top of page
THƯ VIỆN VĂN BẢN NHẠC XƯA (2).png

THƯ VIỆN TỔNG HỢP
VĂN BẢN NHẠC XƯA

THƯ VIỆN TỔNG HỢP
VĂN BẢN NHẠC XƯA

SƠN NỮ CA 

Trần Hoàn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng từ thời tiền chiến, dù sau năm 1954 ông sinh sống và công tác ở miền Bắc nhưng những ca khúc được ông sáng tác từ thập niên 1940 vẫn được công chúng yêu nhạc miền Nam yêu mến, đó là 2 bài Lời Người Ra Đi và Sơn Nữ Ca.

Sơn nữ ở đây cũng chẳng phải là cô sơn nữ đích thực nào cả, mà chính là các cô nữ sinh Huế tại vùng kháng ᴄhιến. Chính vì được viết ra để từ chối tình cảm, đồng thời khẳng định chí hướng của riêng mình khi đó nên hai câu cuối cùng của ca khúc, nhạc sĩ Trần Hoàn đã viết.


Bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ luyến láy linh hoạt với tiết tấu rất nhanh, Sơn Nữ Ca tựa như một bản giao hưởng đẹp của những âm thanh réo rắt, rúc rích nơi núi rừng hoang sơ. Đây là một ca khúc rất khó để hát cho hay, không chỉ đòi hỏi những giọng ca cao vút, thánh thót mà còn đòi hỏi một trường giọng vững vàng để giữ nhịp.

Van ban Son Nu Ca - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Son Nu Ca 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

THIÊN THAI

Trong nền tân nhạc Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào mà tài năng đạt đến đỉnh cao nhất ngay khi vừa thành niên như trường hợp của nhạc sĩ Văn Cao.
Mở đầu bài hát, Văn Cao mượn ngay câu chuyện của hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu trong U Minh Lục của Lưu Nghĩa Khánh (đời Tống) đi lạc đến Thiên Thai để kể câu chuyện “đi lạc” của chính mình. Xưa, hai chàng Lưu Nguyễn vì mải mê hái thuốc, đắm chìm trong hoa thơm cỏ lạ mà được dịp nếm đào tiên, đi vào tiên cảnh, vui vầy cùng tiên nữ. Nay, Văn Cao vì mê mẩn theo “tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng” mà “lạc hồn” vào cõi tiên xưa lúc nào không hay.

Quả thực, Văn Cao đã khởi lên không chỉ những câu hát, những khung hình, mà là cả một thước phim dài ấn tượng với những cảnh sắc mơ hồ, lấp loáng, hư hư thực thực với những rung động, những âm thanh thánh thót xa gần, tưởng như chạm được rồi nhưng lại không thể, tựa như một giấc mơ. Giấc mơ ngàn đời không thể chạm tới của loài người. Và giống như lời nhạc sĩ Phạm Duy, Thiên Thai mãi mãi là một khu vườn cấm mà ta chẳng thể nhìn thấy, chẳng thể bước vào, chỉ có thể ngắm nghía và tận hưởng qua lăng kính của “người sông Ngự.”

Van ban Thien Thai - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Thien Thai 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

SUỐI MƠ

Theo lời kể của những người thân trong gia đình Văn Cao. Dòng “Suối Mơ” thanh tao, “thoát tục” này chính là dòng suối chạy quanh khu đền Cấm, ở thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng, Lạng Sơn.


Khi xưa, đền Cấm là một khu vực rất yên tĩnh, xanh mát với những gốc xoài rừng, vải rừng cổ thụ rất lớn. Dãy núi Cai Kinh ở phía Tây luôn che chắn cho khu đền khỏi ánh nắng buổi chiều, từ sau 3h chiều là hoàn toàn không còn thấy ánh nắng, vì vậy khu vực quanh đền luôn được bao bọc bởi bầu không khí mát lạnh và trong lành. Cảnh quan tuyệt đẹp nơi đây đã không còn nữa từ năm 1968 khi quốc lộ 1A bắt đầu thành hình.


Ai đã từng một lần dừng chân bên bờ “suối mơ” thần tiên ấy, bên dòng nước trong veo lững lờ soi bóng nắng, nhìn bóng thuỳ dương xanh ngát đôi bờ, nghe tiếng suối róc rách, ngắm hoa trôi lừng hương gió ngát, trông đàn nai đùa trên khóm lá vàng tươi,.. hẳn không thể cưỡng lại ước mơ được sống trong một ngôi nhà bên suối, để tận hưởng dài lâu cảnh sắc thần tiên, thoát tục ấy, để gột rửa mọi ưu tư, phiền muộn và thanh lọc tâm hồn.

Van ban Suoi Mo - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Suoi Mo 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

BUỒN TÀN THU

Dù không được được sinh ra trong gia đình dòng dõi nghệ thuật, cũng không được ăn học tới nơi tới chốn vì nhà rất nghèo, nhưng bằng tài năng thiên phú, nhạc sĩ Văn Cao có sáng tác đầu tay là bài Buồn Tàn Thu khi chỉ mới 16 tuổi, một tuyệt phẩm mang những nỗi trăn trở vượt xa tầm của một thiếu niên 16 tuổi thông thường.

“Lướt đi” được Thái Thanh ngân giọng kéo dài, làm người nghe có thể hình dung ra được hình ảnh người đang đi ngoài sương gió với sự lạnh lẽo, cô độc. Âm nhạc là tượng thanh, đồng thời cũng tượng hình một cách rõ rệt qua giọng hát điêu luyện đó. Nhắc đến Buồn Tàn Thu, người ta nhớ đến Thái Thanh. Nhưng trước đó, thời kỳ thập niên 1940, vào thuở sơ khai của nền tân nhạc, có một kẻ du ca mang Buồn Tàn Thu đi trình diễn khắp mọi miền đất nước, và là một trong những người hát bài này đầu tiên. Đó chính là nhạc sĩ Phạm Duy, người mà sau đó trở thành bạn tri kỷ của nhạc sĩ Văn Cao – tác giả Buồn Tàn Thu. Nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết đề tựa cho Buồn Tàn Thu là: “Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn”.

Nhờ bóng chim uyên, nhờ gió đưa duyên Chim với gió bay về: chàng quên hết lời thề…
- Người chinh phụ đêm đêm chờ chồng, nghe những tiếng bước độc hành trong sương gió ngoài kia. Biết bao lần nàng mong đó là bước chân của người yêu trở về. Nhưng hỡi ôi, những ái ân ngày cũ, những lời hẹn thề xưa nay đã trở thành xa xôi, rồi cũng đã cuốn theo những chiếc là mùa thu cuối cùng đang dần tàn rơi.

Van ban Buon Tan Thu - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

THU SẦU

- Thập niên 1960, mối tình đơn phương mà nhạc sĩ Lam Phương dành cho danh ca Bạch Yến đã trở thành nguồn cảm tác để ông sáng tác nhiều ca khúc bất hủ trong sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy của mình, tiêu biểu nhất trong số đó là Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Tiễn Người Đi, và Thu Sầu.

 

Sau này nhạc sĩ Lam Phương cũng đã thừa nhận rằng tình cảm ông dành cho nữ ca sĩ Bạch Yến là có thật, nhưng vì thiếu tơ duyên nên không thể thành đôi, nên từ đó trong tâm tư của ông thì “tình vẫn chưa yên” suốt nhiều năm trời, và dù “thương chi cho lắm” nhưng cuối cùng cũng xa nhau, xa về khoảng cách trái tim lẫn khoảng cách địa lý. 


Năm 1959, khi nhạc sĩ Lam Phương lập gia đình thì trong cùng năm đó Bạch Yến cũng rời Việt Nam để sang Pháp du học. Năm 1963, cô trở về nước hát phòng trà một thời gian trước khi lên đường sang Mỹ năm 1965 và có 12 năm liên tục lưu diễn khắp nước Mỹ, xuất hiện ở những show nhạc lừng danh trên xứ cờ hoa. Trong 12 năm đó, cô có vài lần trở về thăm Việt Nam rồi ra đi vội vã. Chính những lần đi và về đó đã để lại những vương vấn trong lòng nhạc sĩ Lam Phương, nên ông viết thành những lời ca rất day dứt trong nhiều bài hát nổi tiếng.

VĨNH BIỆT

“Vĩnh Biệt” là tên một ca khúc rất buồn được nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khoảng năm 1964, khi ông nghe tin một nữ ca sĩ mà ông mến mộ đã lên xe hoa về nhà chồng. Giữa nhạc sĩ Lam Phương và cô ca sĩ nổi tiếng kia dẫu chưa bao giờ là một đôi, nhưng với tâm hồn nhạy cảm của một nhạc sĩ tài hoa, ông đã sáng tác một ca khúc rất sầu bi mà tưởng như là đang than thở cho số phận của chính mình.


Cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương đã trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp và chuyện tình cảm, đã trải qua những thăng hoa hạnh phúc cũng như muôn vàn nỗi đau. Có lẽ vì quá tài hoa và đa cảm nên ông đã tự chuốc lấy cho mình những nỗi sầu, đó cũng là niềm cảm hứng dạt dào để viết nhạc, cho dù cảm xúc chỉ xuất phát từ những câu chuyện tình vu vơ thoáng qua. Cuộc đời người nghệ sĩ được ví như là một kiếp tằm suốt đời phải nhả tơ, làm ra những tấm vải gấm lung linh sắc màu giúp đời, nhưng cuối cùng rồi tằm lại chui vào những cái kén của riêng mình và ôm sầu cô đơn.

KIẾP NÀO CÓ YÊU NHAU

Có thể nói, nếu bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” của Minh Đức Hoài Trinh là những dòng thơ ủ rũ, sầu buồn, nhiều day dứt, suy tư thì ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” qua lăng kính Phạm Duy là những trường đoạn cảm xúc mãnh liệt, cuốn hút và rực rỡ. Phạm Duy giống như một vị đạo diễn tài ba, đẩy “kịch bản” của Minh Đức Hoài Trinh lên sân khấu thêm thắt những đoạn đóng mở, âm thanh, ánh sáng, sắc diện nhân vật,.. làm thành một vở diễn lôi cuốn, xúc động, chinh phục và lấy đi nhiều nước mắt của người thưởng ngoạn. Và vị “đạo diễn” tài ba Phạm Duy cũng may mắn không kém khi có được cho mình một giọng ca vô cùng điêu luyện và tài năng đó chính là nữ danh ca Thái Thanh với cung giọng thổn thức, xốn xang ở những đoạn trầm và nức nở, nghẹn ngào, đầy ma mị, liêu trai ở những đoạn cao trào.

Nguồn bài viếthttps://nhacxua.vn/hoan-canh-sang-tac-va-y-nghia-cua-ca-khuc-kiep-nao-co-yeu-nhau-pham-duy-minh-duc-hoai-trinh/ 

MẮT BIẾC

Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên từng tâm sự, Mắt Biếc là một trong những bản tình ca mà ông tâm đắc nhất. Có lẽ bởi, khác với nhiều nhạc phẩm trước đó, khi viết Mắc Biếc, Ngô Thuỵ Miên đã có sự “cứng cáp” và từng trải nhất định cả trong đời sống và trong âm nhạc. Từng lời hát sâu lắng, điệu nhạc lả lướt, hoà quyện cuốn người nghe chìm trôi vào vùng ký ức xa xưa êm ả, như thơ như mơ.
 

Nhắc đến hai chữ Mắt Biếc, hẳn nhiều người ở thế hệ 8x-9x sẽ nhớ đến cuốn tiểu thuyết Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên vào năm 2019. Tất cả những Mắt Biếc ấy đều nói về những mối tình thơ mộng nhưng không thành, những mối tình “như kiếp mây trôi”. Cái kết của bộ phim và của cuốn tiểu thuyết đều không trọn vẹn, đều day dứt và ám ảnh như lời ca khúc Mắt Biếc của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên. Một cái kết khác hẳn với những cái kết có hậu ở nhiều tác phẩm trước và sau đó của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Phải chăng, khi viết tiểu thuyết Mắc Biếc, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có sự đồng cảm sâu sắc với nhạc phẩm Mắt Biếc của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên?

Van ban Thu Sau - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Thu Sau 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Vinh Biet- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Vinh Biet 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Kiep Nao Co Yeu Nhau 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Kiep Nao Co Yeu Nhau 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Mat Biec 1- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Mat Biec 2- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

THÀ NHƯ GIỌT MƯA

Những cơn mưa thường đem đến cho người ta tâm trạng buồn mênh mang khơi nguồn niềm nhớ, và những giọt mưa khơi gợi cảm xúc cho những người mang tâm hồn đa sầu đa cảm. Nhưng để ước làm mưa “vỡ”, mưa “khô” rồi mưa “ôm” tượng đá thì không phải ai cũng có lần ước, vì đó là tâm tư của người đang mang “nỗi sầu vạn kiếp” thất tình, mới có lúc bi ai vì tình yêu không như mong muốn, bỗng thèm làm giọt mưa, nhìn mưa mà tưởng mình là từng giọt vỡ buồn trăm năm trên mặt tượng đá cô đơn.


Duyên chính là “người từ trăm năm” trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Bài thơ Khúc Tình Buồn đã được Nguyễn Tất Nhiên viết từ năm 14 tuổi, nên không có những câu như “ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu”. Những câu này, cùng với các câu hát nhắc tới đích danh tên Duyên được nhạc sĩ Phạm Duy thêm vào dựa theo lời kể của chính Nguyễn Tất Nhiên vào năm 1970. Khi đó Nguyễn Tất Nhiên thi rớt tú tài, còn nàng vào trường Luật, điều này càng làm xa cách thêm mối tình buồn. Đã 4 năm trôi qua nhưng Duyên vẫn thờ ơ không đoái hoài đến mối tình si của thi sĩ si cuồng, cứ hát hoài điệp khúc “đau lòng ta muốn khóc” dưới trời mưa.

XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ

Ca khúc Xuân Này Con Không Về được nhóm Trịnh Lâm Ngân sáng tác vào cuối thập niên 1960. Có rất nhiều người kể lại rằng vào thời đó, mỗi dịp đầu năm ở nơi tiền đồn, anh lính nào mà nghe Duy Khánh hát bài này là chỉ muốn buông súng để về ngay dưới mái tranh nghèo.
 

Dù là một ca khúc buồn, có thể là một trong những bài buồn nhất của nhạc vàng, và ngày xuân người ta thường thích nhạc có giai điệu vui tươi để chào đón năm mới. Tuy nhiên có sự nghịch lý là đa số bài nhạc xuân của dòng nhạc vàng lại là nhạc buồn, phản ánh tâm tư tình cảm của một lớp người, một thế hệ người Việt trong thời ly loạn. Xuân Này Con Không Về là ca khúc tiêu biểu nhất trong số những bài nhạc xuân đó, đã được yêu thích suốt hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt là với tiếng hát Duy Khánh cả trước và sau năm 1975.

Van ban Tha nhu giot mua 1- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Tha nhu giot mua 2- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Xuan nay con khong ve - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Xuan nay con khong ve 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

NÀNG ÁO TÍM

Nàng Áo Tím là một ca khúc của nhạc sĩ Anh Bằng và không phải là quen thuộc với nhiều người, gần như là đã bị thất truyền cho đến khi được chính tác giả giao cho ca sĩ Đan Nguyên hát lại trên Asia 76 vào năm 2015. Trước đó, bài hát này được ca sĩ Kim Loan thu âm lần đầu tiên trong dĩa nhựa của Asia Sóng Nhạc từ năm 1966, và sau đó đã bị lãng quên tròn nửa thế kỷ.


Bài hát Nàng Áo Tím nói về một chuyện tình buồn và cái kết không trọn vẹn giữa hai người cùng chung lối xóm, vì hai người ở chung xóm nên có thể được gặp nhau hàng ngày mỗi khi cô gái đi ngang nhà, dẫn lối cho một chuyện tình đến thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở những lần một người đứng lặng nhìn, còn một người thì thẹn thùng nghiêng nón che môi cười, ấp úng và e ngại, bởi vì còn những nỗi niềm riêng nên tình chưa thể ngỏ.

- Thời gian trôi qua, cuộc tình vẫn lặng lẽ, mà tuổi xuân của người con gái thì thật ngắn, nên một ngày kia nàng áo tím bước lên xe hoa theo chồng, bỏ lại sau lưng những ngày mòn mỏi chờ một tiếng yêu vẫn chưa thành câu từ người chung lối xóm.

Van ban Nang ao tim 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Nang ao tim 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

SẦU LẺ BÓNG

Bài hát Sầu Lẻ Bóng mà nhạc sĩ Lê Dinh nhắc tới là 1 trong hàng trăm ca khúc nổi tiếng trong suốt sự nghiệp 60 năm sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, một bài hát được xem là “kinh điển” nhất của thể loại nhạc vàng với giai điệu bolero, mang đầy đủ những yếu tố để từ một bài nhạc đại chúng đã trở thành ca khúc bất tử cùng năm tháng: Giai điệu mượt mà, tình cảm, lời nhạc trau chuốt và thật da diết.
 

Mở đầu bài hát là tiếng gọi “Người ơi” nghe chan chứa, trìu mến gửi đến người tình đã xa cách, với tâm tình rằng “khi cố quên là khi lòng nhớ thêm”. Vẫn biết là nhớ thương và chờ đợi này chỉ là vô vọng, hãy cố quên để bớt thương đau hờn tủi, nhưng khi tình trót trao rồi, kỷ niệm của tình yêu trót sâu đậm trong lòng rồi thì không dễ gì mà quên được. Càng cố tìm quên lại càng nhớ thêm, lòng yêu đã trao trọn cho một người rồi thì không bao giờ phai nhạt. Chuyện tình của người con gái khi bước chân vào đường yêu đã nhận lấy đắng cay sầu tủi, vì phải cô đơn một mình khi người yêu từ giã lên đường chưa hẹn được ngày về. Nàng đã khóc mỗi đêm mưa buồn hiu hắt bên song vì một mình một bóng trông đợi người yêu.

ĐÊM TÀN BẾN NGỰ

Trong gia tài đồ sộ những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, công chúng yêu nhạc nhớ đến nhiều nhất bài hát Đêm Tàn Bến Ngự. Đây là bài hát có giai điệu đậm chất trữ tình, thiên về tả cảnh với những hình ảnh rất thơ nhưng cũng rất buồn đặc trưng của xứ Huế. Giai điệu trầm lắng ngân nga, như là đưa từng lời hát trôi trên sông nước nhẹ nhàng êm ái, như con thuyền lững lờ trôi trên dòng Hương lặng lẽ, mênh mông và vô định. Trong bài viết này, xin gừi đến các bạn 4 phiên bản Đêm Tàn Bến Ngự thu thanh trước 1975 của 4 nữ danh ca đều là người Huế: Minh Trang, Thanh Thúy, Hà Thanh và Ngọc Cẩm.
Bài hát đã gần như mượn hết những cặp hình ảnh mô tả tình yêu đôi lứa trong ca dao Việt Nam : thuyền – bến, gió – trăng, bèo – nước… Mượn hình bóng để viết thành lời ca ai oán, nức nở và than thở cho một mối tình bẽ bàng.

Van ban Sau Le Bong 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Sau Le Bong 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Dem Tan Ben ngu 1- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Dem Tan Ben ngu 2- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

MẤT NHAU RỒI

Vào một buổi sáng đầu năm 1971, người bạn của Giao Tiên là nhạc sĩ Nguyên Thảo (tác giả Lời Đầu Năm Cho Con, Ngày Con Về…), (đồng thời cũng là người điều hành cơ sở xuất bản tờ nhạc mang nhãn hiệu “NT” được nhiều người biết đến) đã đề nghị nhạc sĩ Giao Tiên viết về một ca khúc nói về tình yêu dang dở, với yêu cầu là phải có ca từ dễ nhớ, dễ thuộc, giai điệu phải dễ hát để đáp ứng xu hướng thưởng thức âm nhạc rất lớn của giới khán giả bình dân đại chúng thời đó. Nhạc sĩ Nguyên Thảo là một nhà xuất bản âm nhạc, nên hơn ai hết, ông biết rõ những ca khúc như vậy sẽ bán rất chạy vì hợp với số đông người yêu nhạc.


Nhận lời đề nghị, ngay tối hôm đó nhạc sĩ Giao Tiên đã giam mình trong phòng để hoàn thành ca khúc Mất Nhau Rồi trong thời gian rất ngắn. Ông đã từng chia sẻ về quá trình sáng tác một bài hát của mình trên báo chí như sau: “Khi đủ cảm xúc thì một tác phẩm có thể chỉ sau vài giờ là hoàn thiện. Cũng có khi một tác phẩm cần trau chuốt đến cả tháng hay vài tháng. Nhưng tôi thường sáng tác khi lồng ngực đã căng tràn cảm xúc. Khi đó nốt nhạc thăng hoa không theo định hướng mà nó rất bình dị tự nhiên”. Với ca khúc Mất Nhau Rồi, nhạc sĩ Giao Tiên viết nhạc và lời song song với nhau, chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ thi hoàn tất.

Van ban Mat Nhau Roi - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Mat Nhau Roi 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

VÓ NGỰA TRÊN ĐỒI CỎ NON

Xưa nay, loài ngựa thường tượng trưng cho sự phóng khoáng, hoang đàng, thích chinh phục những miền đất mới, hoặc nỗ lực vượt qua nghịch cảnh. Đặc biệt là loài ngựa hoang còn là biểu tượng của sự tự do khoáng đạt. Trong ca khúc Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non, nhạc sĩ sử dụng hình ảnh những chú ngựa phiêu du, tung vó trên đồi cỏ để nói lên tiếng lòng mình. Bài hát chính là nỗi lòng của tác giả, khao khát tự do mãnh liệt để được sống trong khoảng trời rộng lớn của tình yêu.
Khi viết “mười năm lạc loài”, có lẽ nhạc sĩ muốn nhắc về quá khứ vừa mới qua, là một thời tuổi trẻ đã từng tự đày đọa mình như một kẻ lạc loài trong những triền miên hận thù nhỏ nhen của cuộc mưu sinh. Nay nhìn lại thấy tiếc nuối vì đã trót “vong thân” và “vong ân” mười năm trời, phí hoài một thời hoa niên.
Đoạn cuối bài hát là lời mời gọi người yêu nhỏ, hãy cùng nhau bỏ lại sau lưng tất cả những phiền muộn, xa rời vùng mây tăm tối của quá khứ, bỏ qua những bon chen nơi chốn phồn hoa để theo nhau về lối trăng hiền để cùng nhau chung sống yên vui hạnh phúc mãi về sau.

Van ban Vo ngua tren doi co non - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Vo ngua tren doi co non 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

THƯ NGOÀI BIÊN TRẤN

Nhạc sĩ Giao Tiên kể lại rằng ông sáng tác bài này năm 1970, và nhận thấy bài hát rất thích hợp với ca sĩ Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), nên sau khi viết xong đã cầm lên đài phát thanh Quân Đội để gặp và đưa cho Nhật Trường. Tuy nhiên sau khi xem xong, Nhật Trường ngẫm nghĩ 1 hồi rồi từ chối. Sau đó nhạc sĩ Giao Tiên bán bản quyền Thư Ngoài Biên Trấn cho hãng dĩa Asia Sóng Nhạc của ông Nguyễn Tất Oanh, ông Oanh giao lại bài này cho Lê Dinh, rồi Lê Dinh đưa cho cô học trò nổi tiếng của mình là Trang Mỹ Dung thu thanh trong dĩa Sóng Nhạc
Sau đó một thời gian, khoảng năm 1973, Giao Tiên phụ trách làm biên tập cho băng nhạc Kim Đằng từ cuốn số 3 đến số 5. Ông đã đổi tên bài hát Thư Ngoài Biên Trấn thành Lời Tình Viết Vội, sửa lại một ít phần ca từ để ưng ý hơn, rồi nhờ người quen đưa cho Nhật Trường mời thu âm lần 2. Lần này thì Nhật Trường đồng ý hát với phần thu âm của Lê Văn Thiện
Vì Nhật Trường quá thành công với Lời Tình Viết Vội, nên nhiều người đã nhầm tưởng là ông cũng là tác giả. Sau khi ông qua đời, những người con của ông đã đưa cả ca khúc này vào danh sách bài hát của Trần Thiện Thanh để bán tác quyền, vì vậy đã xung đột với quyền lợi của tác giả thực sự của bài hát là nhạc sĩ Giao Tiên. Tuy nhiên nếu nhìn lại tờ nhạc Thư Ngoài Biên Trấn phát hành năm 1970 này có ghi rõ ràng tên tác giả chính xác.

Van ban Thu Ngoai Bien Tran - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Thu Ngoai Bien Tran 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

SẦU TÍM THIỆP HỒNG

Trong làng nhạc Sài Gòn đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Hoài Linh nổi tiếng với biệt tài viết lời rất hay cho các ca khúc nhạc vàng, nên đã có nhiều nhạc sĩ viết nhạc xong rồi mang đến nhờ nhạc sĩ Hoài Linh đặt lời giúp, như nhạc sĩ Minh Kỳ. Những ca khúc nổi tiếng được 2 nhạc sĩ Hoài Linh và Minh Kỳ hợp soạn là Biệt Kinh Kỳ, Cánh Buồm Chuyển Bến, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Khói Lam Chiều, đặc biệt là Sầu Tím Thiệp Hồng.
 

Ca khúc kể về mối tình sầu thảm của một chàng trai, dù đã yêu say đắm cô gái nhưng mãi không dám ngỏ lời, đến khi ngỏ lời thì không còn kịp nữa bởi cô gái đã chuẩn bị lên xe hoa với người khác. Những mối duyên “hụt” như vậy xảy ra khá thường xuyên ở thế kỷ 20, khi mà tình cảm trai gái không được tự do, phóng khoáng, bạo dạn như ngày nay. Chàng trai trong ca khúc cũng như bao chàng trai mới lớn khác, có lẽ mới chỉ vừa biết yêu lần đầu.
 

Rất nhiều đêm, dưới ánh sao trời, chàng trai mơ về một cuộc tình tươi đẹp thắm sâu với cô gái và ngủ quên trong giấc mơ hư ảo đó. Nhưng gió đêm nào có để cho chàng đi đến tận cùng giây phút thăng hoa với “làn môi xinh tuyệt vời” của người yêu. Chàng giật mình thức giấc và hụt hẫng biết rằng đó chỉ là một giấc mơ hư ảo.

Van ban Sau Tim Thiep Hong - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Sau Tim Thiep Hong 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG

Khi mới “hồn lỡ sa vào đôi mắt em”, chàng trai hẳn đã nung nấu nhiều mơ ước, thầm mong nhanh chóng công thành danh toại để xứng đáng với nàng, để đón nàng về dinh. Nhưng sự đời vẫn còn là: “Đời lắm phong trần tay trắng tay/ trời đông ngại gió lùa vai gầy”. Với hoàn cảnh “tay trắng”, “vai gầy”, áo mỏng “gió lùa” như vậy, làm sao chàng có tự tin bao bọc, che chở cho nàng, xây đắp cho nàng một mái nhà êm ấm.


Nàng là tiểu thư khuê các, gia đình quyền quý. Dù tình yêu có sâu đậm, thắm thiết nhiều đến thế nào đi nữa, chàng làm sao vượt qua được bức tường ngăn cách cao vời vợi đó. Chàng đành mãi khép tâm tư, chẳng dám “mơ ước” điều gì: “Thì thôi mơ ước chi nhiều” Và điều gì đến đã phải đến, không thể tránh khỏi. Nàng lên xe hoa về nhà chồng như bao cô gái tới tuổi thành thân khác.
 

Có lẽ chỉ đến khi tiễn nàng lên xe hoa, chàng mới thực sự thấm thía sâu sắc sự cách biệt quá lớn giữa họ: “Bên nhau sao tình xa vạn lý, cách biệt mấy sơn khê”. Chàng lặng lẽ trông theo bóng nàng xa khuất trong niềm đau khổ tột cùng. Dẫu vậy, cho đến tận thời khắc ngang trái, bẽ bàng này, chàng vẫn “chết chìm” trong đôi “mắt xanh biển sâu” của nàng. Tình yêu của chàng dành cho nàng vẫn không hề đổi thay, phôi phai.

Van ban Ve dau mai toc nguoi thuong - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Ve dau mai toc nguoi thuong 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI

Từ thời thập niên 1940, chứng kiến hoàn cảnh ly loạn, các nhạc sĩ thời tiền chiến đã sáng tác những ca khúc có nội dung như vậy và đã trở thành bất hủ, như là Trở Về (Châu Kỳ), Tình Quê Hương (Việt Lang), thời thập niên 1950 có thêm các ca khúc Làng Tôi (Chung Quân), Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương). Đỉnh điểm là cuộc di cư năm 1954, khi vào đến miền Nam, nhiều nhạc sĩ đã sáng tác những ca khúc nhớ về xứ Bắc: Chiều Mưa Nhớ Bắc (Hoàng Trọng), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành), Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (Phạm Đình Chương), và được yêu thích nhất có lẽ là Nỗi Lòng Người Đi, một ca khúc được nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác trong 10 năm.


Tuổi mười tám là tuổi vừa biết mộng mơ khi bước vào đời, nên khi vừa biết mới bước vào đường yêu, lòng tràn đầy tha thiết cùng chung mộng ước về tương lai. Nhưng khi xa Hà Nội rồi thì “bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều”, tình yêu bị ngăn cách không phải do lòng người, mà vì hoàn cảnh phải chia xa rời nhau mỗi người mỗi phương trời khác. Chàng trai luôn nhớ về quê và người yêu cũ, khi nỗi lòng chất ngất dâng cao, mới gọi tên quê quán thiết tha với nỗi lòng tha thiết của người đi xa, câu “Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ” chứa đầy tình yêu và luyến tiếc pha với nỗi lo trăn trở của người đi xa, khi đã ra đi biền biệt không biết ngày nào mới trở lại.

CHỈ HAI ĐỨA MÌNH THÔI NHÉ

Trong hàng ngàn ca khúc nhạc vàng nổi tiếng được sáng tác trước năm 1975, hiếm thấy ca khúc nào có lời hát nhẹ nhàng, lãng mạn và thể hiện sự quyến luyến mặn nồng của tình nhân đến như vậy. Có lẽ những ai đã được trải qua một tình yêu say đắm đều cảm nhận thực sự được ý nghĩa của bài hát: Chỉ cần được ở bên cạnh người yêu, và dù chỉ có 2 người bên nhau thôi, thì mọi gian khổ đều như không. Chỉ cần được sống với người mình yêu thương, người ta có thể chống chọi được với mọi thử thách của cuộc đời.
 

Yêu nhau và mơ về một bến bờ hạnh phúc, họ chỉ cần một mái nhà nhỏ bé để che chở cho đôi mái đầu xanh luôn cùng nhau tay nắm vai kề. Dù sớm khuya có phải vất vả mưu sinh, nhưng đường về nhà luôn là đường hoa rực rỡ, vì đó là nơi có tình yêu thương luôn tràn ngập. Họ không còn thiết gì đến những vinh hoa phú quý khác trên đời nữa, vì chiếm ngự được trái tim người đã là một kho báu quý giá nhất không gì sánh được.

CĂN NHÀ NGOẠI Ô

Nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác ca khúc Căn Nhà Ngoại Ô năm 1966, lúc ông đã 40 tuổi và yên bề gia thất. Bài Căn Nhà Ngoại Ô cũng giống như nhiều bài hát khác của Anh Bằng, không phải là câu chuyện có thật của đời ông. Đó có thể chỉ là câu chuyện mà tác giả tưởng tượng thành, nhưng lại là hoàn cảnh có thực của cả một thế hệ tuổi trẻ năm xưa: Gặp nhau, yêu nhau, rồi lại xa nhau vì hoàn cảnh đất nước.
 

Khác với các câu chuyện thường thấy về một người con gái hậu phương thương nhớ chờ chồng (hoặc người yêu) nơi tiền phương, chuyện tình trong Căn Nhà Ngoại Ô là câu chuyện của hai người cùng là quân nhân.
Ngoại ô là vùng ở ngoài rìa thành phố, nơi yên tĩnh không ồn ào náo nhiệt như trong nội ô. “Một căn nhà xinh có hoa thơm trái hiền” gợi nên một căn nhà lý tưởng có cây cối hoa trái hiền hòa ở nơi không xa quá đô thành, là mơ ước của những ai không thích cuộc sống xô bồ tấp nập nơi chốn phồn hoa. Lời đầu của bản nhạc kể về một nơi chốn bình yên như vậy, và chuyện tình học trò với chàng trai và cô bạn lối xóm cũng êm đềm thơ mộng không kém.

Van ban NOI LONG NGUOI DI - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban NOI LONG NGUOI DI 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Chi hai dua minh thoi nhe - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Chi hai dua minh thoi nhe 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Can Nha Ngoai O - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Can Nha Ngoai O 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

HOA HỌC TRÒ

Ngày ấy tuổi học trò sân trường đầy phượng đỏ… 
Câu thơ này của thi sĩ Nhất Tuấn và màu phượng thắm sân trường luôn gợi lại trong mỗi chúng ta nỗi tiếc nhớ xa xôi về những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.
Màu hoa phượng trong thơ Nhất Tuấn còn gọi là màu “hoa học trò”, màu hoa thắm tươi và đẹp như mối tình đầu vụng dại của những cô cậu học trò. Tình đầu là những xao xuyến, những rung động của trái tim vừa chớm biết yêu. Tình đầu là mộng ước, là giấc mơ tươi đẹp nhất của một thời tuổi trẻ.


Rồi mùa hoa học trò đến, lúc “phượng nở huy hoàng” cũng là lúc mà cánh cổng trường khép lại, bạn bè chia ly mỗi người mỗi hướng. Học trò ngày nay thì mùa hè chia tay 3 tháng thì rồi cũng sẽ gặp lại nhau (ngoại trừ năm cuối cấp), nhưng ở thời điểm khói binh ly loạn năm xưa, ở bất cứ khối lớp nào thì mùa hè cũng đều là mùa ly biệt, chia tay rồi không thể biết sang năm có còn chung trường lớp nữa hay không… Sau nhiều năm lưu lạc, hôm nay cậu học trò năm xưa nhìn thấy cánh phượng hồng thì bao nhiêu kỷ niệm của một thủa dấu yêu lại tràn về.

Van ban Hoa Hoc Tro - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Hoa Hoc Tro 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

NGƯỜI NGOÀI PHỐ

Khi duyên tình lỡ làng, một mình quay lại nơi đã từng ghi dấu kỷ niệm một thời yêu dấu, một mình đi ngoài phố với nỗi buồn hiu quạnh dẫu phố vẫn đông người qua lại. Chiều nắng đà tắt bên song như chuyện tình ngày xưa lịm tắt. Người đi đi ngoài phố, nghe ghế đá lặng câm chiều công viên lá đổ. Không còn những lần hẹn hò để “Ngóng em kiên khổ từng giờ”. Không còn những chiều sánh bước bên nhau xao xuyến lá vàng bay. Bóng dáng ngày xưa mịt mù bụi đỏ thời gian, chuyện ngày xưa tưởng như giấc mơ qua khi mộng ước chung đôi trở thành mây khói. Hai từ “ngày xưa” được lặp lại nhiều lần và chùng thấp xuống dần, chùng xuống nỗi niềm buồn thương luyến nhớ, và “ngày xưa đã hết rồi” nghe như lời thở dài tiếc nuối xót xa.
 

Tình yêu trong trái tim đau còn đậm đà tha thiết lắm, tâm tình của người đi trên phố sâu nặng lắm mới “nghe nước mắt vây quanh” khi chia tay nhau. Lời nhạc như lời trần tình của kẻ tình si, khóc duyên số kiếp lỡ làng, mang hoài vết thương lòng “sẽ đau thương suốt cả đời”. Dù đau thương khi duyên tình đổ vỡ, suốt bài hát không có một từ nào giận hờn oán trách người yêu, mà cho là vì xưa nay những mối tình đầu thường dang dở. Như để tự an ủi về duyên phận lỡ làng bằng lời lẽ êm đềm với người yêu: “Mấy khi tình đầu, kết trọn mộng đâu em”. Người nghe nhạc cảm nhận được lòng yêu thương của “người đi ngoài phố” vẫn còn ngọt ngào tha thiết.

HAI VÌ SAO LẠC

- Hai Vì Sao Lạc là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Việt Thu được viết trong khoảng thời gian 1964-1968. Bài hát mang một giai điệu rất mượt mà, tha thiết và tràn đầy cảm xúc với ca từ dạt dào thi ngữ, toát ra từ tâm hồn phong phú và đa cảm của một nhạc sĩ tài hoa nhưng vắn số. Trước năm 1975, Hai Vì Sao Lạc được ca sĩ Hoàng Oanh và Thanh Lan trình bày. Sau năm 1975, bài hát rất được yêu thích qua tiếng hát Tuấn Vũ.

Van ban Nguoi Ngoai Pho 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Nguoi Ngoai Pho 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Hai vi sao lac - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Hai vi sao lac - Thay Doan Nhuoc Quy (2).jpg

8 ĐIỆP KHÚC

- Năm 1964, nhạc sĩ Anh Việt Thu đã chuyển đến Tây Ninh dạy nhạc tại trường Nam Trung học Tây Ninh. Khi đến đây nhạc sĩ đã sáng tác và nổi tiếng với ca khúc “Tám Điệp khúc” Nhạc sĩ Anh Việt Thu tuy sống, dạy học và sáng tác ở Tây Ninh với quãng thời gian không dài, nhưng để lại trong lòng người yêu nhạc Tây Ninh những ca khúc không thể nào quên, nhất là ca khúc “Tám Điệp khúc”. Bài hát này nghe buồn man mác theo điệu ngũ cung mà trước năm 1975 ca sĩ Nhật Trường, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền trình bày rất thành công. Mặc dù sáng tác năm 1964, nhưng tác giả đã tiên đoán được đoạn đường của cuộc chiến bằng câu hát: hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về…

Van ban 8 Diep Khuc 1- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban 8 Diep Khuc 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

CON ĐƯỜNG XƯA EM ĐI

- Ca khúc Con Đường Xưa Em Đi của nhạc sĩ Châu Kỳ và Hồ Đình Phương là một trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất suốt 60 năm qua. Bài hát đại chúng này phổ biến đến nổi có nhiều biến thể được dân gian chế lời, và như thông lệ, bài hát nào càng được chế lời nhiều nhất là chứng tỏ giai điệu bài hát đó càng nổi tiếng: Bài hát này được một thi sĩ nổi tiếng là Hồ Đình Phương viết lời, nên bài hát có ca từ rất đẹp và bay bổng không khác gì bài thơ.
- Con đường xưa em đi trong bài hát cũng là con đường đã in dấu bước chân xưa của đôi tình nhân, đã từng khắc ghi câu chuyện tình thật đẹp và ngọt ngào trong bao lần hẹn hò nhau. Nay vì người trai đã đi xa rồi nên nỗi buồn đã vàng võ lên cả mái tóc thề người con gái, dâng lên ngõ hồn tái tê…
- Nếu như ở đoạn đầu là tâm sự của người ở lại, thì ở đoạn sau đó là những suy tư của người trai ở nơi đầu tuyến. Lính trận miền xa đôi lúc băn khoăn không biết người ở quê cũ có còn trông vời một người xa cuối trời. Chàng luôn có một niềm mơ ước giản dị, nhưng cũng thật là “huy hoàng”, đó là mong một ngày mai người trai được rũ bỏ áo phong sương trở về, tìm lại con đường xưa và đôi uyên ương được dâng cho nhau hết cả những ân tình.

Van ban Con Duong Xua Em Di - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Con Duong Xua Em Di 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

ĐÓN XUÂN NÀY TÔI NHỚ XUÂN XƯA

- Nhạc sĩ Châu Kỳ qua đời vào một ngày đầu xuân năm 2008 ở tuổi 85. Trong cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc đầy thăng trầm của mình, ông đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm bất hủ khó có thể thống kê hết, trong số đó có 2 bài hát viết về Xuân vẫn được nhiều thế hệ khán giả tìm nghe, đó là Tôi Chưa Có Mùa Xuân, đặc biệt là Đón Xuân Này Tôi Nhớ Xuân Xưa, bài hát mà ngay từ cái tên đã gợi được nhiều niềm nhớ về kỷ niệm xa xưa đối với bất kỳ ai.
- Lời nhạc như là lời thơ! Và cả bài hát đẹp như bài thơ, đúng như vào mùa xuân xưa người nói rằng chuyện tình mình nên viết thành thơ! Bài thơ tình yêu từ mùa Xuân xưa cũng là bản tình ca trữ tình, rung lên đường tơ lòng tha thiết của một người đi xa, mỗi mùa Xuân qua lòng luôn mong ước được trở về tìm lại người Xuân cũ.

Van ban Don xuan nay toi nho xuan xua - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Don xuan nay toi nho xuan xua 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

GIỌT LỆ ĐÀI TRANG

- Đó là những lời hát quen thuộc của ca khúc mang tên Giọt Lệ Đài Trang của nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác vào khoảng cuối thập niên 1960. Có thể xem đây là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của dòng nhạc phổ thông, đại chúng.
- Hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này có nhiều giai thoại hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên theo chính lời nhạc sĩ Châu Kỳ kể trên Paris by Night 78 năm 2007 thì câu chuyện đó như sau: Lúc nhạc sĩ Châu Kỳ còn học phổ thông ở Huế, khoảng năm 1940, ông có biết một tiểu thư rất xinh đẹp con của ông quan Thượng Thư của triều đình, dòng dõi Tôn Thất, tên là Công Tằng Tôn Nữ Kim Anh. Khi đó Châu Kỳ chỉ vừa mới biết đàn mandoline tập tễnh, thậm chí không biết nốt nhạc. Một lần khi cô tiểu thư quyền quý đang ngồi đan áo trên ban công ở tư dinh lầu son gác tía, chàng học sinh đứng dưới đất, vừa nhìn lên người đẹp vừa đánh đàn tỏ tình. Người đẹp nhìn xuống và buông một câu phũ phàng: “Cái đồ xướng ca vô loài”, rồi quay vô nhà.
- Sau lần đó, nhạc sĩ Châu Kỳ không gặp lại cô tiểu thư lần nào nữa. Ông theo nghiệp hát rồi trở thành một ca sĩ nổi tiếng của tân nhạc thập niên 1950 cùng với người bạn đời là ca sĩ đồng hương Mộc Lan. Khi vào sinh sống ở Sài Gòn, họ chia tay nhau, rồi Châu Kỳ đi bước nữa với cô nữ sinh Sài Gòn tên Kha Thị Đàng và sống với nhau cho đến lúc qua đời năm 2009.

Van ban Giot le dai trang 1- Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Giot le dai trang 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG

- Bài hát nổi tiếng nhất về miền Trung của nhạc sĩ Duy Khánh là Thương Về Miền Trung, ra đời vào khoảng đầu thập niên 1960, thời điểm mà Duy Khánh bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên. Sau này, có nhiều ý kiến cho rằng ca khúc này thực ra của nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác. Tuy nhiên dựa trên những tài liệu xưa lưu giữ được, thì rất có thể chính Duy Khánh mới là tác giả. Tuy nhiên, dù ai là tác giả đi nữa thì Thương Về Miền Trung vẫn gắn liền với tên tuổi và giọng hát của một trong tứ trụ nhạc vàng: cố danh ca Duy Khánh.

Đã bao lâu rồi không về miền Trung thăm người em. Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường. Người ơi! Có về miền quê hương thùy dương, nước chảy còn vương bao niềm thương, cho nhắn đôi lời.

Van ban Thuong ve mien trung 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Thuong ve mien trung 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

BAO GIỜ EM QUÊN

- Bài hát này được nhạc sĩ Duy Khánh sáng tác vào khoảng năm 1963, viết theo ý của bài thơ cùng tên trong tập “Người Yêu Tôi Khóc” (1958) của thi sĩ Thế Viên. Theo nhà báo Trường Kỳ, cảm hứng để Duy Khánh sáng tác Bao Giờ Em Quên là khi người yêu của ông là Kiều Oanh, một thiếu nữ rất đẹp và duyên dáng bỏ đi lấy chồng.

Hương Giang thuyền không chỗ đậu Ngự Viên có bướm hoa vàng Hay là hài xưa in dấu? Đưa người đẹp ấy sang ngang.
- Bài hát là lời nhắn nhủ của tác giả đến với người xưa, dù đã sang ngang rồi nhưng hãy giữ mãi những kỷ niệm đẹp đã từng có. Bài hát có những hình ảnh đặc trưng xứ Huế là Hương Giang và Ngự Viên.

Van ban Bao gio em quen 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Bao gio em quen 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

AI RA XỨ HUẾ

- Có lẽ Ai Ra Xứ Huế là bài hát hay nhất về xứ Huế, nhắc đến nhiều địa danh ở Huế nhất, đó là những sông Hương núi Ngự, dốc Nam Giao, thôn Vỹ Dạ, cầu Trường Tiền, Bến Ngự và Vân Lâu. Về nguồn gốc của bài hát này, vào đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Phạm Duy hoàn thành công trình đồ sộ và rất tâm huyết của ông là trường ca Con Đường Cái Quan, và Duy Khánh là một trong những ca sĩ đầu tiên tham gia hát trường ca này ở trong ban Hoa Xuân của nhạc sĩ Phạm Duy, cùng với những danh ca thượng thặng khác như Thái Thanh, Thái Hằng, Kim Tước, Nhật Trường, Trần Ngọc (tức nhạc sĩ Tuấn Khanh) Phần 2 của phần trường ca này có đoạn khúc mang tên Ai Vô Xứ Huế Thì Vô. Cũng từ đó, nhạc sĩ Duy Khánh đã có cảm tác để viết thành một ca khúc có tựa đề gần giống

Van ban Ai ra xu Hue 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Ai ra xu Hue 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

SAO LÂU KHÔNG THẤY ANH VỀ

- Ngay sau thành công vang dội với ca khúc Thương Về Miền Trung, nhạc sĩ Duy Khánh viết tiếp ca khúc Thương Về Miền Trung 2, được đặt tên là Sao Không Thấy Anh Về. Bài hát kể về câu chuyện tình của hai người yêu nhau trong thời ly loạn, dù xa nhau vẫn luôn đợi chờ nhau và ước nguyện mai sau sẽ được “thắm lại tình xưa đậm đà”. Cả 2 bài hát Thương Về Miền Trung 1 và 2 đều nhắc đến hình ảnh đặc trưng của xứ Huế là sông Hương và núi Ngự:

Anh nói rằng: “Anh sẽ về thăm quê miền Trung, Dù năm tháng dài đường xa lạnh lùng.” Dòng sông Hương còn trôi, vừng trăng xưa còn soi, Sao không thấy anh về thăm anh ơi!

Van ban Sao lau ko thay anh ve 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Sao lau ko thay anh ve 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

SẦU CỐ ĐÔ

- Sau khi sáng tác xong Bao Giờ Em Quên, chỉ khoảng một năm sau, nhạc sĩ Duy Khánh sáng tác thêm ca khúc Sầu Cố Đô, còn có tên khác là Không Bao Giờ Em Quên. Cách đặt tên này của ông là hàm ý nói rằng Sầu Cố Đô là phần nối tiếp của bài Bao Giờ Em Quên.

Chân thành xin gửi người anh nơi chốn xa Đôi lời ấp ủ ngày qua Người em gái nhỏ quê nhà Mắt sầu vương ngấn lệ hồn hoa Dù bao tháng đợi năm chờ Lời thề xưa còn chưa xóa mờ.
Nếu như bài Bao Giờ Em Quên là lời của người trai gửi đến “người đẹp sang ngang”, thì ở phần tiếp theo, bài Sầu Cố Đô là lời hồi đáp của cô gái đó vẫn ở chốn quê nhà, mắt vẫn đang ngấn lệ, mà một điều thật lạ, đó là cô vẫn chưa lấy chồng, vẫn “tháng đợi năm chờ” người trai đã đi biền biệt chốn xa. Bài hát này xuất hiện hầu hết những tên gọi nổi tiếng nhất của cố đô là cầu Gia Hội, chùa Thiên Mụ, thôn Vỹ Dạ, Nam Giao, Bến Ngự và Hoàng Thành.

Van ban Sau Co Do 1 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Sau Co Do 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg

ĐA TẠ

- Bài hát Đa Tạ là một bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Anh Việt Thu được sáng tác đầu năm 1966. Bài hát mang âm điệu ngũ cung giống bài hát Tám Điệp Khúc, có giai điệu và ca từ tha thiết, được Duy Khánh, Hoàng Oanh và Nhật Trường trình bày trước năm 1975.

Van ban Da Ta - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
Van ban Da Ta 2 - Thay Doan Nhuoc Quy.jpg
THƯ VIỆN VĂN BẢN NHẠC XƯA (2).png

CẬP NHẬT MỖI TUẦN

Các văn bản nhạc xưa sẽ luôn được cập nhật liên tục tại đây.

bottom of page