Để mở đầu cho bài viết ADSR trong sản xuất ngày hôm nay, chắc hẵn các bạn cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này ít nhất 1-2 lần trong việc sản xuất âm thanh rồi phải không?
Vậy ADSR là gì? Tại sao ADSR lại ứng dụng trong việc sản xuất âm thanh và chức năng của ADSR này là gì? Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1.ADSR là gì?
ADSR là viết tắt của Attack, Decay, Sustain và Release. Đây là bốn thuật ngữ trong ADRS, giúp các bạn có thể thay đổi độ dài của âm thanh. Ví dụ với một âm thanh là tiếng Snare đang “gõ vào bề mặt trống” thì ADSR là cách đo thời gian mà khi “dùi trống được gõ xuống bề” cần để bắt đầu âm lượng xảy ra đến tối đa và thời gian bắt đầu tắt dần đi. Bằng cách thay đổi từng cài đặt này (Attack, Decay, Sustain, Release), bạn sẽ quyết định được âm lượng của âm thanh và thời gian nó duy trì âm lượng ấy.
Attack:
Là giai đoạn bắt đầu đi lên mức độ “cực đại” cụ thể để các bạn dễ hiểu hơn chính là “âm thanh đạt ngưỡng tối đa”. Bạn có thể thấy tại hình trên, khi tín hiệu (đường vẽ màu xanh dương) bắt đầu ở giai đoạn này nó từ mức số 0 nhảy vụt lên chỉ trong một khoảnh khắc. Thường giai đoạn này diễn ra rất nhanh, nếu ta thay đổi thông số Mili giây của Attack càng cao thì Attack càng chậm. Attack tùy thuộc vào từng mục đích mà ta sử dụng.
Decay:
Là thời gian để âm thanh cần để “rơi” từ đỉnh xuống. Nói cách khác, Decay là thời gian mà âm thanh cần để âm thanh từ âm lượng cao nhất xuống âm lượng duy trì (sustain).
Âm thanh có Decay chậm sẽ mất một thời gian tương đối để âm thanh đạt âm lượng thứ cấp được thiết lập bởi Sustain.
Âm thanh có Decay nhanh sẽ làm cho âm thanh từ âm lượng Attack xuống nhanh hơn về âm lượng duy trì (Sustain).
Sustain:
Sustain chính là độ tĩnh của âm thanh sau khi Attack.
Nếu như một âm thanh có thể giữ âm lượng trong một thời gian dài, tức là nó có Sustain cao.
Nếu nó trở nên yên tĩnh, tức là Sustain thấp.
Sustain và Decay thực sự liên quan đến nhau. Sustain quyết định mức độ to của âm thanh sau khi âm thanh ban đầu được tạo ra. Decay xác định thời gian cần để âm thanh đạt được âm lượng thứ cấp đó.
Release:
Release chính là khoảng thời gian mà âm thanh hoàn toàn im lặng.
Một âm thanh có Release dài sẽ mất nhiều thời gian để hoàn toàn im lặng
Một âm thanh có Release nhanh sẽ chỉ cần ít thời gian để hoàn toàn im lặng.
2. ADSRs trong Synths
ADSR là một trong những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế âm thanh (Design Sound). Những cái đặt trong Design Sound đều rất quan trọng, tuy nhiên nó sẽ trở nên hỗn độn nếu thiếu ADSR. Dưới đây là một số thông số ADSR cho các Synths thông dụng
Nói chung, nếu bạn muốn âm thanh của mình nổi bật, bạn sẽ cho Attack nhanh và Release nhanh. Còn nếu bạn muốn âm thanh chìm về phía sau, bạn có thể cho Attack chậm và Release chậm.
3. Tổng quan
Như vậy với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ADSR và các ứng dụng của nó trong kỹ thuật Mixing giúp cân bằng bản Mix. Rất hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Xin chào và hẹn gặp lại.
Commentaires