top of page
Writer's pictureCTV Âm nhạc

TOP 10 BÀI THƠ CA NGỢI NGƯỜI LÍNH ANH HÙNG BẤT KHUẤT CỦA VIỆT NAM

Nếu như không có những người lính dũng cảm đã xông pha ra chiến trường thì đất nước Việt Nam đã không có nền "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" như lúc bấy giờ. Bởi thế mà đã có rất nhiều bài thơ nói về những người lính trẻ ấy như một lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với họ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của doannhuocquy.vn để đón xem 10 bài thơ hay nhất về họ nhé!


1. Bài thơ về người lính trong kháng chiến chống thực dân Pháp


1.1. Bài thơ Đồng chí của Tố Hữu

Bài thơ được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu ca ngợi về tinh thần chiến đấu của những người lính thời chống Pháp. Tác giả đã sáng tác vào năm 1948 khi ông và đồng đội đã đi lên chiến khu Việt Bắc (thu đông vào năm 1947) và chiến dịch này đã đánh tan thực dân Pháp với quy mô lớn. 


Bài thơ đã tái hiện lại hình ảnh người lính rất chân thực từ nguồn gốc xuất thân, ngoại hình cho tới hành động. Họ là những người nông dân nghèo khổ nhưng vì đều có chung lý tưởng, mục đích chiến đấu nên đã quyết định bước vào chiến trường khốc liệt để giành lại sự tự do, độc lập cho nước nhà.


Mặc dù thời tiết rét đến nỗi “sốt run người”, “miệng cười buốt giá” thế nhưng họ vẫn quan tâm, che chở nhau khi họ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Dù trời có lạnh đến buốt da buốt thịt, vẫn không ngăn được tình đồng đội với nhau vì họ đã xem nhau như một gia đình. Những người đồng đội bên cạnh họ lúc đấy lại chính là người thân ở khoảng cách gần nhất đối với họ.


Bài thơ ngầm thể hiện một niềm tự hào về tình đồng chí, xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Một mối tình cao cả thiêng liêng, cùng chung lý tưởng chiến đấu của những người bình dị khi họ vốn là những người thanh niên trẻ tuổi giàu lòng yêu nước quyết ra trận để đánh giặc.


Người lính trong bài thơ “Đồng chí” là mẫu người trọng tình cảm, biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc với người bạn bên cạnh mình. Họ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”,... Tình đồng đội của họ gắn kết dẫu chiến trường đầy sự khắc nghiệt, thời tiết thì lạnh buốt. 


Có thể nói, tác giả đã sáng tác ra một bài thơ chất chứa đầy cảm xúc, tình cảm của người lính thời kì chống Pháp - họ là những con người dũng cảm nhưng cũng rất nặng về nghĩa tình. 


  “Đồng chí” (Nguồn: toquoc.vn)
  “Đồng chí" (Nguồn: toquoc.vn)

1.2. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Bài thơ đã được Tố Hữu sáng tác vào cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh - đây là một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ khi ông chuyển đến nơi cộng tác mới, kể từ đó ông luôn nhớ về những người đồng đội xưa của mình. Đó chính là lý do khiến ông sáng tác bài thơ này. Một lần nữa, ông được sống lại trong khoảnh khắc ấy tuy gian lao vất vả nhưng nó lại vẻ vang vô cùng vì họ đã không ngại khó khăn, nguy hiểm, hi sinh vì tổ quốc.


Bài thơ đã bộc lộ rõ về nỗi nhớ cũng như niềm tự hào vô cùng của ông đối với những người chiến sĩ đã từng “đồng cam cộng khổ” cùng với mình trong một khoảng thời gian dài. Đó là hình ảnh người lính vừa hào hùng nhưng cũng lại lãng mạn và hào hoa. Bên cạnh các vẻ đẹp vốn có của họ được toát lên, sự hùng vĩ dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng của vùng núi Tây Bắc chính là bước đệm để làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất con người của họ.


Chân dung người lính trong bài thơ hiện lên với vẻ hào hoa cùng với lý tưởng cao đẹp, với cái chết bất tử nhưng đầy bi tráng. Những người chiến sinh Tây Tiến phần lớn là những sinh viên, thanh niên Hà Nội. Mặc dù biết chiến trường rất khắc nghiệt, đầy sự cam go, thiếu thốn, vất vả khi đi lính thế nhưng họ vẫn chấp nhận những khó khăn để ra chiến trường. 


Có thể nói, hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến đã bộc lộ rõ những nét phẩm chất, tính cách đặc trưng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 


“Tây Tiến” (Nguồn: Trung tâm gia sư vina)
“Tây Tiến” (Nguồn: Trung tâm gia sư vina)

1.3. Bài thơ “Việt Bắc” của Quang Dũng

Việt Bắc đã được tác giả sáng tác vào tháng 10 năm 1954 khi những người kháng chiến đã bắt đầu từ miền núi trở về miền xuôi, Trung Ương Đảng và Chính phủ đã rời khỏi chiến khu Việt Bắc trở về với thủ đô. 


Bài thơ vừa là khúc hùng ca vừa là khúc tình ca bi tráng về cuộc kháng chiến cũng như con người kháng chiến trong thời kỳ “bom rơi đạn nổ” ấy. Bài thơ đã tái hiện lại rất rõ khung cảnh người ra đi để rồi chỉ còn sót lại là nỗi nhớ của những người ở lại. Dù những người lính ấy đã đến lúc họ trở về nhưng hình ảnh họ vẫn luôn đọng lại trong tâm trí của người dân Việt Bắc.


Hình tượng người lính trong bài thơ Việt Bắc được Quang Dũng khắc họa một cách chân thực, phải chăng có những giới hạn không thể vượt qua. Đó chính là cái chết, bệnh tật, sự ốm đau có thể tới bất cứ lúc nào mà họ không thể lường trước được: “Không mọc tóc”, “xanh màu lá”, “dãi dầu và về đất”,... Thế nhưng dù thời tiết khiến họ như vậy, những người chiến sĩ dũng cảm ấy vẫn hiện lên một nét đẹp phi thường, một nét hào hùng bi tráng - “dữ oai hùng”, “mắt trừng”.


Dù họ oai hùng biết bao nhiêu nhưng họ vẫn là những chàng thanh niên lãng mạn và hào hoa với lý tưởng sống cao đẹp. Họ nguyện hy sinh, cống hiến sức mình cho đất nước, quyết để máu đổ nhưng quyết không để đất nước rơi vào tay giặc. Hơn thế nữa, sự ra đi của người lính đời đời vẫn luôn khắc ghi trong trái tim của hàng triệu triệu con người Việt Nam.


Như vậy, hình tượng người lính trong bài thơ Việt Bắc đã được tác giả khắc họa ở nhiều góc độ khiến độc giả phải xúc động, trân trọng và biết ơn sự hy sinh thầm lặng của họ dành cho quê hương. 


“Việt Bắc” (Nguồn: Thơ hay)
“Việt Bắc” (Nguồn: Thơ hay)

1.4. Bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan

Bài thơ “Màu tím hoa sim” đã ra đời khi tác giả đang trên đường đi hành quân thì bỗng nhiên nghe tin dữ bà Lê Đỗ Thị Ninh - người vợ đầu tiên của ông đã qua đời khiến ông đau lòng khôn xiết. Nội dung bài thơ đã kể về sự mất mát vô cùng lớn của người con trai trẻ khi đi về thì đã phải đối diện việc người vợ của mình đã ra đi.


Bài thơ đã thể hiện rõ về  những hậu quả, nỗi đau dai dẳng mà chiến tranh đã mang lại. Những người lính dũng cảm thời xưa đã phải gác lại tình cảm với những người thân yêu của mình sang một bên để lên đường kháng chiến.


“Màu tím” ấy vừa thể hiện tấm lòng son sắt của người chồng vừa tượng trưng cho màu váy cưới của người vợ đã khuất. Từ đó có thể thấy bài thơ đã chứa đựng tình cảm rất sâu sắc của người chồng dành cho người vợ thân yêu của mình.


“Màu tím hoa sim” (Nguồn: Báo phụ nữ)
“Màu tím hoa sim” (Nguồn: Báo phụ nữ)

1.5. Bài thơ “Đi tìm cách mạng” của Nguyễn Đình Thi


Bài thơ trên của tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện rất rõ về ý chí kiên cường, bất khuất, dũng cảm của những thế hệ trẻ từ thời xưa. Họ đã không ngại cầm súng, rời căn nhà thân thương để ra đi chiến đấu vì một lý tưởng cao đẹp rằng muốn giành lại độc lập cho đất nước mình, cho những người thân yêu mình. 


Bên cạnh đó, “Đi tìm cách mạng” cũng thể hiện sự sáng suốt của cách mạng Việt Minh và đó cũng là lời tố cáo về những tội ác mà thực dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra cho người Việt Nam. Người lính Việt Nam đã trải qua biết bao sự khó khăn, vất vả, đày ải từ giặc ngoại xâm nhưng họ vẫn luôn cố gắng chiến đấu, cống hiến hết sức mình vì tổ quốc thân yêu.


“Đi tìm cách mạng” (Nguồn: Toplist.vn)
“Đi tìm cách mạng” (Nguồn: Toplist.vn)

2. Bài thơ về người lính trong kháng chiến chống Mỹ


2.1. Bài thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” của Phạm Tiến Duật

Bài thơ được sáng tác cuối năm 1969 tại một ngôi làng nhỏ bên bờ sông Son ở tỉnh Quảng Bình. Ngôi làng ấy cách không xa cổng đường 20 xe ngang qua dãy núi Trường Sơn. Có thể nói rằng, bài thơ đã rất thành công trong việc truyền tải được tình cảm, mạch cảm xúc của thời đại và cả một thế hệ trẻ, dân tộc thời ấy cho tới thời hiện đại ngày nay vì nó đã truyền lửa biết bao nhiêu thế hệ.


“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” đã thể hiện rất rõ tinh thần lạc quan, sức sống mạnh mẽ của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ngày xưa với một niềm tin chắc chắn giành được chiến thắng của họ.

Đối với những người đã tham gia chống Mỹ ở Trường Sơn thời xưa thì bài thơ này chính là một bài hát bất từ, là một kỷ niệm gói gọn trong bảy khổ thơ để rồi khi nhìn lại là sự niềm tự hào mãnh liệt về ý chí chiến đấu, những chiến công mà họ phải nỗ lực trong quá trình dài để gặt hái được.


Những người lính trong thời kì đạn bom, đầy sự chết chóc phải ngày đêm chiến đấu với quân thù nhưng họ vẫn luôn duy trì một tinh thần lạc quan. Những thực tế dù nghiệt ngã, những bi kịch và góc khuất của chiến trang mang đến đều được soi chiếu qua một lăng kính hồn nhiên và tếu táo đến lạ thường. Đối với những người chiến sĩ Trường Sơn đã từng chiến đấu và đã từng hy sinh một thời thì coi đây là một bài thơ bất tử.


“Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây” (Nguồn: Dailymotion)
“Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây” (Nguồn: Dailymotion)

2.2. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Bài thơ này được tặng giải nhất trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. Bằng cách đặt tên nhan đề như trên, bài thơ không chỉ tái hiện lại khung cảnh trần trụi, khốc liệt của cuộc chiến tranh ngày xưa mà còn thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của những chàng lính trẻ. 


Hình ảnh người lính trong bài thơ này là những người lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực, coi thường nguy hiểm, ý chí chiến đấu vì miền Nam độc lập và tâm hồn của một người trẻ luôn có những khát vọng, hoài bão riêng. 


Trước hoàn cảnh khó khăn của những chiếc xe không kính, tư thế của những người lính lái xe vẫn không thay đổi: “ung dung buồng lái” , “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”,... Hình ảnh người lính trong bài thơ hiện lên vẫn luôn trong một trạng thái chủ động sẵn sàng đối mặt với những hiểm nguy có thể xảy ra bất cứ khi nào, họ không sợ hãi và lo lắng trước những thử thách. Dù “bom rơi đạn nổ” nhưng vẫn luôn duy trì trong một tư thế là nhìn thẳng về phía trước khiến người đọc không khỏi ngưỡng mộ.


Dù đang phải đối diện với những khó khăn, những chàng thanh niên trẻ tuổi vẫn giữ một thái độ thật thản nhiên như một điều hết sức bình thường và đã được tác giả khắc họa rõ trong bài thơ: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”,... Tất cả thể hiện một tinh thần lạc quan, vui vẻ và cho thấy sự ngang tàng, yêu đời bất chấp những gian khổ buộc họ phải đối mặt. 


“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Nguồn: Download.vn)
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Nguồn: Download.vn)

2.3. Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân

“Dáng đứng Việt Nam” được viết vào tháng 3 năm 1968 của cuộc Tổng tiến quân mùa xuân Mậu Thân và đây là bài thơ cuối cùng của tác giả. Ông đã tận mắt chứng kiến sự hy sinh đẫm máu của những người chiến sĩ yêu nước thời xưa, để rồi đó chính là nguồn cảm ứng để ông viết nên bài thơ này.


Bài thơ đã khắc họa rất rõ về hình ảnh hy sinh của những người lính. Từ đó đã thể hiện được tinh thần yêu nước sâu sắc, lạc quan và niềm tự hào cũng như lòng biết ơn của tác giả dành cho các anh bộ đội cụ Hồ. Ông cũng là một người chiến sĩ trong cuộc Tổng tiến quân đó và được phân nằm trong đội hình ngoài cửa ngõ Sài Gòn. 


Hình ảnh người lính thật oai phong, lừng lẫy: “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt/ Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng/ Và anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”. Dù họ đã kiệt sức và đã ngã xuống vì chiến trường khốc liệt nhưng ý chí sắt đá và lòng yêu nước nồng nàn đã dìu họ vùng dậy bằng một chút sức lực còn sót lại cuối cùng.


Có thể nói, tác giả Lê Anh Xuân đã rất thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính giải phóng quân bất khuất, kiên trũng, dũng cảm, bi tráng. Dù mãi sau này đất nước có đổi mới, phát triển đến đâu thì những chiến công của các anh vẫn luôn được tưởng nhớ trong trái tim người Việt. 


Dù chúng ta không biết rõ tên tuổi của từng vị anh hùng trẻ ngày xưa nhưng họ vẫn là bức tượng đài quý giá của dân tộc và khiến cho người Việt Nam phải luôn trân trọng, biết ơn và giữ gìn những thành quả của họ dành lại được. Như Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.


“Dáng đứng Việt Nam” (Nguồn: Tiền Phong)
“Dáng đứng Việt Nam” (Nguồn: Tiền Phong)

2.4. Bài thơ “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ

Bài thơ được sáng tác vào tháng 6 năm 1964 trong hoàn cảnh nhiều người chồng phải xa rìa vợ con, những đôi nam nữ đang yêu nhau buộc phải chia tay. Kể từ đó có rất nhiều cuộc tình đẹp phải chia ly, bài thơ đó như là “một bản tuyên ngôn của tình yêu thời cách mạng”.


Có thể nói, những người lính thời xưa - họ chấp nhận rời xa người yêu của mình để ra đi tìm đường cứu nước, mang độc lập về cho quê nhà. Vì một lý tưởng cao cả mà họ phải tạm thời rời xa những người thân yêu của mình. Cuộc chia ly dẫu buồn nhưng lại mang một sứ mệnh vô cùng lớn lao, người lính gánh vác trên vai sự độc lập tự do không chỉ mỗi đất nước mà còn dành cho người thân yêu mình.


 “Cuộc chia ly màu đỏ” (Nguồn: Văn hóa - Xã hội)
 “Cuộc chia ly màu đỏ” (Nguồn: Văn hóa - Xã hội)

2.5. Bài thơ “Người cắt dây thép gai” của Hoàng Nhuận Cầm


Bài thơ được sáng tác vào năm 1971, nói lên tình thần chiến đấu không ngại hiểm nguy, dám xông pha lên chiến trường và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ riêng bài thơ này, những bài thơ khác của ông cũng được định hình rõ nét một giọng điệu thống nhất nhưng lại không dễ nắm bài.


Bài thơ đã để lại một ấn tượng lớn trong lòng người đọc nhờ tác giả đã tường thuật lai rõ ràng. Từ đó thể hiện được ý chí chiến đấu của những người lính trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ khắc nghiệt thời xưa.


“Người cắt dây thép gai” của Hoàng Nhuận Cầm (Nguồn: Bảo tàng văn học Việt Nam)
“Người cắt dây thép gai” của Hoàng Nhuận Cầm (Nguồn: Bảo tàng văn học Việt Nam)

Người lính Việt Nam không chỉ ở mỗi thời kỳ chống Pháp mà kể cả kháng chiến chống Mỹ đều biểu hiện sự quyết tâm, ý chí chiến đấu vững chắc. Dù có thể họ hi sinh bất cứ lúc nào nhưng họ đều vui vẻ, lạc quan trước sự khắc nghiệt đó. Bởi vậy, chúng ta - những người con Việt Nam sống trong thời bình hiện nay phải cố gắng giữ lấy sự độc lập, tự do hiện tại và cố gắng phát triển hơn nữa như một lời cảm ơn đối với những người chiến sĩ anh dũng thời xưa. Hãy theo dõi những bài viết sau của doannhuocquy.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!


Biên tập và tổng hợp bởi đội ngũ Thầy Đoàn Nhược Quý dựa trên Kiến Thức, Trải Nghiệm Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc của Thầy Đoàn Nhược Quý trong dự án Lifelong Learning nhằm mục đích tìm hiểu, bảo tồn, phát huy, kết nối và chia sẻ kiến thức Văn Hoá - Nghệ Thuật - Âm Nhạc đến các Học Viên Thầy Đoàn Nhược Quý trong Chương Trình Phát Triển Nghệ Sĩ Online 1 kèm 1.

Bạn Muốn Trở Thành Ca Sĩ?

Bạn Muốn Được Phát Triển Thành Nghệ Sĩ?

Bạn Muốn Được Học Theo Cách Một Nghệ Sĩ Được Huấn Luyện?



Thầy Đoàn Nhược Quý


留言


  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC PHÁT TRIỂN NGHỆ SỸ 1 KÈM 1 CÙNG THẦY ĐOÀN NHƯỢC QUÝ

ADAM MUZIC
ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN

ĐĂNG KÝ KHOÁ HỌC TẠI ADAM MUZIC

Khoá học đa dạng các lĩnh vực, được đào tạo và phát triển với kiến thức chuyên môn. Huấn luyện và hướng dẫn trực tiếp bởi Thầy Đoàn Nhược Quý cùng cơ sở dạy chất lượng cao:

Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ:

- Thanh nhạc

- Xử lý ca khúc

- Phát triển cá nhân hoá âm nhạc

- Xử lý ca khúc và phát hành tác phẩm

- Kỹ năng trình diễn trên sân khấu và đối đáp truyền thông

 

Học nhạc cùng ADAM MUZIC cùng các kĩ năng:

- Guitar/piano đệm hát

- Thu âm

- Hoà âm & Phối khí

- Sáng tác & Nhạc lý

- Cảm thụ âm nhạc, phong cách thể loại.

- Khoá học Lý thuyết âm nhạc

- Khoá học Sáng Tác 

​​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

Nhạc sĩ Đoàn Nhược Quý - CEO ADAM MUZIC

Công ty được thành lập bởi những thành viên có tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực âm nhạc nghệ thuật, sản xuất âm nhạc. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nghệ thuật cho nhiều đối tượng học viên, nghệ sĩ và thực hiện các dự án thu âm, hoà âm phối khí, sáng tác, dàn dựng chương trình nghệ thuật.


Doanh nghiệp đối tác của ADAM Muzic đều là những thương hiệu, công ty uy tín hàng đầu như: Lexus, BMW, Traveloka, Prudential, TTC, HSBC, iLa, L'oréal, Jollibee, Thế Giới Di Động, laVie, Pizza Hut, HTV,....

Các lĩnh vực hoạt động cực kì đa dạng như: 

- Đào tạo, huấn luyện âm nhạc, nghệ thuật.

- Sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp (âm nhạc thương mại, âm nhạc giải trí, âm nhạc nghệ thuật).

- Cung cấp nghệ sĩ biểu diễn, ca sĩ, ban nhạc, MC.

- Tư vấn và cung cấp các giải pháp âm nhạc chuyên nghiệp
 

Được giảng dạy chi tiết từ cơ bản đến chuyên sâu bởi các giáo viên ADAM Muzic, có lộ trình được cá nhân hoá theo định hướng của bạn. Tham gia các khoá học kỹ năng Online cùng Thầy Đoàn Nhược Quý.

- Khoá học Phát Triển Nghệ Sỹ 1 kèm 1 - 20 Buổi

- Khoá học Lớp Nhóm - 20 Buổi,

- Khoá học Thanh Nhạc Cấp Tốc - 8 Buổi

- Khoá học Nhạc cụ, Hoà âm Phối Khí, Thu âm,...

​LIÊN HỆ TẠI ĐÂY

bottom of page