khán giả. Những người nghệ sĩ cần phải càng nỗ lực cố gắng và trau dồi thường xuyên để nâng cấp kỹ năng hát live của mình. Đặc biệt là khi phối hợp với band nhạc.
Điều này thật sự là không dễ dàng một chút nào. Dù là những người nghệ sĩ chuyên nghiệp thì họ cũng cần phải tập luyện nhuần nhuyễn trước đó nhiều lần để mang lại một màn trình diễn cực kỳ trình diễn cho những quý khán giả ngồi trong khán phòng hay ngoài trời lúc ấy.

3. Một vài lưu ý khi trình diễn live band của nghệ sĩ trên sân khấu
Để buổi trình diễn diễn ra suôn sẻ và thuận lợi thì nghệ sĩ cũng cần phải nắm vững một vài điều quan trọng khi kết hợp với band nhạc. Ngoài việc biết kĩ những nguyên tắc trở thành nghệ sĩ trước đó thì không thể xem nhẹ những lưu ý cực kì cần thiết và và quan trọng khi lên sân khấu đó. Vì đó là một trong những bước quan trọng để bạn trở thành một người nghệ sĩ chuyên nghiệp trong mắt khán giả khi theo dõi màn trình diễn hôm ấy. Dưới đây sẽ là những lưu ý mà nghệ sĩ cần phải nắm vững:
3.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên sân khấu
Trước khi buổi trình diễn diễn ra, nghệ sĩ và những thành viên trong band nhạc cần phải lên kế hoạch sớm từ trước đó. Bao gồm toàn bộ các khâu thử âm thanh, cách phối nhạc, sửa nốt nhạc trong trường hợp nếu có, luyện tập cùng band nhạc,... Tất cả những công việc này cần phải hoàn thành sớm. Để đảm bảo một điều rằng tất cả mọi người đều biết các bài hát đó và ghi chú kịp thời nếu cần thiết.
Khi chuẩn bị sớm như vậy, nghệ sĩ và band nhạc sẽ nhận ra những khuyết điểm và những điểm chưa hay, những điểm cần phải bổ sung. Từ đó, họ sẽ sửa lại và làm mới những bài hát để tạo nên một buổi trình diễn chất lượng cho công chúng chiêm ngưỡng.
Nếu không sẵn sàng tâm thế chuẩn bị, mọi sự bất trắc đều có thể xảy ra bất ngờ và không thể giải quyết kịp. Vì vậy, những nghệ sĩ và band nhạc mong muốn có một buổi hát live thật ấn tượng với công chúng thì buộc họ cần phải cần cù chịu khó tập luyện thường xuyên cùng với nhau để nắm chắc trình tự biểu diễn. Đặc biệt là tránh xảy ra tình trạng sai sót ngay trên sân khấu.

3.2. Kiểm soát âm lượng
Để màn trình diễn thật sự suôn sẻ mà không bị mắc những lỗi về thanh âm. Đặc biệt là tạo nên một nét riêng biệt trong việc xử lý các nốt nhạc, cách hát. Buộc cần phải đảm bảo rằng âm thanh của ban nhạc điều chỉnh sao cho phù hợp với không gian và đối tượng khán giả. Đặc biệt là tránh làm ồn ào quá mức hoặc quá yếu cho người tiếp nhận.
Nghệ sĩ phải kiểm tra micro liên tục trước khi hát để chắc chắn giọng của họ được truyền tải như ý muốn của bản thân mình. Nếu micro quá khó nghe hoặc bị rè, bạn cần phải liên hệ những người phụ trách sân khấu kịp thời để đưa tới micro khác. Để đảm bảo rằng màn trình diễn vẫn tiếp tục được diễn ra như kế hoạch.

3.3. Giữ sự linh hoạt và bình tĩnh khi biểu diễn
Những sự cố bất ngờ xảy ra là những điều không thể tránh khói. Vậy nên, kể cả nghệ sĩ và band nhạc cần phải giữ tư thế sẵn sàng thích ứng với bất kỳ sự thay đổi hoặc những tình huống bất ngờ nào để ứng phó kịp mà vẫn đảm bảo được tính chuyên nghiệp khi biểu diễn.
Nếu có sự cố xảy ra, nghệ sĩ và thành viên trong band nhạc phải có sự phối hợp ăn ý với nhau để màn trình diễn vẫn diễn ra như bình thường. Chẳng hạn như sự cố về trang phục, sự cố về micro,... Họ phải vừa giải quyết sự cố vừa phải tiếp tục biểu diễn.

3.4. Chăm sóc sức khỏe thật kỹ càng
Sức khỏe là yếu tố cần phải quan tâm đầu tiên. Bạn cần phải giữ được thể chất lẫn tinh thần trong trạng thái tốt nhất thì mới có thể duy trì một màn trình diễn hay được. Vậy nên tất cả mọi người đều phải đảm bảo rằng phải nghỉ ngơi đủ và chăm sóc sức khỏe thật kỹ càng để giữ được nguồn năng lượng trong suốt buổi biểu diễn.
4. Kết luận
Nói tóm lại, trình diễn cùng ban nhạc được cho là một xu thế thịnh hành trong thời đại ngày nay đang ngày càng được nhiều nghệ sĩ áp dụng. Chúng ta vẫn thường thấy ở những buổi liveshow không chỉ ngoài trời mà các phòng trà cũng xuất hiện kiểu trình diễn này. “Live cùng band” là không dễ đối với tất cả nghệ sĩ vì yêu cầu rất cao khi trình diễn. Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ những khó khăn mà nghệ sĩ cùng với band nhạc phải trải qua thông qua bài viết này. Vậy nên hãy ủng hộ để tiếp thêm sức mạnh và nguồn năng lượng cho họ nhé! Cuối cùng, đừng quên theo dõi DOANNHUOCQUY.VN để cập nhật những thông tin mới và bổ ích khác nhé!
Comments