top of page
Cộng tác viên

Văn Hóa Ứng Xử Khi Trở Thành Nghệ Sỹ

Để trở thành một nghệ sĩ, bên cạnh tài năng, văn hóa ứng xử là viên gạch vững chắc nhất để xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Văn hoá ứng xử trong giới nghệ sĩ không chỉ đơn thuần là cách bạn giao tiếp với người khác, mà còn là cách bạn thể hiện bản thân, thái độ chuẩn mực, tôn trọng đối tác, khán giả và cộng đồng. Hãy nghe Thầy Đoàn Nhược Quý chia sẻ kinh nghiệm văn hóa ứng xử trên con đường trở thành một người nghệ sĩ chuyên nghiệp thông qua bài viết dưới đây.


1. Văn hóa ứng xử là gì?


Văn hóa ứng xử, một khái niệm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm các quy tắc, giá trị, thói quen và nghi lễ mà một nhóm hoặc xã hội tuân theo khi tương tác với nhau và với người khác. Những yếu tố này được biểu hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, tốc độ giải quyết vấn đề, tính cách và trình độ của mỗi cá nhân. Chúng là những giá trị cốt lõi giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp.


Văn hóa ứng xử có thể được thấy trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một ví dụ điển hình là khi bạn mới bắt đầu công việc và chưa nắm vững kiến thức chuyên môn, nhưng nhờ vào khả năng giao tiếp và ứng xử lịch sự, bạn sẽ nhận được sự yêu mến và hướng dẫn từ nhiều người.


Văn hóa ứng xử là cần thiết trong xã hội ( Nguồn: Pinterest)
Văn hóa ứng xử là cần thiết trong xã hội (Nguồn: Pinterest)

Văn hóa ứng xử đóng một vai trò quan trọng trong gia đình, trường học, nơi làm việc và xã hội nói chung. Nó không chỉ giúp chúng ta hàn gắn mối quan hệ, kết nối mọi người xung quanh và tạo ra một nền tảng yêu thương trong xã hội, mà còn là một yếu tố thể hiện năng lực trí tuệ và tư duy sắc bén của mỗi cá nhân.


2. Vì sao người nghệ sĩ cần chú trọng đến văn hóa ứng xử?

Người nghệ sĩ, bất kể là ai đều cần phải chú trọng đến văn hóa ứng xử.


Nghệ sĩ cũng như bao người, là một phần của xã hội


Nghệ sĩ cũng là con người và cần phải học cách cư xử đúng. Điều này bao gồm việc hiểu, tuân thủ các giá trị, lễ nghi xã hội. Việc thể hiện sự lịch thiệp và tôn trọng trong giao tiếp không chỉ là điều tối thiểu khi tiếp xúc với người khác mà còn là cách giữ gìn hình ảnh và uy tín cá nhân của mình.


Tầm ảnh hưởng lớn, dễ gây tranh cãi


Nghệ sĩ thường có ảnh hưởng lớn đối với fan hâm mộ, đặc biệt là với giới trẻ. Hành động, phát ngôn hoặc lối sống sai lệch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và trở thành một biểu tượng không lành mạnh với giới trẻ, đặc biệt là khi họ đang trong quá trình định hình nhân cách và quan điểm sống. Việc giữ một hình ảnh sạch sẽ, tươi sáng sẽ giúp người nghệ sĩ tích lũy được một lượng fan ưu tú, có giá trị đối với cộng đồng.


Nghệ sĩ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ (Nguồn: VOV)
Nghệ sĩ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ (Nguồn: VOV)

Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng sự


Khiến cho các mối quan hệ xung quanh trở nên tốt đẹp. Khi một nghệ sĩ cư xử một cách hòa nhã và chuyên nghiệp, họ không chỉ nhận được sự yêu mến từ người hâm mộ mà còn được tôn trọng từ chính đồng nghiệp và người trong ngành. Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ phần lớn cho sự nghiệp của họ.


Thể hiện sự tôn trọng với chính nghề của mình


Cách ứng xử thể hiện sự kính nghiệp, có tâm với nghề. Qua cách ứng xử, ta có thể nhận thấy rõ người nghệ sĩ đó có thật sự nghiêm túc với nghề hay không. Chỉ một vài hành động, lời nói khéo léo cũng sẽ giúp khán giả yêu quý và có cái nhìn thiện cảm hơn đối với bản thân cũng như cả giới nghệ sĩ, góp phần nâng cao giá trị của nghề, sống với nghề lâu dài.


Cư xử có văn hóa thể hiện sự kính nghiệp (Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch)
Cư xử có văn hóa thể hiện sự kính nghiệp (Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch)

Phát triển nhân cách, đạo đức bản thân


Cuối cùng, chú trọng đến cách ứng xử cũng là việc giúp rèn luyện phẩm chất và đạo đức cá nhân của mỗi con người. Những điều này cần được tôi rèn trong một quá trình dài qua từng cử chỉ,  lời nói có suy nghĩ, thể hiện nhân cách sống tốt đẹp của người nghệ sĩ lớn.


3. Từ Thầy Đoàn Nhược Quý: Cách ứng xử cho nghệ sĩ trẻ

Một số quy tắc ứng xử mà nghệ sĩ cần lưu ý nếu muốn hoạt động thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, sân khấu.


3.1 Đối với khán giả

Tránh nói trống không, cộc lốc

Tránh nói trống không, cốc lốc là một nguyên tắc quan trọng mà mọi nghệ sĩ cần hiểu và tuân thủ. Mỗi lời nói, mỗi hành động của bạn đều để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Nghệ sĩ cần nhận ra rằng việc cư xử thô lỗ, thiếu sự lịch sự và tôn trọng không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân mà còn có thể tác động không tốt đến quá trình hoạt động nghệ thuật.


Một nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách trò chuyện một cách tử tế, có đầu đuôi và dễ nghe cho mọi đối tượng khán giả, bao gồm cả người lớn tuổi. Thay vì sử dụng cách nói cộc lốc như "Nghe nữa không?" Bạn nên khéo léo hỏi rằng "Mọi người có vui không ạ?" hoặc "Mọi người có muốn nghe tiếp không ạ?". Tuy một câu nói nhỏ nhưng thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của khán giả, từ đó tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và thoải mái cho cả hai bên.


Nghệ sĩ cần trân trọng khán giả (Nguồn: Pháp luật và Xã hội)
Nghệ sĩ cần trân trọng khán giả (Nguồn: Pháp luật và Xã hội)
Thể hiện sự trân trọng và nói cảm ơn với khán giả

Nghệ sĩ sống nhờ vào khán giả, và có thể nói đây chính là đối tượng quan trọng nhất của một người hoạt động nghệ thuật. Do đó, không nên cho rằng việc khán giả yêu thương và ủng hộ mình là điều hiển nhiên. Thay vào đó, nghệ sĩ cần trân trọng sự ủng hộ đó và tránh thái độ tự cao tự đại chỉ vì bạn là một thần tượng.


Ví dụ, khi nhận được phản hồi tích cực từ khán giả, nghệ sĩ nên biểu lộ sự biết ơn và tôn trọng, thay vì tỏ ra kiêu căng và cho rằng bạn hoàn toàn xứng đáng nhận được sự yêu mến đó. Việc này giúp xây dựng mối quan hệ tích cực với khán giả, tạo ra sự kết nối và gắn bó chặt chẽ hơn giữa nghệ sĩ và cộng đồng người hâm mộ. Đồng thời, nó cũng tôn trọng và đánh giá cao sự đóng góp của khán giả vào sự thành công và phát triển của nghệ sĩ.


3.2 Đối với những người hợp tác

Thái độ tốt với band nhạc

Trong một buổi biểu diễn, band nhạc đóng vai trò quan trọng không kém gì nghệ sĩ chính. Họ có nhiệm vụ tạo nên không khí sôi động và hòa âm phù hợp cho từng bài hát. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng thể hiện đúng ý muốn của nghệ sĩ. Đôi khi, band nhạc có thể đánh sai nốt, sai tone hoặc không đúng ý bạn.


Trong những tình huống như vậy, thay vì chỉ trích và tỏ ra khó chịu, nghệ sĩ nên học cách cảm thông với band nhạc. Hãy nhớ rằng, họ cũng đang cố gắng hết sức để mang lại một buổi diễn tốt nhất. Nghệ sĩ có thể dùng động tác tay để ra hiệu cho họ, giúp họ hiểu rõ hơn về ý muốn của mình.


Đồng thời, nghệ sĩ cũng nên tạo ra không khí thoải mái bằng cách đùa vui và biểu lộ sự cảm kích đến band nhạc. Lời cảm ơn sẽ giúp họ cảm thấy được đánh giá cao và sẵn lòng hỗ trợ nghệ sĩ hết mình.


Nghệ sĩ cần biết cách cư xử với band nhạc (Nguồn: Báo Lao động)
Nghệ sĩ cần biết cách cư xử với band nhạc (Nguồn: Báo Lao động)
Đối xử tốt với Ekip

Ekip là những người đứng sau thành công của mỗi nghệ sĩ, những người không ngừng làm việc mệt mỏi để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, có một số nghệ sĩ, khi trở nên nổi tiếng đã mắc phải sai lầm coi mình như là sếp và coi ekip, quản lý của mình là nhân viên phải tuân theo mọi yêu cầu.


Hành động này không chỉ thiếu khéo léo mà còn gây ra sự phản cảm. Nghệ sĩ nên biết quý trọng ekip của mình vì họ là những người đã cống hiến thầm lặng để nghệ sĩ có thể tỏa sáng trên sân khấu.


Chính vì vậy, nghệ sĩ cần biểu lộ sự tôn trọng và biết ơn đến những hậu phương vững chắc ấy. Họ không chỉ là những người làm việc công, mà còn là những người đồng hành, những người đã đóng góp không ít vào thành công và danh vọng của bạn. Điều này giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả ekip và nghệ sĩ.


Đối với người booking

Khi có người liên lạc với nghệ sĩ để booking, việc đầu tiên mà nghệ sĩ nên làm là dành chút thời gian trao đổi về những mong muốn hoặc yêu cầu chung của họ. Mặc dù có thể đây là một cuộc trò chuyện ngắn, nhưng nó không chỉ giúp nghệ sĩ hiểu rõ hơn về công việc đó có phù hợp với mình không trước khi chuyển sang cho quản lý, mà còn tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và xây dựng thiện cảm từ phía khách hàng.


Sau khi đã tạo được một mối liên kết và đảm bảo rằng cả hai bên đều hiểu rõ về mong muốn và yêu cầu của nhau, nghệ sĩ có thể khéo léo nhờ họ liên hệ với quản lý để thảo luận cụ thể hơn về việc book show. Việc này sẽ giúp cả hai bên làm việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, từ việc thương thảo giá cả đến các điều khoản hợp đồng.


Cách cư xử khi được booking (Nguồn: TOP review)
Cách cư xử khi được booking (Nguồn: TOP review)
Trong khi hợp tác với nhạc sĩ

Trong quá trình hợp tác với nhạc sĩ, nghệ sĩ cần phải thể hiện sự chân thành và vui vẻ, nhưng đồng thời vẫn phải giữ được tính rõ ràng và minh bạch. Cụ thể là việc trao đổi chi tiết, thẳng thắn với nhau về các vấn đề liên quan đến bản quyền tác phẩm, bao gồm cả quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Trong trường hợp không rõ ràng, nghệ sĩ nên thuê luật sư để đảm bảo mọi thứ tuân theo pháp luật. 


Tránh tình huống mà nghệ sĩ, đặc biệt là những người không nổi tiếng, bị mất bài hát hoặc phải trả giá cao để mua lại bản quyền. Hành động này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ mà còn giữ cho mối quan hệ với nhạc sĩ được duy trì tốt. Hơn nữa, nó cũng giúp tránh những tranh chấp sau này có thể dẫn đến những scandal trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của cả hai bên.


Tránh trường hợp hủy job đột ngột

Trong hoạt động nghệ thuật, nếu không có trường hợp bất khả kháng, nghệ sĩ nên tránh việc hủy bỏ các lịch hẹn đã được sắp xếp với phòng thu hoặc đối tác, show diễn. Hành động này không chỉ gây ra phiền toái cho các bên liên quan mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của nghệ sĩ trong ngành công nghiệp âm nhạc. 


Trong trường hợp buộc phải hủy bỏ, nghệ sĩ cần phải thể hiện sự thành thật và chịu trách nhiệm bằng cách xin lỗi và đề xuất các biện pháp bồi thường phù hợp. Điều này giúp duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của sự nghiệp nghệ sĩ.


Không nên hủy show đột ngột (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Không nên hủy show đột ngột (Nguồn: Báo Thanh Niên)

3.3 Đối với đồng nghiệp


Trong môi trường nghệ thuật, việc cư xử với đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng. Nghệ sĩ không nên đánh giá người khác hoặc các tác phẩm của họ một cách tiêu cực, trừ khi bạn là nhà phê bình chuyên nghiệp. Việc này không chỉ giúp tránh cạnh tranh không lành mạnh, mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thoải mái.


Đôi khi, việc đánh giá người khác không tốt có thể do quan điểm và trình độ của chính mình chưa đủ để hiểu. Trong những trường hợp như vậy, nghệ sĩ cần phải cởi mở và văn minh hơn trong cách trình bày quan điểm cá nhân.


Tránh đánh giá tiêu cực về đồng nghiệp (Nguồn: Báo Lao động)
Tránh đánh giá tiêu cực về đồng nghiệp (Nguồn: Báo Lao động)

Chê bai người khác chỉ là cách tự nâng mình lên và không mang lại lợi ích. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc cải thiện kỹ năng của mình và học hỏi từ những người xung quanh. 


3.4 Đối với các mối quan hệ cũ


Trong hành trình phát triển sự nghiệp, mối quan hệ cũ có thể là thầy cô, bạn bè cũ hay những người đã từng đồng hành cùng nghệ sĩ. Khi nổi tiếng, một số nghệ sĩ có xu hướng không muốn nhắc đến những người này, hoặc không muốn liên quan đến họ nữa. Tuy nhiên, hành động này có thể gây mất thiện cảm và mất cơ hội hợp tác trong tương lai.


Nghệ sĩ nên tôn trọng và giữ gìn mối quan hệ với những người từng giúp đỡ, bên cạnh mình khi khó khăn. Nên hiểu quy tắc xử sự với những người đã từng xuất hiện trong quá trình xây dựng sự nghiệp dù là bạn bè cũ hay thầy cô. Hãy chân thành, quý trọng và biết ơn những đóng góp của họ dành cho mình.


Luôn giữ các mối quan hệ cũ (Nguồn: Getfly CRM)
Luôn giữ các mối quan hệ cũ (Nguồn: Getfly CRM)

Nhớ rằng, sự thành công không chỉ đến từ tài năng mà còn từ nhân cách. Những văn hóa sống không đẹp như có trăng phụ đèn sẽ không thể tồn tại lâu dài trong giới nghệ thuật nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung.


4. 3 điều cần tránh đối với nghệ sĩ

Tránh bệnh ngôi sao

Bệnh ngôi sao là hiện tượng phổ biến trong giới nghệ sĩ, khi bạn coi mình là trung tâm của mọi sự chú ý và yêu cầu đặc biệt mà không tôn trọng đến người khác. Những hành động và lối sống thiếu chuẩn mực không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp mà còn đặt nghệ sĩ vào tình thế khó khăn trong đời sống cá nhân. 


Để tránh bệnh ngôi sao, nghệ sĩ cần phải hiểu rằng sự nổi tiếng không đi kèm với quyền lợi đặc biệt, bạn cũng phải có những trách nhiệm và vai trò của riêng mình trong xã hội.Việc tránh xa bệnh ngôi sao giúp bạn giữ vững lòng tôn trọng và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong ngành công nghiệp giải trí.


Tránh phát ngôn về chính trị, pháp luật, tín ngưỡng, tôn giáo

Nghệ sĩ cần nhận ra rằng đụng vào các vấn đề nhạy cảm như chính trị, pháp luật và tôn giáo có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng cho sự nghiệp và đôi khi là chính cuộc sống của mình. Trừ khi bạn có kiến thức và hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực này còn không thì nên tránh phát ngôn hoặc tham gia vào các cuộc tranh luận không cần thiết. 


Việc thiếu sự hiểu biết và chưa cân nhắc trong việc nói về những vấn đề như chính trị và pháp luật có thể dẫn đến hiểu lầm, tranh cãi và thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời nói thiếu chính xác. Vậy nên, việc đụng vào những vấn đề nhạy cảm này được đánh giá là không khôn ngoan và có thể phá nát sự nghiệp chỉ vì một lời nói. 


Tránh tranh cãi trên mạng xã hội

Trong thời đại số hóa này, mọi lời nói, hành động trên các nền tảng mạng xã hội đều có thể được lưu lại, lan truyền rộng rãi và nhanh chóng. Do đó, nghệ sĩ cần hết sức cẩn trọng khi tham gia tranh luận trên mạng xã hội, tránh những cuộc tranh cãi xốc nổi có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.


Việc phát ngôn không suy nghĩ ở quá khứ khi chưa nổi tiếng có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến lung lay sự nghiệp của bạn trong tương lai. Vì vậy, ngay khi bạn muốn trở thành một nghệ sĩ, bạn đã phải tự đặt ra và tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng khi tham gia hoạt động trên mạng xã hội.


Tránh những phát ngôn gây tranh cãi (Nguồn: Báo Lao động)
Tránh những phát ngôn gây tranh cãi (Nguồn: Báo Lao động)

Chúng ta đã cùng Thầy Đoàn Nhược Quý điểm qua một số văn hoá ứng xử cần phải có trong giới nghệ sĩ. Thông qua những kinh nghiệm và lời khuyên của thầy, chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc ứng xử đúng mực và tôn trọng người khác. Nhớ rằng, mỗi hành động, mỗi lời nói của bạn đều phản ánh giá trị và phẩm chất của bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi ADAMMuzic để cập nhật thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho hành trang tương lai của bạn.

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page